Categories: Tổng hợp

Khí oxi là đơn chất hay hợp chất

Published by

1. Những điều cần biết về đơn chất

1.1 Đơn chất là gì?

Khí hiđro, lưu huỳnh,…, các kim loại natri, nhôm,… đều được tạo nên từ các nguyên tố hóa học tương ứng là H, S,… Na, Al,… chúng được gọi là đơn chất. Thường tên của đơn chất trùng với tên của nguyên tố, trừ một số rất ít trường hợp. Một số nguyên tố có thể tạo nên 2, 3… dạng đơn chất, thí dụ từ nguyên tố cacbon tạo nên than (than chì, than muội, than gỗ…) và cả kim cương.

Ngoài ra, các kim loại như nhôm, đồng, sắt… đều có ánh kim, dẫn được điện và nhiệt. Đó là những tính chất vật lí chung của các đơn chất kim loại.

Còn những đơn chất khác như khí hiđro, lưu huỳnh, than… không có tính chất như thế (trừ than chì dẫn được điện…). Chúng được gọi là đơn chất phi kim.

Tóm lại, đơn chất là những chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học.

1.2 Đặc điểm cấu tạo

Đặc điểm cấu tạo của đơn chất có sự khác nhau giữa các loại, vì thế chúng ta sẽ đi chi tiết từng loại để biết cấu tạo của nó như thế nào.

  • Đơn chất kim loại: có đặc điểm các nguyên tử sắp xếp vô cùng khít nhau, không có kẽ hở và theo một trật tự nhất định.
  • Đơn chất phi kim: các đơn chất của phi kim liên kết với nhau theo một trật tự nhất định và thường là 2. Ví dụ khí oxi, nó có cấu tạo từ 2 nguyên tử O kết hợp với nhau, hay khí hiđro cũng vậy.

1.3 Ví dụ về đơn chất

Một số ví dụ về đơn chất:

  • Khí oxi tạo nên từ nguyên tố O
  • Kim loại Natri tạo nên từ nguyên tố Na
  • Kim loại nhôm tạo nên từ nguyên tố Al

→ Khí oxi, kim loại Na, Al được gọi là đơn chất.

2. Những điều cần biết về Hợp chất

2.1. Hợp chất là gì?

Nước được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học là H và O, muối ăn (natri clorua) từ hai nguyên tố là Na và Cl, axit sunfuric từ ba nguyên tố H, S và O,…, người ta gọi những chất tạo nên từ hai nguyên tố trở lên là hợp chất.

Trong hợp chất, chúng ta tiếp tục phân chia thành 2 loại đó là hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ.

  • Hợp chất vô cơ là những hợp chất hóa học không có mặt nguyên tử cacbon, ngoại trừ khí CO, khí CO2, axit H2CO3 và các muối cacbonat, hiđrocacbonat và các carbide kim loại. Chúng thường được xem là kết quả của sự tổng hợp từ quá trình địa chất.
  • Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, muối cacbonat, xianua, cacbua,… không phải là hợp chất hữu cơ). Những chất như khí metan (tạo bởi hai nguyên tố là C và H), đường (tạo bởi ba nguyên tố là C, H và O)… là hợp chất hữu cơ.

Tóm lại, hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở nên.

2.2. Đặc điểm cấu tạo

Trong một hợp chất các nguyên tử liên kết với nhau theo một trật tự nhất định và theo một tỷ lệ cố định. Điều này chúng ta có thể hiểu là trong một phân tử thì số nguyên tử là cố định, không thể thay đổi được . Ví dụ như phân tử nước (H2O) được tạo nên bởi 2 nguyên tố là hiđro và 1 nguyên tố oxi. Số lượng nguyên tử ở oxi và hiđro không thể thay đổi và nếu như có sự thay đổi như tăng thêm số lượng oxi thì khi đó chúng ta đang hiểu nó là chất khác mà sẽ không còn phải là nước nữa.

Về trật tự liên kết trong phân tử nước có góc liên kết là 104,45o và góc liên kết này sẽ không thay đổi nhiều tạo nên đặc điểm cấu tạo của nước mà chúng ta có thể so sánh với những chất khác.

2.3. Ví dụ về hợp chất

Một số ví dụ về hợp chất như:

  • Nước (H2O) gồm 2 nguyên tố là H và O.
  • Muối ăn: NaCl gồm 2 nguyên tố là Na và Cl.
  • Axit sunfuric: H2SO4 gồm 3 nguyên tố là H, S và O

Hợp chất vô cơ: H2O, KOH, NaCl, HNO3, …

Hợp chất hữu cơ: CH4 (mêtan), C2H4 (êtilen), …

3. Phân tử

3.1 Phân tử là gì?

Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất đó.

