7 loại vết thương thường gặp & Phương hướng điều trị thích hợp

Nhận diện vết thương ở từng tình trạng khác nhau sẽ giúp chúng ta dễ dàng đánh giá đúng và lựa chọn biện pháp điều trị cũng như các loại băng gạc phù hợp.

Việc chữa lành vết thương là một quá trình thay đổi liên lục, tùy theo tình trạng tiến triển của vết thương: từ mức độ can thiệp cao – cắt lọc cho vết thương hoại tử, đến mức độ can thiệp thấp – giảm thiểu sự xáo trộn của biểu mô trong giai đoạn biểu mô hóa lành thương.

Bên cạnh kỹ thuật chăm sóc và các loại thuốc chuyên dụng, các loại băng được áp dụng cũng sẽ thay đổi liên tục từ băng phức tạp có khả năng xử lý một lượng lớn dịch tiết sang các loại băng đơn giản hơn hoặc tùy theo tình trạng nông sâu của vết thương.

gia mac o vet thuong la gi

Vết thương hoại tử

Mô hoại tử thường là mô sẫm màu, đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Mô hoại tử có nguồn gốc từ mô hạt sau khi nguyên bào sợi và tế bào nội mô chết (Collier, 2004).

Đặc điểm:

  • Màu sắc: đen/ nâu/ xám, có mùi hôi.
  • Ban đầu có thể mềm, sau đó mô chết có thể mất độ ẩm nhanh chóng và trở nên mất nước với bề mặt cứng và khô.

Đối với các vết loét do tì đè, áp lực cơ bản gây ra tắc các mạch máu ngăn chặn việc cung cấp oxy quan trọng đến các mô.

Sự tắc nghẽn này dẫn đến chết mô và sự phát triển quá mức của vi khuẩn sau đó.

Các mô hoại tử trên bàn chân và chi dưới của chân (bao gồm cả bàn chân) cần được điều trị hết sức thận trọng.

Vết thương cần được băng khô và xác định tình trạng mạch máu trước khi tiến hành điều trị.

Việc trì hoãn chuyển tuyến có thể đe dọa đến chi (Eagle, 2009).

Phương hướng điều trị:

Xử lí vết thương hoại tử nên bao gồm xác định nguyên nhân cơ bản của hoại tử, ví dụ: bệnh viêm da mủ, bệnh động mạch ngoại biên, chứng viêm vôi, côn trùng / rắn cắn, và thực hiện phương pháp điều trị thích hợp trước khi xử lý mô chết.

Việc điều trị có thể bao gồm việc sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống nọc độc và hoặc giảm bớt áp lực lên vùng vết thương để phục hồi tưới máu. (Carpenter 2017, Wound Source 2019).

Mô hoại tử như một chất nuôi cấy, cung cấp một nơi sinh sản lý tưởng cho vi khuẩn (Eagle, 2009). Vì vậy, việc loại bỏ mô này cũng sẽ cho phép đánh giá chính xác tình trạng nền vết thương vì các vết hoại tử có thể che lấp kích thước thực của vết thương.

Để vết thương lành, tất cả các mô hoại tử phải được loại bỏ, đó là một quá trình có thể mất nhiều lần trong nhiều tháng để đạt được kết quả mong muốn là mô hạt khỏe mạnh.

Xanh duong dam Ca phe Don gian Anh ghep Bai dang Facebook 1
Các mô hoại tử trên bàn chân và chi dưới của chân (bao gồm cả bàn chân) cần được điều trị hết sức thận trọng. Việc loại bỏ hết các mô hoại tử là một quá trình có thể mất nhiều lần trong nhiều tháng để đạt được kết quả mong muốn là mô hạt khỏe mạnh.

Vết thương bị nhiễm trùng

Vết thương bị nhiễm trùng do sự xâm nhập của vi khuẩn , có nguồn gốc từ hệ thực vật bình thường trên da, hoặc vi khuẩn từ các bộ phận khác của cơ thể hoặc môi trường bên ngoài.

