Căn cứ Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, trong suốt quá trình thai kì, lao động nữ sẽ được nghỉ khám thai 05 lần với thời gian từ 01 – 02 ngày/lần khám. Cụ thể:
– Trường hợp thông thường:
Bạn đang xem: Mỗi lần nghỉ khám thai hưởng BHXH bao nhiêu?
Lao động nữ được nghỉ khám thai 05 lần, mỗi lần nghỉ 01 ngày. Nếu nghỉ khám thai tối đa 05 lần, người lao động sẽ được nghỉ 05 ngày làm việc.
– Trường hợp ở xa cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường:
Lao động nữ được nghỉ khám thai 05 lần, mỗi lần nghỉ 02 ngày. Nếu nghỉ khám thai tối đa 05 lần, người lao động sẽ được nghỉ 10 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ khám thai được tính theo ngày làm việc, không bao gồm ngày nghỉ lễ, Tết và nghỉ hằng tuần.
Trường hợp đi khám thai vào ngày nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không lương cũng không được tính hưởng chế độ thai sản (theo khoản 7 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH).
Lưu ý: Lao động nữ muốn được hưởng chế độ khám thai phải đáp ứng điều kiện là đang tham gia BHXH bắt buộc.
Theo khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động nghỉ khám thai được thanh toán tiền khám thai với mức hưởng như sau:
Tiền khám thai/lần
=
100%
x
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ khám thai
:
24
x
Số ngày nghỉ/lần khám thai
Ví dụ: Một người có mức lương đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng là 07 triệu đồng/tháng thì khi nghỉ khám thai, người này sẽ nhận được số tiền như sau:
– Thai bình thường được nghỉ 01 ngày/lần khám:
Xem thêm : Hộ chiếu hết hạn có về nước được không ?
Tiền khám thai/lần = 100% x 07 triệu đồng : 24 x 01 ngày nghỉ = 291.667 đồng
Nếu nghỉ khám thai đủ 05 lần, người này nhận được tiền thai sản = 291.667 đồng x 5 lần = 1.458.335 đồng
– Ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường được nghỉ 02 ngày/lần khám:
Tiền khám thai/lần = 100% x 07 triệu đồng : 24 x 02 ngày nghỉ = 583.333 đồng.
Nếu nghỉ khám thai đủ 05 lần, người này nhận được tiền thai sản = 583.333 đồng x 5 lần = 2.916.667 đồng.
Chế độ khám thai và chế độ thai sản khi sinh con là các quyền lợi thuộc chế độ thai sản được dành cho lao động nữ. Căn cứ Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, hai chế độ này có điều kiện hưởng khác nhau và không cái nào ảnh hưởng đến cái nào. Cụ thể:
– Chế độ khám thai: Lao động nữ chỉ cần đảm bảo điều kiện là đang tham gia BHXH bắt buộc.
– Chế độ thai sản khi sinh con: Người lao động phải đáp ứng điều kiện về thời gian tham gia BHXH bắt buộc.
Theo đó, dù không đi khám thai đủ 05 lần để có 05 giấy khám thai, người lao động vẫn được giải quyết chế độ thai sản khi sinh con nếu đảm bảo thời gian đóng BHXH theo quy định.
Dẫu vậy, người lao động cũng nên tận dụng 05 lần khám thai bởi dù sao đây cũng là quyền lợi chính đáng mà mình được hưởng, đồng thời vừa có thể biết tình trạng thai nhi phát triển thế nào trong thời gian thai kì.
Trên đây là nội dung giải đáp cho câu hỏi: “Nghỉ khám thai hưởng BHXH bao nhiêu?” Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
Năm 2025: Thần Tài 3 tuổi triệu hồi, đón lộc phát tài Bùng Nổ, cơ…
Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…
Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…
Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…
Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…
Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…