Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định như sau:
“ 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nguời khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;
Xem thêm : Tác dụng phụ có thể gặp của thuốc chống nôn trẻ em
Ảnh minh họa
Qua nghiên cứu tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, thấy rằng Bộ luật Hình sự sửa đổi lần này, các nhà làm luật đã chia điều luật thành bảy khoản, tăng ba khoản so với Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999. Ngoài việc chia các Khoản 2 và Khoản 3 thành bốn khoản khác nhau thì điều khác biệt cơ bản trong Bộ luật Hình sự sửa đổi lần này đã đặt ra trách nhiệm hình sự trong trường hợp chuẩn bị phạm tội tại Khoản 7 Điều 134. Đây là một nội dung mới, nhằm mục đích đấu tranh phòng chống có hiệu quả đối với tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác. Tuy nhiên việc bổ sung thêm Khoản 7 Điều 134 cũng đã làm nảy sinh những vấn đề khó khăn, mâu thuẫn trong thực tiễn áp dụng pháp luật khi Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực.
Tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác là hành vi của một người cố ý gây ra cho người khác bị thương tích hoặc tổn hại đến sức khoẻ. Thực tiễn áp dụng pháp luật, hậu quả tổn thương về sức khoẻ (được thể hiện trong kết luận giám định của cơ quan chuyên môn) là căn cứ để xác định trách nhiệm hình sự và xác định khung hình phạt đối với người phạm tội. Nạn nhân phải bị thương tích hoặc bị tổn hại đến sức khoẻ ở mức đáng kể thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự còn nếu thương tích hoặc tổn hại về sức khoẻ không đáng kể hoặc không gây ra tổn hại về sức khoẻ thì chưa phải là tội phạm và không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Xem thêm : Nữ hoàng đế duy nhất của Việt Nam
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 thì người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định từ Điểm a đến o thì người đó mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự; còn nếu một đối tượng cố ý gây thương tích cho người khác làm giảm dưới 10% sức khoẻ nhưng không thuộc quy định tại các điểm từ a đến o khoản 1 Điều này thì hành vi của người đó không cấu thành tội phạm, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Quay trở lại với vấn đề chuẩn bị phạm tội cố ý gây thương tích quy định tại Khoản 7 Điều 134 Bộ luật hình sự. Chuẩn bị phạm tội cố ý gây thương tích được hiểu là tìm kiếm, sửa soạn các công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để nhằm gây thương tích cho người khác chứ chưa gây ra hậu quả trên thực tế. Như vậy nếu như chúng ta so sánh với trường hợp chuẩn bị phạm tội quy định tại Khoản 7 với các trường hợp không cấu thành tội phạm ở Khoản 1 Điều 134 thì thấy rằng các trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều 134 rõ ràng nguy hiểm hơn trường hợp chuẩn bị phạm tội nhưng lại không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Vì vậy, để các quy định của pháp luật có tính khả thi trong thực tiễn, kết cấu của điều luật được chặt chẽ, không mâu thuẫn với các quy định khác, quan điểm cá nhân tác giả bài viết cho rằng không nên truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội cố ý gây thương tích, nên bỏ khoản 7 của Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015.
Vũ Văn Quang, VKS An Dươn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 27/01/2024 08:11
Tử vi tháng 12/2024 Bính Thìn: Xui nhiều hơn may, dễ bị thất thu
SINH CON NĂM 2025: Hướng dẫn đón bé sinh năm Tỵ khỏe mạnh, hạnh phúc
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…
Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…