Categories: Tổng hợp

Tại sao Thứ Tư Lễ Tro không phải là ngày lễ buộc?

Published by

Thứ Tư Lễ Tro là một trong những ngày lễ có đông người nhất trong năm, nhưng đây không phải là lễ buộc chính thức.

Thứ Tư Lễ Tro được người Công giáo nghi lễ Rôma biết đến như một ngày khởi đầu cho Mùa Chay, nhưng Giáo hội không coi đây là ngày lễ buộc.

Tại sao vậy?

Lý do cơ bản để Thứ Tư Lễ Tro không được xem như ngày lễ buộc vì đó là ngày giữ chay, trái ngược với ngày lễ.

Sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo nói về điều đó trong phần luật về ngày Chúa nhật, khi giải thích ngày Chúa nhật và những ngày lễ buộc khác là những ngày nghỉ như thế nào, trong những ngày đó chúng ta tưởng niệm mầu nhiệm vượt qua.

“Theo truyền thống các tông đồ, ngày Chúa Nhật, ngày cử hành mầu nhiệm vượt qua, phải được giữ như ngày thánh quan trọng nhất trong toàn thể Hội Thánh” (GLCG 2177).

“Ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc, người tín hữu tránh lao động và các sinh hoạt ngăn trở việc thờ phượng Thiên Chúa, việc hưởng niềm vui và tịnh dưỡng cần thiết cho tinh thần cũng như thể xác” (GLCG 2193).

Ngày lễ và ngày giữ chay

Bộ Giáo luật đã liệt kê những ngày lễ buộc trong phần “các ngày lễ”, tiếp theo là những “ngày sám hối” trong đó “Thứ Tư Lễ Tro” được đề cập rõ ràng.

Nói cách khác, Thứ Tư Lễ Tro không phải là ngày lễ buộc vì đó là ngày sám hối chứ không phải ngày lễ.

Bởi vì Thứ Tư lễ Tro là ngày mà chúng ta phải kiêng ăn và kiêng thịt, hơn nữa, nó không giống như ngày Chúa nhật, ngày lễ hay ngày nghỉ. Ngày lễ buộc phải là, giống như các Chúa nhật, “một lễ Phục sinh khác”, trong đó chúng ta nghỉ ngơi và vui mừng vì sự sống lại của Chúa Giêsu.

Tuy nhiên, Giáo hội đặc biệt khuyên bảo tất cả mọi người Công giáo nên tham dự thánh lễ vào ngày Thứ Tư Lễ Tro, vì lễ này “tạo nên bầu khí” trong 40 ngày để chuẩn bị tâm hồn chúng ta cho lễ Phục sinh vinh hiển.

Philip Kosloski – https://it.aleteia.org

G. Võ Tá Hoàng chuyển ngữ – WQN

Bố thí có thực sự quan trọng không?

Nếu bạn nghĩ rằng bố thí là cho người vô gia cư vài xu thì hãy đọc ở đây.

Một trong những cách thực hành thiêng liêng trong Mùa Chay được Giáo hội khuyến khích đó là bố thí. Nó không chỉ là những đồng xu nhỏ được trao cho những người ăn xin, mà còn hỗ trợ cho các hoạt động bác ái giúp đỡ các trẻ em nghèo và bị bỏ rơi, những người già túng thiếu và tất cả những người đang trong hoàn cảnh khó khăn.

Vui vẻ bố thí là một phương tiện để thánh hóa, bởi vì nó giúp chúng ta vượt thắng được một trong những tội tệ hại nhất đó là lòng tham, vốn gây ra quá nhiều điều ác cho thế giới. Thánh Phaolô nói rằng : “cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc” (1Tm 6,10). Chúa Giêsu đã dạy chúng ta rằng: “Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu” (LC 12, 15), và “người giàu có khó vào Nước Trời biết bao” (Mc 10, 24).

Kinh thánh

Bố thí giúp chúng ta tách mình ra khỏi sự giàu sang. Tiền của phải là đầy tớ của chúng ta chứ không bao giờ là ông chủ của chúng ta. Ai xem tiền của như thần thánh thì người đó hiến tế đời mình và của những người khác nơi bệ thờ của nó.

Kinh thánh nói nhiều về bố thí:

“Thương xót kẻ khó nghèo là cho ĐỨC CHÚA vay mượn, Người sẽ đáp trả xứng việc đã làm” (Cn 19,17).

“Tùy con có bao nhiêu, hãy cho bấy nhiêu; có nhiều thì cho nhiều, có ít thì đừng ngại cho ít” (Tobia 4,8).

“Hãy chia cơm sẻ áo cho người đói rách. Phàm là của dư thừa, con hãy lấy mà bố thí, và mắt con đừng có so đo trong việc bố thí của con” (Tobia 4,16).

“Vì trước nhan Đấng Tối Cao, của bố thí là một lễ vật quý giá cho những ai làm việc bố thí” (Tobia 4,11).

“Rộng tay bố thí là con chất đầy kho lẫm, và con sẽ thoát mọi nỗi gian nguy. Của bố thí sẽ nên vũ khí giúp con chống địch thù lợi hại hơn cả khiên dầy giáo nhọn” (Hc 29,12-13).

“Mỗi người hãy cho tuỳ theo quyết định của lòng mình, không buồn phiền, cũng không miễn cưỡng, vì ai vui vẻ dâng hiến, thì được Thiên Chúa yêu thương” (2 Cr 9,7).

“Kẻ túng nghèo, Người rộng tay làm phúc; đức công chính của Người tồn tại muôn đời. Đấng cung cấp hạt giống cho kẻ gieo, và bánh làm của ăn nuôi dưỡng, tất sẽ cung cấp dư dật hạt giống cho anh em gieo, và sẽ làm cho đức công chính của anh em sinh hoa kết quả dồi dào” (2 Cr 9,9-10).

“Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh” (Mt 6,2-4).

Thánh Lêô Cả (400-461) đã đánh giá cao việc bố thí, ngài nói:

“Bàn tay của người nghèo là ngân hàng của Thiên Chúa. Ai nuôi dưỡng Chúa Kitô nơi người nghèo thì người đó gửi kho tàng của mình ở trên trời. Nó dập tắt mọi tội lỗi họ mắc phải trong nơi trú ngụ ở trần gian này, “vì lòng yêu thương che phủ muôn vàn tội lỗi” (1 Pr 4,8). Không còn nghi ngờ chi nữa, chúng ta sinh lợi cho linh hồn của mình mỗi khi chúng ta cứu giúp người khác vì lòng thương xót. Người thương xót những kẻ nghèo là người muốn được Chúa Kitô tha thứ. Và chúng ta hãy tin rằng điều gì được trao cho người nghèo là chúng ta đã trao nó cho Thiên Chúa. Không có gì ích lợi hơn cho bằng kết hợp việc ăn chay cách hợp lý và sự thánh thiện trong các công việc bác ái”.

Thánh Augustinô đã nói: “Nếu bạn bố thí mà lòng buồn phiền thì bạn mất đi cả bố thí lẫn yêu thương. Những gì bạn làm cho người túng thiếu thì Thiên Chúa sẽ trả lại nó cho bạn. Sự bố thí của chúng ta nâng đỡ các linh hồn trong Luyện Ngục. Thánh Gioan Kim khẩu, Tiến sĩ Giáo hội (+406), đã khẳng định: “Ồ, nếu chúng ta biết trao cho người túng thiếu điều tốt và lời cầu nguyện là chúng ta đang cầu xin họ bố thí cho những kẻ chết của chúng ta”.

Felipe Aquino – https://it.aleteia.org

G. Võ Tá Hoàng chuyển ngữ – WQN

Nhiều người thắc mắc: tại sao Lễ Tro cứ phải là ngày Thứ Tư trong tuần mà không phải là Thứ Năm hay Chúa Nhật?

Trả lời: Mùa Chay bắt đầu từ Lễ Tro, cho đến đến trước Chúa Nhật Phục Sinh, dài 40 ngày tượng trưng cho 40 ngày Chúa Giêsu đã ăn chay trong sa mạc.

Theo hình minh họa, chúng ta thấy, nếu đếm ngược lùi lại từ Chúa Nhật Phục Sinh (trừ đi 6 Chúa Nhật trong Mùa Chay – vì mỗi Chúa Nhật được coi là một Lễ Phục Sinh “nhỏ”) thì Lễ Tro luôn phải rơi vào ngày Thứ Tư mới tròn 40 ngày.

Hãy tận dụng 40 ngày này để chay tịnh, cầu nguyện, hòa giải và làm việc bác ái mừng Đại Lễ Chúa Phục Sinh.

Với mục đích để Lời Chúa được loan truyền và thông tin Giáo hội được lan tỏa, Legio Mariæ sẵn lòng để các tổ chức và cá nhân sử dụng lại tin bài đã đăng trên báo giấy và báo mạng legiomariævn.com của mình.

Tuy nhiên, vì đức công bằng và sự bác ái, xin quý vị vui lòng ghi đầy đủ nguồn như sau: “Theo Đạo Binh Đức Mẹ, website: legiomariævn.com”.

Ngoài ra, nếu chia sẻ bài lên mạng xã hội (Facebook, Twitter…), đề nghị dùng đường dẫn gốc trên website của Đạo Binh Đức Mẹ.

This post was last modified on 16/01/2024 07:43

Published by

Bài đăng mới nhất

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

2 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

7 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

7 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

8 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 22/11/2024 theo năm sinh: Chọn số ĐÓN LỘC

Con số may mắn hôm nay 22/11/2024 theo năm sinh: Chọn con số ĐẾN LỘC

22 giờ ago

Tử vi thứ 6 ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuất hạnh phúc, Dần gặp may

Tử vi thứ Sáu ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Chó vui vẻ, Hổ may…

22 giờ ago