Categories: Tổng hợp

Bầu lỡ ăn ít rau răm có sao không?

Published by

Rau răm là một loại rau gia vị được sử dụng phổ biến ở Việt Nam và còn là một vị thuốc Đông y chữa nhiều bệnh thông thường. Tuy nhiên loại rau này được cảnh báo là không tốt cho phụ nữ mang thai. Bà bầu lỡ ăn ít rau răm có sao không?

Bà bầu lỡ ăn ít rau răm có sao không?

Trước khi tìm hiểu bà bầu lỡ ăn ít rau răm có sao không chúng ta cần biết sao bà bầu có nên ăn rau răm hay không? Nếu có thể thì bà bầu ăn rau răm như thế nào thì an toàn?

Vì sao bà bầu không nên ăn rau răm

Theo Đông y, rau răm có tính ấm, mùi thơm, vị cay nồng, không chứa độc tố, nên dùng ăn kèm với các thực phẩm có tính hàn như thịt gà, trứng vịt lộn, trai, hến, ngao, sò,… Từ xa xưa rau răm đã được dùng để tán hàn, làm ấm bụng, kích thích tiêu hóa, ích trí, sáng mắt, mạnh gân cốt, sát trùng,… Tuy nhiên rau răm là một loại thực phẩm cần kiêng kỵ khi mang thai. Các bà bầu được khuyến cáo không nên ăn rau răm để tránh bị động thai, sảy thai. Trong thành phần hóa học của rau răm có chứa chất kích thích tử cung co bóp khiến bào thai bị đẩy ra ngoài dẫn tới động thai, sảy thai. Vậy bà bầu lỡ ăn ít rau răm có sao không?

Rau răm là một loại rau gia vị không có độc tố, thường được dùng để chữa một vài bệnh thông thường cho người không mang thai

Bà bầu lỡ ăn ít rau răm có sao không?

Trong 2 tháng đầu mang thai bà bầu tuyệt đối không nên ăn rau răm. Sau tam cá nguyệt thứ nhất mẹ bầu có thể ăn một ít rau răm nhưng không nên ăn quá nhiều. Mặc dù vậy bà bầu lỡ ăn ít rau răm trong 3 tháng đầu cũng không đủ để gây nguy hiểm cho thai kỳ. Trong thực tế ăn lượng nhỏ rau răm không gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi hay sức khỏe của mẹ bầu. Tác động tiêu cực của rau răm tới thai kỳ là khi ăn tới một lượng nhất định có thể kích thích tử cung co bóp dẫn tới sảy thai. Nếu mẹ bầu chỉ ăn dưới 5 – 7 lá/lần, mỗi tuần ăn không quá 2 lần thì không đủ để gây nguy hiểm cho thai kỳ.

Nếu bà bầu lỡ ăn dưới 5 – 7 lá rau răm và không ăn quá 2 lần/tuần thì không nên quá lo lắng

Mẹ bầu cần đến các cơ sở y tế ngay để được khám và hỗ trợ bảo vệ an toàn cho bào thai nếu lỡ ăn nhiều rau răm và nhận thấy bất kỳ một hiện tượng bất thường nào trong số các dấu hiệu động thai, sảy thai dưới đây:

  • Âm đạo chảy máu màu đỏ hoặc màu đen có lẫn dịch nhầy
  • Đau mỏi vai
  • Đau bụng
  • Bụng dưới trướng dần lên
  • Bụng đau quặn mỗi lúc một nhiều và đi kèm xuất huyết âm đạo hoặc bụng đau quặn nhưng có giảm dần đi kèm chảy máu âm đạo mỗi lúc một nhiều hơn hoặc bà bầu bị băng huyết

Bà bầu ăn rau răm như thế nào?

Bà bầu mang thai 3 tháng đầu, bà bầu có tiền sử bị sảy thai, sinh non, dọa sảy thai thì nên hạn chế tối đa, tốt nhất là không nên ăn rau răm. Sang tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 bà bầu khỏe mạnh có thể ăn rau răm trong định mức an toàn và ăn kèm với các món chính như trứng vịt lộn, hải sản, cá, thịt dê, thịt bò, cháo gà, cháo trai, cháo hến, cháo ngao,… để khử mùi tanh, hôi của thực phẩm và làm tăng hương vị món ăn.

Khi ăn rau răm bà bầu cần lưu ý:

  • Nếu ăn sống cần rửa kỹ và khử trùng bằng cách ngâm với nước muối loãng khoảng 15p để tránh bị tiêu chảy, nhiễm giun sán,…
  • Nếu đưa rau răm vào món ăn thì nên cho rau răm là công đoạn cuối cùng của quá trình chế biến. Tắt bếp ngay sau khi cho rau răm vào để giữ được màu xanh và hương thơm của lá rau răm. Đồng thời vẫn có thể loại bỏ vi khuẩn và ký sinh trùng có trên rau răm.

Mặc dù thực phẩm có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu dưỡng chất của người bình thường nhưng bà bầu có nhu cầu sắt, canxi, axit folic, vitamin B6, B12, C, D, DHA của bà bầu tăng cao, cần phải kết hợp bổ sung bằng thực phẩm và viên uống mới đáp ứng đủ nhu cầu. Viên sắt và canxi cho bà bầu nên được uống cách nhau, uống canxi trước uống sắt 1 – 2h để cả 2 khoáng chất đều được hấp thụ dễ dàng hơn.

Viên sắt và canxi cho bà bầu nhập khẩu nguyên hộp từ châu Âu

Chúng ta vừa cùng nhau trả lời câu hỏi bà bầu lỡ ăn ít rau răm có sao không và những lưu ý cho bà bầu khi ăn rau răm. Ngoài ra mẹ bầu cũng cần chú ý đến bệnh viện ngay khi cơ thể có những triệu chứng bất thường để được khám và hỗ trợ bảo vệ an toàn cho thai kỳ kịp thời, nâng cao sức khỏe của bà mẹ và thai nhi.

This post was last modified on 14/04/2024 01:50

Published by

Bài đăng mới nhất

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ dàng thăng tiến?

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?

3 giờ ago

Tiết lộ vận hạn 12 con giáp tháng 12/2024: Nguy cơ nào đang rình rập?

Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…

4 giờ ago

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong tầm tay!

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…

4 giờ ago

Tử vi hôm nay: 4 con giáp gặp nhiều may mắn ngày 26/11/2024, vận khí đi lên không ngừng

Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…

5 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo năm sinh: Chọn ĐÚNG SỐ để cuộc sống thêm tuyệt vời

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…

19 giờ ago

Tử vi thứ 3 ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý đen đủi, Mùi nhẹ nhõm

Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…

19 giờ ago