Chúng ta đã tìm hiểu thì khí hiđro và khí oxi hợp thành đều gồm 2 nguyên tử cùng loại liên kết với nhau, nước có các hạt hợp thành, gồm 2 nguyên tử hiđro và 1 nguyên tử oxi, muối ăn hợp thành bởi Natri và Clo theo tỷ lệ 1 : 1 thì các hạt hợp thành của một chất thường đồng nhất như nhau về thành phần và hình dạng. Tính chất hóa học của chất đó sẽ bao gồm tính chất của từng hạt. Mỗi hạt thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất là đại diện cho chất về hóa học và chúng được gọi là phân tử.

Với đơn chất kim loại, thí dụ kim loại đồng, thì nguyên tử chính là hạt hợp thành và có vai trò như phân tử.

3.2 Phân tử khối

Cũng như nguyên tử khối, phân tử khối là khối lượng của một phân tử tính bằng đơn vị cacbon.

Phân tử khối của một chất bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử đó. Thí dụ, phân tử khối của khí oxi bằng: 2.16 = 32 đvC, của nước bằng: 2 x 1 + 16 = 18 đvC, và của muối ăn bằng: 23 + 35,5 = 58,5 đvC.

4. Trạng thái của chất

Thực tế, mỗi mẫu chất là một tập hợp vô cùng lớn những nguyên tử (như đơn chất kim loại) hay những phân tử (như các hợp chất).

Tùy điều kiện về nhiệt độ và áp suất, thường một chất có thể tồn tại ở ba trạng thái (hay thể): rắn, lỏng và khí (hay hơi). Thí dụ: nước đá, nước lỏng và hơi nước.

Khi chất ở trạng thái rắn các hạt (nguyên tử hay phân tử) sắp xếp khít nhau và dao động tại chỗ, ở trạng thái lỏng các hạt ở gần sát nhau và chuyển động trượt lên nhau, còn ở trạng thái khí (hay hơi) các hạt rất xa nhau và chuyển động nhanh hơn, về nhiều phía (hỗn độn).

5. Một số bài tập liên quan

Ví dụ 1:

a) Kim loại đồng, sắt được tạo nên từ nguyên tố nào? Nêu sự sắp xếp nguyên tử trong đơn chất kim loại.

b) Khí nitơ, khí clo được tạo nên từ nguyên tố nào?

Biết rằng hai khí này là đơn chất phi kim giống như khí hiđro và khí oxi. Hãy cho biết các nguyên tử liên kết với nhau như thế nào.

Ví dụ 2: Trong số các chất cho dưới đây, hãy chỉ ra và giải thích chất nào là đơn chất, là hợp chất:

a) Khí amoniac tạo nên từ N và H;

b) Photpho đỏ tạo nên từ P;

c) Axit clohiđric tạo nên từ H và Cl;

d) Canxi cacbonat tạo nên từ Ca, C và O;

e) Glucozo tạo nên từ C, H và O;

f) Kim loại magie tạo nên từ Mg.

Ví dụ 3:

a) Phân tử là gì?

b) Phân tử của hợp chất gồm những nguyên tử như thế nào, có gì khác so với phân tử của đơn chất? Lấy thí dụ minh họa.

Ví dụ 4: Tính phân tử khối của:

a) Khí metan, biết phân tử gồm 1 C và 4 H;

b) Axit nitric, biết phân tử gồm 1 H, 1 N và 3 O;

c) Thuốc tím (kali pemanganat), biết phân tử gồm 1 K, 1 Mn và 4 O.

Ví dụ 5: Hãy so sánh phân tử khí oxi nặng hay nhẹ hơn, bằng bao nhiêu lần so với phân tử nước, phân tử muối ăn và phân tử khí metan.

Ví dụ 6: Dựa vào sự phân bố phân tử khi chất ở trạng thái khác nhau hãy giải thích vì sao:

a) Nước lỏng tự chảy loang ra trên khay đựng;

b) Một mililít nước lỏng khi chuyển sang thể hơi lại chiếm một thể tích khoảng 1300 ml (ở nhiệt độ thường).

This post was last modified on 05/03/2024 12:32

Published by

Bài đăng mới nhất

Thần TÀI ban LỘC chớp nhoáng: 4 con giáp GIÀU nhanh cuối năm 2024, sang 2025 tiếp tục bùng NỔ

Thần Tài ban LỘC trong nháy mắt: 4 con giáp GIÀU nhanh chóng cuối năm…

3 giờ ago

Top 4 con giáp thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty riêng

Top 4 cung hoàng đạo thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty…

4 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công rực rỡ?

Số phận người sinh năm Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công không?

9 giờ ago

Thần tài mở kho lương: 4 tuần tới mọi mong muốn thành hiện thực, 4 con giáp thăng hạng GIÀU bất thình lình

Thần Tài mở kho: 4 tuần tới mọi điều ước sẽ thành hiện thực, 4…

9 giờ ago

Tử vi hôm nay: 4 con giáp dễ đạt thành công ngày 19/11/2024, thành tích dồi dào

Tử vi hôm nay: 4 con giáp có khả năng đạt được thành công vào…

10 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 19/11/2024: Xin số ông ĐỊA, tha hồ ăn lộc

Con số may mắn hôm nay 19/11/2024: Xin số ông DIAH, tận hưởng vận may

24 giờ ago