1. Tìm hiểu chung về quá trình bài tiết nước tiểu
Để giải đáp câu hỏi: nước tiểu đầu được tạo ra từ đâu, trước tiên chúng ta cần nắm được quá trình bài tiết nước tiểu. Nước tiểu được tạo ra trải qua 3 giai đoạn chính, đó là: lọc tại cầu thận, tái hấp thu và bài tiết.
- Quên không mang giấy tờ xe bị phạt bao nhiêu tiền?
- Tài khoản thu phí thường niên là gì? 5 cách tra cứu tài khoản thu phí thường niên nhanh chóng
- Nghị luận về tính tự chủ – Bài văn mẫu tuyển chọn đặc sắc
- Ngành Logistics thi khối nào? Tổng hợp tổ hợp môn xét tuyển
- Cách chọn size áo sơ mi nam chuẩn theo cân nặng và số đo cơ thể
Việc bài tiết nước tiểu diễn ra qua nhiều giai đoạn
Có 4 cơ quan của hệ tiết niệu trực tiếp tham gia vào quá trình tạo nước tiểu là: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Trong đó, mỗi cơ quan sẽ đảm nhiệm vai trò riêng.
Thận tạo ra nước tiểu, các chất thải chuyển hóa, dịch dư thừa của máu sẽ đào thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Quá trình bài tiết giúp cân bằng nước, điện giải, kiềm toan và huyết áp của cơ thể. Khi thận bị tổn thương, quá trình lọc máu, tạo nước tiểu sẽ gặp nhiều khó khăn.
Thận tham gia trực tiếp vào quá trình tạo nước tiểu
Từ thận, nước tiểu sẽ đi qua niệu quản và tới bàng quang. Niệu quản là đường ống dài và là cầu nối từ thận tới bàng quang. Với người trưởng thành khỏe mạnh, niệu quản có độ dài trung bình khoảng 25 đến 30cm.
Xem thêm : 1m3 bằng bao nhiêu lít, ml, cm3, dm3? Quy đổi 1 mét khối (m3)
Bàng quang là nơi chứa nước tiểu, sức chứa của cơ quan này khoảng từ 300 – 500ml nước tiểu. Khi chưa có nước tiểu, bàng quang là cấu trúc rỗng, sau khi đầy nước tiểu, cơ quan này bắt đầu giãn rộng. Vị trí bàng quang ở nam và nữ giới có một chút khác biệt, ở phụ nữ bàng quang nằm trước âm đạo, dưới tử cung. Đối với đàn ông, bàng quang thường nằm trên tuyến tiền liệt, dưới trực tràng.
Nước tiểu từ bàng quang được đưa ra ngoài cơ thể nhờ niệu đạo. Niệu đạo của nam giới và nữ giới có độ dài khác nhau. Cụ thể, niệu đạo nam giới dài tầm 20cm, còn niệu đạo của nữ giới chỉ tầm 4cm.
2. Lời giải cho thắc mắc: Nước tiểu đầu được tạo ra từ đâu?
Nước tiểu đầu hình thành ở giai đoạn lọc máu diễn ra ở cầu thận.
Về cấu tạo, cầu thận tạo thành từ mạng lưới mao mạch, chúng được xếp song song với nhau. Xung quanh mạng lưới mao mạch này là bao Bowman. Dịch lọc từ huyết tương vào bao Bowman. Phần dịch này đi qua 3 lớp màng lọc cầu thận, đó là: lớp tế bào nội mô của mao mạch, màng đáy và tế bào biểu mô bao Bowman.
Nước tiểu đầu được tạo ra từ quá trình lọc tại cầu thận
Để có thể đi qua màng lọc, các phân tử phải đảm bảo được 2 yếu tố, đó là kích thước, lực tích điện phân tử qua màng lọc. Đặc biệt, màng lọc cầu thận hoạt động dựa trên sự chênh lệch áp suất trong bao Bowman và mao mạch cầu thận.
