1. Vợ có được hưởng bảo hiểm xã hội khi chồng qua đời không?
Theo quy định hiện hành, nếu chồng chết, người vợ sẽ có cơ hội được hưởng bảo hiểm xã hội với các quyền lợi của chế độ tử tuất.
Theo mục 5 Chương III và mục 2 Chương IV Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, khi người lao động tham gia BHXH qua đời, thân nhân của người đó sẽ được giải quyết hưởng chế độ tử tuất.
Bạn đang xem: Chồng chết, vợ có được hưởng bảo hiểm xã hội không?
Trong đó, khoản 6 Điều 3 Luật BHXH năm 2014 giải thích về thân nhân của người lao động bao gồm:
– Con đẻ, con nuôi.
– Vợ hoặc chồng.
– Cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi; cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng.
– Thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Như vậy, khi chồng chết, vợ sẽ được cơ quan BHXH thanh toán chế độ tử tuất.
Lưu ý, chế độ tử tuất đều được áp dụng với thân nhân của người lao động tham gia BHXH, không phân biệt loại hình bảo hiểm mà người đó tham gia là bắt buộc hay tự nguyện.
Do đó, chồng tham gia BHXH bắt buộc hay BHXH tự nguyện thì vợ cũng đều được hưởng chế độ tử tuất khi chồng mất. Tuy nhiên, với mỗi loại hình bảo hiểm, quyền lợi về chế độ tử tuất dành cho người vợ sẽ là khác nhau.
2. Chồng chết, vợ được bảo hiểm thanh toán quyền lợi gì?
Trường hợp chồng chết, vợ được thanh toán chế độ tử tuất với các quyền lợi sau đây:
2.1. Trợ cấp mai táng
Căn cứ Điều 66 và Điều 80 Luật BHXH năm 2014, trợ cấp tuất được chi trả một lần cho người vợ để lo mai táng cho chồng với mức chi trả như sau:
Trợ cấp mai táng = 10 x Mức lương cơ sở tại tháng người chồng chết
Lưu ý, người chồng phải thuộc một trong các trường hợp sau đây thì vợ mới được hưởng trợ cấp mai táng:
Tham gia BHXH bắt buộc
Tham gia BHXH tự nguyện
Điều kiện
– Người lao động chết khi đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên.
– Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Xem thêm : Đăng ký tạm trú muộn có bị phạt không?
– Chết khi đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
– Người lao động chết khi đã có thời gian đóng BHXH từ đủ 60 tháng trở lên.
– Chết khi đang hưởng lương hưu.
2.2. Trợ cấp tuất
Người chồng tham gia BHXH chết, vợ sẽ được thanh toán trợ cấp tuất 1 lần hoặc trợ cấp tuất hằng tháng. Mức hưởng cụ thể như sau:
* Trợ cấp tuất hằng tháng:
– Không có người trực tiếp nuôi dưỡng:
Trợ cấp tuất hằng tháng = 70% x Mức lương cơ sở
– Trường hợp còn lại:
Trợ cấp tuất hằng tháng = 50% x Mức lương cơ sở
Lưu ý, để được thanh toán trợ cấp tuất hằng tháng, người chồng tham gia BHXH và người vợ hưởng chế độ phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 67 Luật BHXH:
Người chồng
Người vợ
Điều kiện
Tham gia BHXH bắt buộc và thuộc một trong các trường hợp sau:
– Đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng BHXH một lần.
– Đang hưởng lương hưu.
– Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm từ 61% trở lên.
Thuộc một trong các trường hợp:
– Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên.
– Vợ dưới 55 tuổi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
* Trợ cấp tuất 1 lần:
– Chồng đang hưởng lương hưu chết, trợ cấp tuất 1 lần cho vợ:
Mức trợ cấp tuất 1 lần
=
48 x Lương hưu
–
0,5 x (Số tháng đã hưởng lương hưu – 2) x Lương hưu
– Trường hợp còn lại:
Mức trợ cấp tuất 1 lần
=
(1,5 x Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH x Số năm đóng BHXH trước 2014)
+
(2 x Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH x Số năm đóng BHXH từ 2014)
Người vợ được thanh toán trợ cấp tuất 1 lần nếu thuộc một trường hợp sau:
– Có chồng tham gia BHXH tự nguyện chết.
– Người chồng tham gia BHXH bắt buộc chết không thuộc các trường hợp xét hưởng trợ cấp tuất hằng tháng cho vợ.
– Người vợ từ đủ 55 tuổi trở lên đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng nhưng có nguyện vọng nhận tuất 1 lần (không áp dụng với trường hợp vợ bị suy giảm từ 81%).
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Chồng chết vợ có được hưởng bảo hiểm xã hội không?” Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn cụ thể.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp