Nhiều khách hàng vì bận rộn hoặc không thuận tiện nên muốn nhờ người thân mở tài khoản ngân hàng hộ. Tuy nhiên liệu việc này có được phép không, thực hiện như thế nào? Quy định của luật ngân hàng về vấn đề nhờ hay thuê người mở tài khoản ngân hàng cụ thể ra sao?
Như bạn cũng biết thì bây giờ chúng ta có nhiều cách để mở tài khoản ngân hàng. Chẳng hạn như:
Bạn đang xem: Có thuê, nhờ người thân mở tài khoản ngân hàng lấy hộ thẻ được không?
Với cách đầu tiên, hình thức truyền thống này, tất nhiên bạn sẽ phải tự đến ngân hàng. Mọi thủ tục cần làm đúng quy trình và giấy tờ đều là của chính bạn. Như vậy mới có thể tiến hành đăng ký thông tin, ngân hàng duyệt và chấp nhận mở tài khoản.
Đặc biệt là chữ ký, rất quan trọng. Khi mở tài khoản, bạn ký tên vào giấy đăng ký. Chữ ký đó sau này sẽ liên quan trực tiếp đến nhiều giao dịch về tài chính. Nếu không đúng mẫu cũ thì nhiều trường hợp bạn không lấy được tiền, mất tiền, mất tài khoản.
Việc mở tài khoản ngân hàng trực tuyến tại nhà thì bạn thao tác trên thiết bị điện thoại hay máy tính, không gặp nhân viên giao dịch, cũng không cần ký tên lên giấy. Tuy nhiên vẫn tự làm là chính xác nhất, nhờ người thân mở tài khoản ngân hàng cũng không được.
Tại sao? Bởi trong các bước định danh điện tử (eKYC) thì có một phần quan trọng là:
Khi bạn chụp hình CMND/CCCD/Hộ chiếu lên thì có ngân hàng yêu cầu chụp mặt trước, mặt sau của giấy tờ tùy thân. Một vài ngân hàng yêu cầu chụp giấy tờ tùy thân chung với khuôn mặt của bạn.
Thế nên không thể để người khác làm giùm được khúc này. Kể cả các bước điền thông tin, tự bạn làm sẽ chính xác và nhanh gọn hơn.
Tiếp đó là xác minh khuôn mặt của người mở tài khoản. Hệ thống yêu cầu bạn chụp khuôn mặt theo các góc chụp khác nhau, xoay nhiều hướng để nhận diện. Chắc chắn việc này bạn phải tự làm rồi.
Một chi tiết nữa cần nhớ, không phải ngân hàng nào cũng hỗ trợ mở tài khoản online 100%. Có vài ngân hàng mà bạn phải hoàn tất các bước cuối cùng tại phòng giao dịch. Đến đó, bạn lại xuất trình giấy tờ tùy thân, ký tên, nhận giấy hẹn để mở thẻ ATM,…
Vì những lý do đã phân tích trên thì chúng ta dễ dàng trả lời được câu hỏi này. Mỗi người sở hữu giấy tờ tùy thân riêng biệt nên không thể cho mượn được. Chưa kể, mọi việc giả mạo người khác đều có thể bị truy cứu trách nhiệm trước pháp luật.
Cơ bản có thể thấy 3 vấn đề sẽ nảy sinh khi cho mượn CMND để mở tài khoản ngân hàng:
Xem thêm: Cách mở tài khoản ngân hàng online cho học sinh và người dưới 18
Xem thêm : Bí mật về tuổi Thìn: Tìm hiểu về tử vi và vận mệnh
Cả người mượn lẫn người cho mượn đều có nguy cơ gặp rắc rối sau này. Vậy nên tốt nhất là không dùng CMND của người khác để mở tài khoản ngân hàng. Bên cạnh đó cũng không được cho ai mượn CMND với mục đích tương tự nhé.
Không ít vụ việc liên quan đến vấn đề nhờ, thuê người mở tài khoản ngân hàng dựa trên thông tin cá nhân của người được thuê. Dù báo đài, các trang thông tin đã chia sẻ và cảnh báo rất nhiều nhưng vẫn còn người dân chưa rõ.
Nhóm người lừa đảo thực hiện hành vi như sau:
Nhiều đường dây như vậy đã bị triệt phá, nhưng hiện tại ai cũng nên thận trọng. Khi tiếp xúc mới một luồng thông tin có vẻ bất thường, bạn nên thẩm định lại. Không nên tin lời người lạ, kể cả bạn bè quen biết, tuyệt đối đừng nhấp vào link mà họ gửi cho bạn để điền thông tin mở tài khoản.
Nếu bạn không có nhu cầu mở tài khoản để tự dùng cho bản thân, thì đừng mở làm gì. Các vấn đề rắc rối liên quan đến pháp luật do nhóm người lừa đảo đạo diễn chỉ đánh vào những ai nhẹ dạ và ít tiếp xúc với tin tức chất lượng.
Khi làm thẻ thì chắc chắn KHÔNG THỂ nhờ hay thuê người làm hộ được. Nhưng lúc thẻ làm xong mà bạn không đi lấy được thì có nhờ ai lấy giùm được không?
Trước tiên hãy tìm hiểu qua những loại giấy tờ nào cần mang theo để lấy thẻ ngân hàng. Từ đó chúng ta sẽ biết là có nhờ người khác đi lấy giùm được hay không.
Thông thường bạn mở tài khoản và ngân hàng hẹn bạn vào ngày cụ thể nào đó đến nhận thẻ. Thì khi đi bạn sẽ cầm theo CMND/CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực. Giấy tờ tùy thân đó phải trùng khớp với giấy tờ mà bạn dùng khi mở tài khoản, thẻ.
