Kết hôn là việc xác lập quan hệ vợ, chồng giữa nam và nữ làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của pháp luật.
Nam, nữ kết hôn cần phải đáp ứng những điều kiện kết hôn và không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật.
Bạn đang xem: Những trường hợp cấm kết hôn và phương thức xử lý
Vậy những trường hợp cấm kết hôn là những trường hợp nào?
Để giúp bạn có những thông tin đầy đủ về vấn đề này, Luật Quang Huy chúng tôi xin tư vấn về những trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nam, nữ thực hiện việc kết hôn cần đảm bảo đáp ứng tất cả các điều kiện kết hôn quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Trong đó, Luật Hôn nhân và gia đình có điều kiện về không thuộc những trường hợp cấm kết hôn.
Theo điểm d khoản 1 Điều 8 về Điều kiện kết hôn quy định:
Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
Các trường hợp cấm kết hôn tại điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 bao gồm:
Kết hôn giả tạo được hiểu là việc nam, nữ kết hôn trên cơ sở một thỏa thuận hoặc một hợp đồng nào đó nhằm mục đích khác lớn hơn là lý do xây dựng gia đình.
Chẳng hạn như: việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.
Trên nguyên tắc, kết hôn giả tạo vẫn sẽ đảm bảo nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng.
Tuy nhiên, mục đích của kết hôn là xây dựng gia đình không đảm bảo.
Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Cụ thể, nam chưa đủ 20 tuổi và nữ chưa đủ 18 tuổi khi xác định tuổi theo ngày, tháng, năm sinh.
Xem thêm : Cách chỉnh thanh taskbar nằm dọc, ngang trên windows 7/8/10
Việc quy định độ tuổi kết hôn nhằm đảm bảo họ có khả năng thực hiện nghĩa vụ là xây dựng gia đình và phát triển xã hội hay không.
Cưỡng ép kết hôn là việc một người dùng hành vi đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ.
Lừa dối kết hôn là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn.
Cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.
Ta có thể thấy, cấm các hành vi cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn đều nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của công dân, thể hiện ý chí tự nguyện của nam, nữ khi đăng ký kết hôn.
Theo Thông tư liên tịch số 01/2016 /TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình quy định người đang có vợ có chồng là người thuộc một trong các trường hợp:
Như vậy, pháp luật hiện nay cấm kết hôn với các chủ thể là người đã có vợ, có chồng theo quy định của pháp luật mà chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ, chồng của họ chết hoặc vợ, chồng của họ không bị Tòa án tuyên bố là đã chết.
Những người có quan hệ thân thích bị cấm kết hôn với nhau bao gồm:
Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó người này sinh ra người kế tiếp nhau.
Những người cùng dòng máu về trực hệ thì không được kết hôn với nhau.
Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm:
Như vậy, cấm kết hôn giữa những người trong phạm vi ba đời được hiểu là:
Ngoài ra, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 còn cấm kết hôn giữa:
Đây là quy định hoàn toàn phù hợp với đạo đức, văn hóa của người Việt Nam, bảo vệ những nét đẹp mang giá trị văn hóa, truyền thống đối với đời sống hôn nhân và gia đình, đồng thời góp phần ổn định các quan hệ hôn nhân và gia đình.
Như vậy, các trường hợp cấm kết hôn được quy định cụ thể tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, việc cấm kết hôn nhằm mục đích đó là bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình.
Xem thêm : Những con giáp gặp hạn Tam tai năm 2023, cách hóa giải
Các hành vi vi phạm trường hợp cấm kết hôn sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật đối với từng hành vi cụ thể.
Việc kết hôn thuộc trường hợp cấm kết hôn rõ ràng vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Do đó, khi có yêu cầu, Tòa án sẽ xem xét việc hủy kết hôn trái pháp luật.
Bên cạnh đó, việc kết hôn thuộc trường hợp bị cấm có thể được xử lý theo một trong hai phương thức là: xử lý vi phạm hành chính và xử lý hình sự.
Theo khoản 4 Điều 28 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đới với hành vi kết hôn giả tạo.
Theo Điều 55 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ.
Theo Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các hành vi:
Tùy vào hành vi và mức độ vi phạm mà mỗi hành vi sẽ có mức xử phạt khác nhau.
Cụ thể Chương XVII Bộ Luật Hình sự năm 2015 quy định về Các tội phạm chế độ hôn nhân và gia đình quy định mức xử phạt đối với mỗi hành vi như sau:
Hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ đã bị xử lý vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Hành vi tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
Hành vi kết hôn giữa người đang có vợ, có chồng hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đang có vợ, có chồng làm cho:
Hành vi kết hôn giữa những người mà biết rõ cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Trên đây là toàn bộ các quy định của pháp luật về các trường hợp cấm kết hôn.
Nếu có gì còn thắc mắc, vui lòng liên hệ TỔNG ĐÀI 19006588 gặp Luật sư tư vấn luật trực tuyến của Luật Quang Huy.
Trân trọng./.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 26/01/2024 00:51
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…
Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…