NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI
1. Chuyên ngành KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN
Bạn đang xem: Tuyển sinh – Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM
2. Chuyên ngành KINH TẾ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
__________________________________
1. Chuyên ngành KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN (784010401 – 784010401H)
Giới thiệu chung
Kinh tế vận tải biển là lĩnh vực kinh tế nghiên cứu tối ưu hóa công tác đầu tư, quản lí và tổ chức khai thác đội tàu vận tải biển, cảng biển; cung ứng dịch vụ hậu cần vận tải biển. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế vận tải biển có khả năng tham gia thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế, kinh tế vận tải biển. Cụ thể như:
Mục tiêu đào tạo
– Chương trình đào tạo Kinh tế vận tải biển được xây dựng và triển khai nhằm mục tiêu đào tạo cử nhân ngành kinh tế vận tải có phẩm chất chính trị vững vàng, có ý thức tổ chức kỉ luật, đạo đức nghề nghiệp; nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về ngành Kinh tế vận tải, đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực vận tải biển của xã hội.
– Sinh viên được cung cấp kiến thức cơ bản về lĩnh vực kinh tế vận tải nói chung, kiến thức chuyên sâu về kinh tế vận tải biển nói riêng. Sinh viên có khả năng xây dựng mô hình và áp dụng các nguyên tắc của chuyên ngành vào thực tiễn, và có khả năng tham mưu, tư vấn, tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi quyền hạn của một cử nhân trong lĩnh vực kinh tế vận tải biển.
Đánh giá chung về nhu cầu
Hiện nay ở Việt Nam có hơn 4.000 công ty Vận tải và Logistics cung cấp dịch vụ đa dạng và toàn diện từ khâu làm thủ tục vận chuyển hàng hóa cho đến khâu đóng thuế hay thanh toán… Trong đó có 88% là doanh nghiệp trong nước, 10% doanh nghiệp liên doanh và 2% là doanh nghiệp nước ngoài, tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Lĩnh vực Vận tải và Logistics của Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng, tham gia sâu hơn vào những trung tâm giao dịch vận tải thế giới.
Với tiềm năng phát triển và nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực vận tải biển là rất lớn, trong khi đó hàng năm số lượng sinh viên kinh tế vận tải biển được đào tạo tại trường Đại học GTVT TP.HCM là khoảng 200 sinh viên; không đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Chính vì vậy mà cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên sau tốt nghiệp là rất lớn.
Năng lực đào tạo
Trường với đội ngũ giảng viên trình độ cao, giàu nhiệt huyết với nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tự hào là một trong những Trường đại học hàng đầu ở khu vực Phía Nam trong đào tạo chuyên ngành kinh tế vận tải biển, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
Trường đề cao mục tiêu đào tạo sinh viên theo hướng phát triển toàn diện, vững về cơ bản, tiếp cận tri thức hiện đại, thuần thục kỹ năng. Sinh viên có khả năng tự chủ trong học tập và làm việc thông qua các trải nghiệm nghiên cứu khoa học, các cuộc thi chuyên môn học thuật trong thời gian theo học tại Trường cũng như kết hợp chặt chẽ với thực tế sản xuất.
Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể công tác tại các cảng biển, công ty vận tải biển, các doanh nghiệp dịch vụ vận tải hoặc Logistics hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ các bậc học sau đại học ở các lĩnh vực: tổ chức và quản lý vận tải, quản trị kinh doanh.
Nhiều năm qua, nhà trường, khoa, bộ môn và giảng viên tạo điều kiện cho sinh viên sau khi tốt nghiệp; thường xuyên phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức Ngày hội việc làm cho sinh viên từ 1-2 lần/năm; mời cán bộ và lãnh đạo tại các doanh nghiệp chuyên ngành báo cáo ngoại khóa để sinh viên tiếp xúc, trao đổi với các nhà tuyển dụng tương lai, nắm bắt cơ hội việc làm tốt hơn sau khi tốt nghiệp; giới thiệu sinh viên tới thực tại doanh nghiệp của các cựu sinh viên KTVTB; tạo cơ hội cho sinh viên vừa thực tập vừa tìm kiếm việc làm; kết quả có khoảng 20% sinh viên được nhận vào làm việc ngay sau khi kết thúc thực tập tốt nghiệp…
Cấu trúc của chương trình đào tạo
Chi tiết xem tại link: http://daotao.ut.edu.vn/?mid=43
2. Chuyên ngành KINH TẾ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG (784010402 – 784010402H)
Giới thiệu chung
Chương trình Kinh tế vận tải hàng không trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về lĩnh vực Kinh tế vận tải, kiến thức chuyên sâu ngành Kinh tế vận tải hàng không, khả năng xây dựng mô hình và áp dụng các nguyên tắc của vận tải hàng không vào thực tiễn. Có khả năng tham mưu tư vấn và có khả năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi quyền hạn của một kỹ sư/cử nhân trong lĩnh vực Kinh tế vận tải hàng không. Sinh viên nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các tại các cơ quan quản lý nhà nước, trường đại học, cơ quan nghiên cứu, công ty tư vấn về ngành hàng không, các hãng hàng không, các cảng hàng không, các hãng chế tạo máy bay và các công ty dịch vụ vận tải, kho hàng, các đại lý khai thuế hải quan, doanh nghiệp …
Mục tiêu đào tạo
– Chương trình đào tạo chuyên ngành Kinh tế vận tải hàng không được xây dựng và triển khai nhằm mục tiêu đào tạo kỹ sư/cử nhân ngành Kinh tế vận tải có phẩm chất chính trị vững vàng, có ý thức tổ chức kỹ luật, đạo đức nghề nghiệp; nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về chuyên ngành Kinh tế vận tải hàng không, đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực vận tải đặc biệt là vận tải hàng không của xã hội.
– Sinh viên được cung cấp kiến thức cơ bản về lĩnh vực Kinh tế vận tải, kiến thức chuyên sâu ngành Kinh tế vận tải hàng không, khả năng xây dựng mô hình và áp dụng các nguyên tắc của vận tải Hàng không vào thực tiễn. Có khả năng tham mưu tư vấn và có khả năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi quyền hạn của một kỹ sư/cử nhân trong lĩnh vực Kinh tế vận tải hàng không.
Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Việt Nam là một trong những thị trường hàng không có tốc độ tăng trưởng hàng năm nhanh nhất thế giới trong một thập kỷ trở lại đây với sự tăng trưởng doanh thu trung bình là 17,4%, cao hơn 2 lần so với mức 7,9% của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Điều này thể hiện nhu cầu vận tải hàng không rất cao của thị trường nội địa cũng như quốc tế đến Việt Nam. Mạng đường bay của các hãng hàng không trong nước đã mở rộng rất nhanh với sự tham gia của các hãng gồm: Vietnam Airlines, Vietjet, Jetstar, Vasco, Bamboo Airways, Viettravel Airlines, Vietstar Ailine… Tại thị trường quốc tế, hơn 70 hãng hàng không nước ngoài và các hãng hàng không trong nước đang khai thác 140 đường bay, kết nối Việt Nam tới 28 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Bên cạnh vận tải hành khách phục vụ nhu cầu đi lại, du lịch thì vận tải hàng hóa bằng đường hàng không sẽ có xu hướng phát triển, một số tập đoàn lớn tại Việt Nam đang có chiến lược đầu tư vào lĩnh vực khai thác hàng không. Chính phủ cũng đã xem xét cấp phép thành lập một số hãng hàng không vận chuyển hàng hóa như IPP Air Cargo và một số dự án thành lập hàng hàng không khác. Sự ra đời của các hãng hàng không mới và sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp được xem là minh chứng cho thấy tiềm năng phát triển.
Cùng với sự phát triển của hãng hàng không, các cảng hàng không quốc tế của Việt Nam cũng đã và đang được nâng cấp, xây mới hiện đại, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của thị trường vận tải hàng không giữa Việt Nam với các nước như: Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Vân Đồn, Vinh, Thọ Xuân (Thanh Hóa), Chu Lai…, đặc biệt là Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn I đã chính thức khởi công vào tháng 01/2021 và dự kiến đưa vào khai thác vào năm 2025. Theo quy hoạch, đến năm 2030 cả nước sẽ có 28 sân bay (trong đó có 14 sân bay quốc tế và có 14 sân bay quốc nội). Bên cạnh đó cũng quy hoạch các trung tâm Logistics chuyên dụng hàng không tại các cảng hàng không (CHK) gồm: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Long Thành, Chu Lai, Vân Đồn, Cần Thơ và một số CHK khác. Hình thành trung tâm Logistics hàng hóa lớn, trung chuyển quốc tế tại CHK quốc tế Chu Lai.
