Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kiệt xuất, Anh hùng giải phóng dân tộc, người chiến sĩ Cộng sản quốc tế lỗi lạc, Danh nhân văn hoá của nhân loại đã đi vào cõi vĩnh hằng, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho toàn thể nhân dân Việt Nam và bầu bạn quốc tế.
Ngày Người mất, hai miền Nam-Bắc còn chia cắt. Hợp theo ý Đảng lòng dân, muốn xây lăng giữ lại thi hài Người để ngày hòa bình thống nhất, nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế có thể viếng thăm.
Bạn đang xem: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thể theo nguyện vọng thiết tha của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã quyết định: “Với tấm lòng kính yêu vô hạn và đời đời nhớ ơn Hồ Chủ tịch, chúng ta phải thực hiện đến mức tốt nhất nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chủ tịch và xây dựng Lăng mộ của Người”.
Khởi công đúng ngày 2/9/1973 và khánh thành ngày 29/8/1975, lăng được xây trên nền đất cũ của lễ đài quảng trường Ba Đình, nơi mà ngày 2/9/1945 nơi Bác Hồ đã đọc tuyên ngôn độc lập, cùng toàn dân nói “lời thề độc lập.”
Không nơi nào có một công trình xây lăng tẩm mà vật liệu xây dựng lại được chính lòng dân tuyển chọn khắp non sông đem đến.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Công trình dài 320m, rộng 100m, cao 21,6m gồm ba tầng lớp. Lớp dưới tạo dáng thềm tam cấp, nơi có lễ đài cho những ngày hội lớn. Tầng giữa kết cấu trung tâm, nơi đặt thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, quanh tầng giữa có nhiều hàng cột vuông bằng đá hoa cương, hành lang và cầu thang lên xuống. Tầng cao là mái lăng hình tam cấp, chính giữa có hàng chữ “Chủ tịch Hồ Chí Minh” bằng đá hồng màu mận chín.
Lăng Chủ tịch được kiến trúc sư Nga thiết kế theo kiến trúc “hiện thực xã hội chủ nghĩa,” nguyên bản với lăng Lê-nin. Quanh lăng có nhiều hàng cây biểu trưng cho nông thôn miền núi Việt Nam, như tre Cao Bằng, chò nâu Đền Hùng, hoa ban Điện Biên, cùng 240 ô cỏ xanh. Phía Tây là khu lưu niệm, bảo tàng Hồ Chí Minh và di tích nhà sàn Bác Hồ.
Giá trị đặc biệt của công trình là vật liệu xây dựng. Cát được lấy từ suối Kim Bôi ở Hòa Bình, đá cuội lấy từ suối Sơn Dương-Chiêm Hóa, đá nhồi từ Thanh Hóa, đá hoa từ Chùa Thầy và đá đỏ từ Ngũ Hành Sơn, cùng 16 loại gỗ quý ở dọc đường Trường Sơn.
Suốt trong thời gian xây dựng, ngoài đội ngũ kỹ sư, chuyên viên Việt-Nga và công nhân, còn có nhiều đoàn thanh niên khắp nước luân phiên về phụ việc như mài đá, nhổ cỏ trồng cây. Một công trình xây dựng, không thể tính bằng tiền, mà tính bằng những tấm lòng của nhân dân, những gỗ đá của cả non sông, trang trọng dành cho một người, đã từng hy sinh, dành trọn đời cho nền độc lập của Tổ quốc.
Xem thêm : Ăn gì để tóc hết bạc? 12 thực phẩm chống tóc bạc sớm
Từ điển bách khoa thế giới nước Anh đã giới thiệu lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam như là một mẫu kiến trúc độc đáo nhất thế giới.
Mỗi ngày thường có khoảng 10.000 lượt, ngày lễ 30.000 lượt. Từ ngày mở cửa đến nay có hàng trăm triệu lượt khách viếng, trong đó có hàng chục triệu là khách quốc tế.
Thời gian tổ chức lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức vào các buổi sáng: thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bảy, Chủ Nhật. (thứ Hai và thứ Sáu không tổ chức lễ viếng.)
Mùa nóng (từ ngày 01 tháng 4 đến ngày 31 tháng 10): Thời gian từ 7 giờ 30 phút đến 10 giờ 30 phút. Thứ Bảy, Chủ Nhật và ngày lễ từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ.
Mùa lạnh (từ ngày 01 tháng 11 đến ngày 31 tháng 3 năm sau) sẽ viếng từ 8 giờ đến 11 giờ. Thứ Bảy, Chủ Nhật và ngày lễ từ 8 giờ đến 11 giờ 30 phút.
Ngày 19/5, 2/9 và Mồng 1 Tết Nguyên đán nếu trùng vào thứ Hai hoặc thứ Sáu, vẫn tổ chức lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 26/03/2024 18:46
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024