Ngoài ra, nếu nhận giấy hẹn thì bạn mang theo. Sau khi xuất trình giấy hẹn và CMND/CCCD/Hộ chiếu, bạn được nhân viên giao thẻ ATM. Trường hợp bạn đăng ký dịch vụ phát hành thẻ tận nhà thì chỉ cần đưa CMND ra cho người ta đối chiếu hồ sơ, rồi nhận thẻ.
Nhiều trường hợp, chủ thẻ không đi lấy thẻ được, có thể nhờ người khác đến nhận giùm. Lúc này cần mang theo giấy tờ gì?
Người đi nhận hộ phải có mẫu giấy ủy quyền nhận thẻ ATM Vietcombank, Agribank, MB Bank, Sacombank, Vietinbank, ACB, SHB, Techcombank, BIDV… (ngân hàng mà bạn mở tài khoản). Giấy này phải có xác nhận của xã, phường, cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Ví dụ bạn nhờ người lấy hộ thẻ ngân hàng Sacombank thì phải có mẫu giấy ủy quyền nhận thẻ ATM Sacombank. Chủ thẻ và người đi nhận giùm có những việc làm cần thiết để thực hiện quá trình nhận thẻ như sau:
Xem thêm : Bạn có đang trong một mối quan hệ mập mờ không? Nguyên nhân và một số lời khuyên hay
+ Đối với chủ thẻ:
+ Đối với người đi nhận hộ:
Để bảo đảm quyền lợi của mình và tránh những bất cập về sau, bạn nên cố gắng thu xếp tự mình đi làm thẻ, đi lấy thẻ. Nếu không, lúc đăng ký làm thẻ thì có thể đăng ký luôn dịch vụ phát hành tận nhà. Trường hợp bất khả kháng thì mới phải nhờ người đi lấy hộ.
Một số ngân hàng không gửi giấy hẹn mà chỉ nói với khách hàng về ngày lấy thẻ. Bạn có quyền yêu cầu nhân viên cho xin giấy hẹn để chắc chắn hơn. Còn nếu không, thì vẫn đến lấy được bình thường.
Chỉ cần bạn mang giấy tờ tùy thân bản gốc lên để nhận thẻ. Giấy tờ đúng với khi bạn đăng ký thông tin mở tài khoản, mở thẻ là được. Không nhất thiết phải có giấy hẹn.
Còn nếu có nhận giấy hẹn mà bạn làm mất, thất lạc, thì cũng không cần lo quá. Cứ mang theo CMND đến ngân hàng đúng ngày hẹn và nhận thẻ.
Nếu ngân hàng hẹn bạn lấy thẻ sau 1 tuần, 2 tuần gì đó mà bạn lại bận vào ngày đó không thể đến lấy được, cũng không đủ hồ sơ nhờ người thân đi nhận giùm thì sao? Thật ra nó tạm thời là không sao.
Cụ thể, trong vòng 30 ngày kể từ khi tới ngày hẹn, bạn đến lấy thẻ là được chấp nhận. Trễ hơn thời gian đó, ngân hàng tự động hủy thẻ của bạn. Chỉ hủy thẻ thôi chứ tài khoản vẫn còn có thể giao dịch bình thường.
Cũng tương tự như lấy trễ quá 30 ngày kể từ khi thẻ đến hẹn trả cho khách hàng, thì bạn không lấy thẻ sẽ bị hủy. Khi hủy thẻ ngân hàng có mất phí không? Đây cũng là một thắc mắc phổ biến.
Việc hủy thẻ khiến chiếc thẻ ATM bị xóa bỏ hoàn toàn, không sử dụng được nữa. Khi bạn mở thẻ mới thì sẽ có số thẻ mới, còn số thứ tự của thẻ kia sẽ dành cho một khách hàng khác.
Nếu thẻ chưa từng được sử dụng, thậm chí chưa nhận về, thì bạn không phải trả phí. Đây là lý do ngân hàng thu phí khi làm thẻ và số tiền đó được cộng vào tài khoản thẻ.
Nhiều thông tin nói rằng nếu chủ thẻ không thanh toán các khoản phí phát sinh khi không lấy thẻ, không dùng thẻ thì vẫn có tên trong danh sách nợ xấu. Tuy nhiên thực tế cho thấy nó không hẳn vậy. Chẳng hạn như thẻ Đông Á không dùng lâu ngày mà vẫn không bị âm tiền, không trừ nợ cũ khi bắt đầu dùng lại.
Nói chung cũng tùy quy định của mỗi ngân hàng và tùy quy định từng thời kỳ nữa. Bạn nên hỏi kỹ ngân hàng để tránh sự cố phát sinh, và các khoản phí không mong muốn. Tuy nhiên mình nghĩ tốt nhất là nếu không có nhu cầu dùng thẻ thì đừng mở thẻ làm gì.
Quay trở lại câu hỏi đầu bài, có phải bạn đang định nhờ người thân mở tài khoản ngân hàng? Vậy thì không được nhé. Bạn phải tự mình mở, tự điền thông tin, ký tên, xác thực các thứ,… Mà việc mở tài khoản ngân hàng online hiện nay rất thuận tiện, không tốn nhiều thời gian. Bạn không cần nghĩ đến những vấn đề phức tạp như thuê người làm gì.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 24/04/2024 02:31
Thần Tài ban LỘC trong nháy mắt: 4 con giáp GIÀU nhanh chóng cuối năm…
Top 4 cung hoàng đạo thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty…
Số phận người sinh năm Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công không?
Thần Tài mở kho: 4 tuần tới mọi điều ước sẽ thành hiện thực, 4…
Tử vi hôm nay: 4 con giáp có khả năng đạt được thành công vào…
Con số may mắn hôm nay 19/11/2024: Xin số ông DIAH, tận hưởng vận may