Như vậy, máu sẽ được đưa vào thận rồi đến cầu thận. Tại đây, một lượng huyết lớn từ máu đi qua màng lọc cầu thận. Một số chất có thể đi qua màng lọc như nước, điện giải, muối, chất thải,… di chuyển vào khoang nước tiểu của cầu thận, tạo thành nước tiểu đầu.
3. Nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức khác nhau ra sao?
Xem thêm : Dòng điện trong kim loại
Sau khi lọc tại cầu thận, nước tiểu đầu vẫn còn khá nhiều chất dinh dưỡng nên sẽ trải qua thêm quá trình tái hấp thu. Một số chất được giữ lại và hấp thụ lại vào máu như glucose, natri, protein và các dưỡng chất khác. Còn các chất thải như urea, creatinine,… và nước sẽ di chuyển qua ống góp đổ xuống bể thận, theo niệu đạo và tới bàng quang. Đây chính là nước tiểu cuối hay nước tiểu chính thức, sẽ được đào thải khỏi cơ thể thông qua bàng quang.
Nước tiểu chính thức và nước tiểu đầu có rất nhiều sự khác biệt
Để phân biệt giữa nước tiểu đầu với nước tiểu chính thức, chúng ta sẽ dựa vào các yếu tố như: nồng độ chất hoà tan, lượng chất cặn bã, chất độc và lượng dinh dưỡng. Cụ thể: nước tiểu đầu có nồng độ chất hoà tan và chất dinh dưỡng cao hơn và lượng chất cặn bã, chất độc sẽ ít hơn so với nước tiểu chính thức.
Sự khác biệt trên là do kết quả của quá trình tái hấp thụ và bài tiết của ống thận. Một ngày có thể có khoảng 170 – 180 lít nước tiểu đầu hình thành nhưng kết thúc quá trình tái hấp thu chỉ khoảng 1 – 2 lít nước tiểu chính thức được tạo ra. Quá trình tái hấp thu và bài tiết nước tiểu được thực hiện tại một số cơ quan, cụ thể:
- Tại ống lượn gần: natri, đường, kali và nước sẽ được tái hấp thu.
- Tại quai henle: nước và một số chất được tái hấp thu sau đó chuyển qua ống lượn xa.
- Tại ống lượn xa: quá trình tái hấp thu nước và natri được thực hiện.
- Tại ống góp: quá trình diễn ra khá giống tại ống lượn xa.
4. Những thói quen giúp bảo vệ sức khỏe hệ tiết niệu
Như đã đề cập ở trên, quá trình bài tiết nước tiểu giúp lọc bỏ các chất thải, cặn bã và chất độc ra khỏi máu, từ đó đảm bảo hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể. Vì vậy, việc bảo vệ sức khỏe hệ tiết niệu là rất quan trọng. Chúng ta có thể thực hiện thông qua việc xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, cụ thể như:
Bảo vệ thận bằng những thói quen sinh hoạt khoa học
- Kiểm soát và duy trì cân nặng. Những người thừa cân, béo phì cần lên một chế độ giảm cân an toàn.
- Không ăn mặn, ăn nhiều đường.
- Kiểm soát tốt các bệnh lý đang mắc (nếu có) như huyết áp, tiểu đường,… và tuân thủ chế độ điều trị của bác sĩ.
- Không sử dụng thuốc bừa bãi mà không có chỉ định của bác sĩ.
- Không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn, thuốc lá,…
- Hạn chế căng thẳng, đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ.
- Luyện tập thể dục.
Mong rằng bài viết này đã giúp các bạn hiểu hơn về quá trình bài tiết và giải đáp thắc mắc: nước tiểu đầu được tạo ra từ đâu. Chúng ta nên chú ý theo dõi, chăm sóc sức khỏe hệ tiết niệu, đặc biệt là thận để quá trình bài tiết nước tiểu không bị gián đoạn, đảm bảo thể trạng tốt. Nếu nhận thấy có dấu hiệu bất thường, bạn nên đi thăm khám ở cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Tiết niệu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn thêm.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp