Categories: Tổng hợp

VGM và những vấn đề cần lưu ý

Published by

Chủ hàng xuất khẩu phải chuẩn bị một bản VGM và gửi/submit file mềm VGM cho hãng tàu trước cut-off VGM. Đồng thời phải chuẩn bị và đưa file cứng (Có dấu mộc công ty) cho tài xế khi họ chở cont hàng ra cảng. Hai file này giống nhau về mặt nội dung và hình thức.

1. Cách khai báo một bản VGM (file cứng và file mềm như nhau)

  • Khối lượng sử dụng lớn nhất = Max gross weight (kg) = ghi trên cánh cửa container

  • Xác nhận khối lượng toàn bộ của container = Verified gross mass of a packed container (kg) = Khối lượng gross weight THỰC TẾ của hàng (Net weight của hàng + bao bì + pallets…) + Tare weight (vỏ) của container.

  • Khối lượng vỏ cont ghi trên cửa cont.

  • Để dễ nhớ: vỏ cont 20’ thường nặng tầm 2.2 tấn, vỏ cont 40’ thường nặng 4.4 tấn, tùy hãng tàu.

  • Đơn vị cân có thể là chủ hàng hoặc đơn vị kiểm định.

  • Phương pháp cân 1 là phương pháp cân thực tế tổng trọng lượng của cả cont

  • Phương pháp cân 2 là cộng gộp tất cả các phần trọng lượng nhỏ lại với nhau. Doanh nghiệp thường dùng cách 2.

2. Vậy VGM là gì?

Tháng 5/2014, Tổ chức Hàng Hải quốc tế (IMO), Ủy ban an toàn Hàng Hải (MSC) đã phê duyệt điều luật An Toàn Sinh Mạng Trên Biển (Safety of Life at Sea – SOLAS) trong đó yêu cầu chủ hàng phải khai báo và xác minh trọng lượng của container, đặc biệt là hàng nguy hiểm và hàng là chất rắn. Chủ hàng phải xác minh trọng lượng của container trước khi chất hàng lên tàu. Điều luật này bắt buộc sẽ được áp dụng từ 1/7/2016 cho tất cả các nước thành viên gồm có Việt Nam

Vậy VGM là gì? VGM là Khối lượng toàn bộ container được xác minh (Verified gross mass – VGM) là trọng lượng của một container đã chất hàng có thể được chứng minh. Trọng lượng này là tổng trọng lượng của toàn bộ hàng hoá, bao bì cộng khối lượng của pallet, các dụng cụ đóng gói, giữ an toàn cho hàng và trọng lượng của cont rỗng. Tóm lại, VGM là tổng trọng lượng sẽ được đưa lên tàu.

3. Có hai cách tính VGM theo quy chuẩn của luật SOLAS:

3.1. Cách 1: Cân trọng lượng thực tế toàn bộ container – Weighing of a packed/sealed container

Chủ hàng, hoặc bên thứ ba được uỷ quyền bởi chủ hàng, cân toàn bộ container sau khi đã chất hàng và kẹp chì.

3.2. Cách 2: Tính tổng theo cách cộng từng phần trọng lượng của container – Weighing of all packed cargos plus packing material and Tare Weight

Chủ hàng, hoặc bên thứ ba được uỷ quyền bởi chủ hàng, tính tổng trọng lượng của toàn bộ bao bì, hàng hoá (bao gồm cả khối lượng của pallet, đồ đạc, các dụng cụ đóng gói và đảm bảo an toàn) và trọng lượng của cont rỗng.

Các phương pháp được sử dụng để cân nội dung của container là phải được chứng nhận và phê duyệt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của nhà nước trong đó các container đã được đóng gói, niêm chì.

IMO không quy định một quy cách đo lường cụ thể nào. Tuy nhiên, bất kì loại cân, cầu cân, thiết bị nâng hoặc các thiết bị khác sử dụng để xác minh các khối lượng toàn bộ của một container phải đáp ứng các tiêu chuẩn chính xác được áp dụng và các yêu cầu của nhà nước hoặc quốc gia mà các thiết bị được sử dụng. Ở Việt Nam, chấp nhận cả hai phương pháp cân.

4. Các tài liệu khai báo VGM

Bao gồm chức năng EDIFACT, phải có chữ ký của người có thẩm quyền bởi người gửi hàng hoặc đại diện có thẩm quyền của các công ty giao nhận khi phát hành vận đơn hàng hóa riêng của mình. Chữ ký này có thể là một chữ ký điện tử hoặc có thể được thay thế bằng tên bằng chữ in hoa của người được ủy quyền ký. Trong trường hợp các NVOCC xuất hiện như người gửi hàng trên tàu biển B/L, NVOCC sẽ muốn xem xét các tiêu chuẩn “vận đơn back to back”.

Chủ hàng có trách nhiệm phải khai báo xác minh tổng khối lượng của container đồng thời đảm bảo VGM đã được gửi đến hãng tàu và đại diện thiết bị đầu cuối. Chủ hàng cung cấp thông tin VGM như một phần của chứng từ vận tải (Booking, Shipping Instruction hoặc Octlaraction) thông qua kênh điện tử hoặc kênh thông tin chủ hàng đang sử dụng để gửi đến hãng tàu.

5. Những thông tin cần cung cấp trong khai báo VGM

Thông tin bắt buộc khai báo VGM

  • Ocean Carrier Booking Number / Số Booking vận tải biển của hãng tàu

  • Container Number / Số container

  • Verified Weight / Trọng lượng xác minh

  • Unit of Measurement / Đơn đo lường

  • Responsible Party (Shipper named on the carrier’s bill of lading) / Bên chịu trách nhiệm (Tên chủ hàng trên MBL)

  • Authorized Person / Người được uỷ quyền

Có thể bổ sung thêm các thông tin khác nhưng không bắt buộc:

  • Weighing Date / Ngày cân

  • Shipper’s Internal Reference / Số kiểm soát nội bộ của chủ hàng

  • Weighing Method / Cách tính VGM

  • Ordering Party / Bên mua

  • Weighing Facility / Dụng cụ cân

  • Country of Method 2 / Nước (trong trường hợp dùng cách 2)

  • Documentation Holding Party / Bên giữ chứng từ

6. Vé cân có cần phải nộp kèm khai báo VGM?

Vé cân hay chứng từ tương tự không bị bắt buột khai báo kèm với khai báo VGM.

7. Khi nào cần khai báo VGM?

Quy định SOLAS không có hạn chót nộp khai báo cụ thể.

Tuy nhiên, chủ hàng nên nộp khai báo VGM trước khi tàu đến cảng bốc (Port of Loading) và đủ sớm để hãng tàu căn cứ vào khai báo VGM để sắp xếp cont lên tàu. Nhiều hạn tàu đều quy định rõ VGM cut-off time trong booking.

8. Các hậu quả và hình phạt trong trường hợp không khai báo VGM trước khi đến cảng xuất phát.

Điều luật quy định rõ container không có số VGM tại cảng xuất phát sẽ không được đưa lên tàu cho đến khi số VGM được khai. Chủ hàng sẽ chịu trách nhiệm cho bất kì các chi phí phát sinh (chi phí cân cont, đóng gọi lại, lưu kho, lưu cont., quản lý, v.v.). Hiện tại hầu hết các nước thành viên đều không quy định khoản tiền phạt cố định vì các chi phí phát sinh do trễ tàu có thể vượt quá bất kỳ hình phạt chính thức đã đánh giá.

9. Khai báo VGM có cho một biên độ sai sót (sai số) nào hay không?

Không có điều khoản trong quy định SOLAS cho bất kỳ sai số. Điều này có nghĩa là mỗi quốc gia thành viên IMO sẽ quyết định như thế nào các vấn đề phát sinh từ VGM. Một số quốc gia đã xuất bản hướng dẫn, bao gồm Anh và Canada. Ngưỡng thực thi cho cả hai nước là ± 5 phần trăm của VGM của container.

10. Đối với hàng lẻ (LCL) và hàng gom chung chủ (consolidation) thì như thế nào?

Hàng LCL và Consol cũng sẽ phải khai báo VGM. Nghĩa vụ khai báo VGM là của chủ hàng. Trong trường hợp hàng Consol, chủ hàng là “Master” Freight forwarder.

11. Thực hiện việc cân container ở đâu? Ai cân? Khi nào phải khai báo? Khai báo cho ai?

Bài viết độc quyền của tác giả: Ths. Lê Sài Gòn – Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Xuất Nhập khẩu Sài Gòn – SIMEX

Mọi chi tiết về Khóa học, Giảng viên và Lịch khai giảng, vui lòng tham khảo tại www.simex.edu.vn hoặc Hotline 0327567988 để được tư vấn Chuyên môn và tư vấn Khóa học xuất nhập khẩu miễn phí.

This post was last modified on 05/04/2024 09:01

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

10 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

10 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

13 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

18 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

18 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

20 giờ ago