Khoai lang là thực phẩm quý nếu xét về giá trị dinh dưỡng, luôn có mặt trong các chế độ ăn lành mạnh cho người cần ăn kiêng giảm cân.
Do nhu cầu sử dụng thường xuyên, nhiều người mua khoai với lượng khá lớn, trong khi điều kiện thời tiết ẩm ướt cùng việc bảo quản không đúng cách khiến khoai rất dễ mọc mầm. Khoai lang mọc mầm để lâu có ăn được không, nếu ăn vào có hại sức khỏe không… là băn khoăn của nhiều người.
Bạn đang xem: Khoai lang mọc mầm để lâu có nên ăn?
Theo chia sẻ của chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan trên VnExpress, trong các loại rau củ, chỉ có khoai tây mọc mầm là độc. Khoai tây mọc mầm sinh ra solanine, một chất rất độc có thể ăn mòn dạ dày, gây tán huyết và làm tê liệt trung khu thần kinh. Các cách chế biến bình thường không thể phá hủy được chất độc này; việc cắt bỏ những chỗ xanh xung quanh mầm khoai tây cũng không chắc loại hết độc tố.
Theo chuyên gia Mộc Lan, khoai lang mọc mầm không độc trừ khi nhiễm nấm mốc. Khoai lang bị nấm mốc sẽ sinh ra chất ipomeamarone – một độc tố khiến khoai có vị đắng. Do đó khi khoai lang có dấu hiệu hư hỏng thì nên vứt bỏ.
Xem thêm : Vai trò của không khí đối với tự nhiên và sự sống con người
Về mặt giá trị dinh dưỡng, khoai lang mọc mầm không còn nhiều vitamin và khoáng chất như trước, mùi vị cũng thay đổi, không còn ngon nữa.
Bản thân củ khoai lang mọc mầm không độc nhưng khi để lâu, nhất là trong môi trường ẩm, phần lớn các củ này đều nhiễm nấm mốc, làm xuất hiện những đốm đen hoặc nâu. Củ khoai lúc này trở thành nơi tích tụ độc tố ipomeamarone dẫn đến nhiều hiểm họa khôn lường cho sức khỏe. Lúc này khoai có mùi khó chịu, vị đắng.
Tóm lại, bạn có đầy đủ lý do để vứt bỏ khoai lang mọc mầm: Không còn thơm ngon, giá trị dinh dưỡng thấp, nguy cơ nhiễm độc tố cao. Nếu vẫn muốn tận dụng, bạn chỉ lên dùng những củ mới mọc mầm, không xuất hiện đốm đen hoặc nâu.
Xem thêm : Tra cứu biển số xe Quảng Ninh mới nhất hiện nay
Để bảo quản khoai lang được lâu, trước hết bạn cần chú ý chọn được những củ còn tươi, cứng, không bị thâm, dập, nứt thân. Nên chọn khoai có kích thước vừa phải, tránh những củ các đốm nâu hoặc bị sâu.
Sau khi mua về, nên bảo quản khoai lang ở nơi thoáng mát, khô ráo. Không được dùng túi nylon để bọc kín khoai lang vì sẽ khiến khoai bị ẩm, dễ mọc mầm.
Không nên bảo quản khoai lang trong tủ lạnh vì nhiệt độ kín trong tủ lạnh làm khoai lang dễ bị biến chất. Vỏ khoai bị khô lại, nhăn nheo, ảnh hưởng đến kết cấu và mùi vị, khiến khoai không còn ngon.
Khoai lang nếu được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng khí, nhiệt độ khoảng 21 độ C thì có thể để được khoảng 1 đến 2 tuần. Sau đó, nó sẽ bắt đầu quá trình mọc mầm thuận theo tự nhiên.
Nếu bảo quản ở nhiệt độ cao hơn, khoai lang sẽ dễ mọc mầm hơn; còn ở nhiệt độ từ 12 – 14 độ C thì khoai lang sẽ không mọc mầm.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 03/02/2024 15:28
Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…
Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…
Thần Tài ban LỘC trong nháy mắt: 4 con giáp GIÀU nhanh chóng cuối năm…
Top 4 cung hoàng đạo thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty…
Số phận người sinh năm Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công không?
Thần Tài mở kho: 4 tuần tới mọi điều ước sẽ thành hiện thực, 4…