Vi khuẩn gây nhiễm trùng phổ biến nhất là Staphylococcus aureus và các loại tụ cầu khác. (Phòng tránh nhiễm trùng vết mổ)

Thông thường, bề mặt da được bảo vệ bởi một lớp màng axit mỏng được sản xuất bởi các tuyến bã nhờn được gọi là lớp phủ axit .

Lớp phủ axit này là một hàng rào năng động điều chỉnh độ pH của da và duy trì các vi sinh vật được gọi là hệ thực vật bình thường giúp ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.

Khi da bị tổn thương hoặc nếu hệ thống miễn dịch bị tổn hại, bất kỳ vi sinh vật nào cư trú trên da hoặc môi trường xung quanh vết thương đều có thể gây nhiễm trùng.

Vết thương bị nhiễm trùng kích hoạt phản ứng miễn dịch của cơ thể , gây viêm và tổn thương mô, cũng như làm chậm quá trình lành vết thương.

Đặc điểm:

Mức độ đau tại vết thương tăng dần theo thời gian khi vết thương bị nhiễm trùng do cơ thể đang chống lại với vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.

  • Sưng, đỏ tấy, kéo dài và lan rộng
  • Mưng mủ, có dịch chảy ra, xuất hiện mùi khó chịu
  • Sốt kéo dài

Phương hướng điều trị:

Liên tục theo dõi vết thương nhưng không được sờ vào vết thương.

Sử dụng kết hợp các loại thuốc kháng sinh để ngăn chặn tình trạng sưng viêm.

Vết thương cần được làm sạch, lau khô và sử dụng băng gạc phù hợp để ngăn ngừa các biến chứng của nó.

Thiet ke khong ten
BN 54 tuổi bị tai nạn giao thông, được mổ sau đó khâu lại và đưa về nhà chăm sóc. Trong quá trình thay băng BN bị nhiễm trùng vết mổ. GPCSVT của hãng Molnlycke: DD rửa vết thương Granudacyn® + Băng Mepilex® Border Post Op Vết thương được chăm sóc trong 10 ngày

Vết thương đóng vảy (khô)

Khi vết thương tiếp xúc với không khí, chúng sẽ khô lại và đóng vảy.

Mục đích của việc đóng vảy là để bảo vệ vết thương khỏi bị ô nhiễm từ môi trường.

Vết thương lộ ra ngoài có nguy cơ nhiễm trùng, điều này rất phức tạp khi bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và bệnh mạch máu (PVD hoặc PAD).

Tuy nhiên, đóng vảy tại vết thương cũng có một số nhược điểm: vảy tạo thành rào cản đối với việc hình thành mô mới, làm chậm quá trình chữa lành vết thương.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dưới tác động của việc đóng vảy, quá trình tái tạo vết thương mất nhiều thời gian hơn, do đó làm tăng nguy cơ bị sẹo.

Vảy là chất phong tỏa ngăn cản quá trình chữa lành vết thương. Chúng ngăn chặn quá trình tạo tế bào và mô mới của da.

Một nghiên cứu khác đã được thực hiện để chứng minh vết thương lành nhanh hơn và tốt hơn khi được giữ ẩm (George D. Winter, 1962), trong đó các vết thương được bao phủ bởi một lớp băng phim sẽ lành trong khoảng 12 đến 15 ngày trong khi các vết thương tương tự tiếp xúc với không khí sẽ lành trong khoảng 25 đến 30 ngày.

Như vậy, các tế bào của cơ thể chúng ta cần độ ẩm để tồn tại. Vết thương lành nhanh hơn đến 50% trong môi trường bảo vệ ẩm và ít nguy cơ nhiễm trùng hơn.

Thiet ke khong ten
Môi trường ẩm đem đến nhiều lợi ích cho quá trình lành thương

Hiện nay, việc hình thành vảy không còn cần thiết nữa, các loại băng dán vết thương tiên tiến được áp dụng ngày càng nhiều trong chăm sóc vết thương giúp tăng cường khả năng bảo vệ tự nhiên của cơ thể và quá trình chữa lành để cải thiện kết quả chữa bệnh và góp phần cải thiện sự thoải mái cho bệnh nhân.

Vết thương bị úng nước

Chấn thương dẫn đến vết thương hở sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch từ cơ thể.

Một phần của phản ứng này liên quan đến một chất hóa học gọi là Histamine.

Nó mở rộng các mạch máu để cho phép giải phóng một chất lỏng gọi là huyết tương.

Môi trường ẩm tối ưu hỗ trợ quá trình làm sạch tự nhiên chuyên sâu trong vết thương; quá trình này được gọi là quá trình tự phân giải.

Quá trình tự phân giải sử dụng các enzym và độ ẩm của chính cơ thể để tái hydrat hóa, làm mềm và cuối cùng là hóa lỏng các tế bào cứng, mô hoại tử và bong tróc.

Tuy nhiên, khi huyết tương và các chất lỏng khác tích tụ, chúng khiến vùng da xung quanh vết thương úng nước và sưng lên (Maceration).

0001 scaled
Vết thương bị úng nước (Maceration)

Điều gì gây ra nó?

  • Trong quá trình chữa lành vết thương, mủ và các chất dịch thải ra sẽ tích tụ ở vùng da xung quanh vết thương.
  • Ở những người mắc chứng thiểu không kiểm soát, nước tiểu và phân cũng có thể tiếp xúc với da.
  • Kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân kém, không thường xuyên giúp cho các bệnh nhân năm liệt giường xoay trở sẽ làm cho vết thương tiếp xúc quá lâu với tác nhân gây úng da ( mồ hôi/ phân/ nước tiểu).

Ngoài cảm giác đau đớn và khó chịu mà nó gây ra, việc úng nước cũng có thể làm da dễ bị trầy xước và xây xát khiến da dễ bị nhiễm trùng hơn, làm chậm quá trình lành vết thương.

Một số vết thương mãn tính thường gặp tình trạng úng da bao gồm:

  • Vết loét do tì đè .
  • Loét tĩnh mạch.
  • Loét do tiểu đường.
  • Bỏng độ ba.

Phương pháp điều trị:

Điều trị úng da phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của nó.

Trong những trường hợp nhẹ, việc để vùng bị ảnh hưởng tiếp xúc với không khí thường là đủ để đẩy lùi nó.

Tuy nhiên, điều trị thường là cần thiết đối với những trường hợp nặng hơn. Các vết thương cần được làm sạch, lau khô và sử dụng băng gạc phù hợp để ngăn ngừa các biến chứng của nó.

Vết thương sâu, có hốc

Vết thương có hốc có thể hình thành vì một số lý do, bao gồm: phẫu thuật, bong da, chấn thương hoặc do tình trạng mãn tính của bệnh nhân dẫn đến sự phát triển của vết thương mãn tính.

Trong nhiều trường hợp, các loại vết thương này có thể kéo dài bên dưới các lớp dưới bì của da và cũng có thể để lộ các cấu trúc bên dưới như gân, cơ và xương.

0001 scaled
Các dạng vết thương có hốc

Phương hướng điều trị

Một số vấn đề đặt ra trong chăm sóc vết thương sâu, có hốc:

  • Quản lý dịch tiết để ngăn ngừa da bị úng
  • Quản lý nguy cơ nhiễm trùng liên quan đến thời gian chữa bệnh kéo dài
  • Quản lý mùi hôi vết thương
  • Giữ ẩm cho vết thương
  • Lựa chọn băng thích hợp để có thể được lấy ra mà không gây chấn thương cho mô hạt bên dưới hoặc đau đớn cho bệnh nhân.
Ban sao cua Ban sao cua Khong co tieu de
Bệnh nhân loét vùng cùng cụt, nhiễm trùng. GPCSVT của hãng Molnlycke: DD Granudacyn® xịt rửa vết thương; Exufiber ® nhét hốc vết thương; chế phẩm cung cấp oxi tại chỗ Granulox ®; Băng Mepilex ® Border Sacrum bên ngoài

Vết thương có giả mạc

Giả mạc có dạng sợi và màu vàng, dính chặt vào vết thương và không thể loại bỏ qua quá trình tưới rửa vết thương.

Thành phần giả mạc: tế bào bạch cầu chết, fibrin, mảnh vụn tế bào và mô sống hóa lỏng.

Ban sao cua Ban sao cua Khong co tieu de
Giả mạc có dạng sợi và màu vàng, dính chặt vào vết thương và không thể loại bỏ qua quá trình tưới rửa vết thương

Giả mạc trên vết thương là kết quả của sự chết theo chương trình (Apoptosis) của các tế bào bạch cầu sau khi chúng loại bỏ các mô chết và bị tàn phá, đồng thời ăn các mảnh vụn và vi khuẩn.

Giả mạc là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho vi khuẩn, tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi.

Trong trường hợp các vết thương cấp tính, sự chết theo chương trình này sẽ chỉ gây ra các tổn thương tối thiểu đối với mô. Sau đó vết thương chuyển sang giai đoạn chữa lành tiếp theo (tăng sinh).

Trong trường hợp các vết thương mạn tính. Sự chết của tế bào sẽ ngày càng tăng làm tăng số lượng giả mạc.

Phương hướng điều trị:

Giả mạc làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Nếu không loại bỏ các giả mạc này, vết thương sẽ không thể lành được.

Vết thương lên mô hạt

Mô hạt thường xuất hiện dưới dạng hạt gồ ghề, màu đỏ. Nó thường ẩm ướt và có thể dễ chảy máu khi bị chấn thương nhẹ.

Sự hiện diện của mô hạt trên nền vết thương có nghĩa là vết thương đang tiến triển từ giai đoạn lành viêm sang giai đoạn tăng sinh lành, vết thương đang tiến hành biểu mô hóa.

99550901b9324b6c1223
Mô hạt có dạng hạt gồ ghề, màu đỏ, thường ẩm ướt và có thể dễ chảy máu khi bị chấn thương nhẹ

Các loại mô hạt:

Mô hạt giả dưỡng:

Không giống như mô hạt bình thương (màu đỏ, ẩm ướt, dạng hạt), nó có thể mịn, màu hồng, hoặc thậm chí hơi nhạt ( mô hạt nhược sắc).

Mô hạt giả dưỡng cho thấy sự tưới máu kém và thường là do áp lực, tuần hoàn kém, chấn thương hoặc nhiễm trùng.

Nếu quan sát thấy điều này, điều cần phải làm là đánh giá nguyên nhân gây ra tình trạng này nếu không vết thương sẽ không thể chữa lành: Đảm bảo giảm bớt áp lực, đánh giá chấn thương tiềm ẩn và đánh giá và điều trị nhiễm trùng nếu có,…

99550901b9324b6c1223
Mô hạt giả dưỡng mịn, màu hồng, hoặc thậm chí hơi nhạt ( mô hạt nhược sắc)

Mô hạt phì đại:

Điều này giống như sự phát triển mô hạt trên cơ thể quá tải.

Mô hạt phì đại vẫn sẽ có vẻ ngoài màu đỏ, ẩm ướt, nhưng nó sẽ nhô lên trên bề mặt vết thương.

Điều này sẽ ngăn cản sự di chuyển của các tế bào biểu mô qua trung tâm của vết thương và sẽ cản trở quá trình lành thương. Nó thường là một dấu hiệu của độ ẩm quá mức hoặc thậm chí là nhiễm trùng.

z2555141306593 fedbcdc7594e458b3fb06cf6e17c70fb
Mô hạt phì đại vẫn sẽ có vẻ ngoài màu đỏ, ẩm ướt cổ điển, nhưng nó sẽ nhô lên trên bề mặt vết thương

Thủy Tiên

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/serosanguinous#takeaway https://www.woundcare-today.com/journals/issue/wound-care-today/article/addressing-challenges-cavity-wounds-clinical-practice https://www.woundsource.com/blog/getting-know-granulation-tissue-and-what-it-means-wound-care