Chính vì sự tăng trưởng nhanh suốt những năm qua và dự báo tăng trưởng mạnh trong những năm sắp tới dẫn đến nhu cầu mở rộng quy mô đào tạo và tuyển dụng nhân sự ngày càng tăng. Theo thống kê, tổng quan nguồn nhân lực ngành hàng không hiện khoảng 44.000 người, dự kiến từ năm 2021-2025, ngành cần trên 60.000 nhân lực. Chỉ tính riêng sân bay quốc tế Long Thành đang khẩn trương thi công nếu đi vào hoạt động thì nhu cầu nhân lực cần khoảng 14 ngàn người (tương đương với sân bay quốc tế Nội Bài hiện nay).
Sự phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và số lượng của ngành hàng không mang đến cơ hội việc làm rất đa dạng trong lĩnh vực này. Bên cạnh những vị trí công việc liên quan trực tiếp như phi công, nhân viên kỹ thuật, kiểm soát không lưu, tiếp viên thì có rất nhiều vị trí việc làm khác như: Nhân viên phục vụ hành khách và hàng hóa, Nhân viên an ninh hàng không, Nhân viên quản lý khai thác cảng hàng không tại các sân bay, Nhân viên thực thi các nhiệm vụ marketing và tiếp thị tại các hãng Hàng không… Ngoài ra, lĩnh vực này còn liên quan đến rất nhiều hoạt động phụ trợ khác trong chuỗi giá trị ngành hàng không đặc biệt lĩnh vực Logistics hàng không, du lịch hàng không và các lĩnh vực khác. Mặt khác, hàng không là lĩnh vực yêu cầu chuẩn hóa quốc tế và tính hệ thống, tính an toàn rất cao, liên quan đến an ninh quốc gia nên cần có nhân lực có trình độ chuyên môn tốt để quản lý về mặt nhà nước trong lĩnh vực này. Điều đó cho thất nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực kinh tế vận tải hàng không rất cao của thị trường nội địa Việt Nam cũng như nhu cầu từ thị trường quốc tế.
Cơ hội việc làm
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở các vị trí sau:
– Các bộ phận quản lý, tham mưu, nghiệp vụ của các hãng hàng không và các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị kinh doanh vận tải hàng không của hãng hàng không: kỹ thuật máy bay, dịch vụ thương mại mặt đất, dịch vụ hàng hóa, suất ăn, dịch vụ Logistics hàng không, kho cảng hàng không, đại lý vé máy bay, vận chuyển, du lịch hàng không…
– Các bộ phận của hãng hàng không, tổng công ty cảng hàng không, Tổng công ty đảm bảo hoạt động bay và các đơn vị thành viên của Tổng công ty cảng hàng không và Tổng công ty đảm bảo hoạt động bay.
– Các cơ quan quản lý nhà nước về Hàng không dân dụng về các lĩnh vực kế hoạch đầu tư, tài chính, nhân lực… cũng như các quản lý nhà nước chuyên ngành về vận tải hàng không, cảng hàng không, sân bay, hoạt động bay, khoa học công nghệ…
– Có khả năng trở thành cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, điều hành trong lĩnh vực hàng không cũng như các lĩnh vực khác trong nền kinh tế; có khả năng tự thành lập và quản lý các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh trong ngành hàng không…
– Có khả năng nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, dịch vụ… để trở thành những cán bộ nghiên cứu khoa học tại các viện nghiên cứu, giảng viên trong các trường đại học.. đặc biệt là trong lĩnh vực hàng không dân dụng
Cấu trúc của chương trình đào tạo
Chi tiết xem tại link: http://daotao.ut.edu.vn/?mid=43
Video giới thiệu:
Website KHOA KINH TẾ VẬN TẢI: https://kinhte.ut.edu.vn/
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 06/03/2024 03:08
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024