Categories: Tổng hợp

Rứa là gì? Mô tê răng rứa là gì? Giải thích các cụm từ đi với rứa

Published by

Rứa là gì chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều người khi vô tình nghe thấy một ai đó người miền Trung sử dụng trong giao tiếp hằng ngày, và bạn chưa hiểu ý họ muốn nói đến là gì. Nếu thế thì hãy cùng Coolmate tìm hiểu ý nghĩa của chúng để có cách sử dụng đúng đắn hơn và không bị ngớ người mỗi khi nghe nhắc đến nhé.

Rứa là gì? Mô tê răng rứa là gì? Giải thích các cụm từ đi với rứa

1. Rứa là gì?

Rứa là một từ ngữ địa phương, thường sử dụng giao tiếp hàng ngày ở các tỉnh thành miền Trung. Ở những nơi có nhiều khách du lịch hoặc khi trao đổi với những người ở các tỉnh thành khác thì người dân lại ưu tiên sử dụng tiếng phổ thông để cả hai có thể dễ dàng giao tiếp.

Vậy rứa là gì? Đây là một từ đệm được dùng trong câu để nhấn mạnh câu nói. Rứa có nghĩa là “thế” trong các câu nói của người dân các tỉnh miền Trung và Bắc Trung Bộ như Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Quảng Ngãi, Quảng Bình,…. Ví dụ như “Con đi mô rứa?” – có nghĩa là “Con đi đâu thế”,…

Rứa là gì? Ý nghĩa của từ rứa tiếng Nghệ An là gì?

2. Tại sao người miền Trung sử dụng từ rứa?

Việt Nam có 54 dân tộc anh em và 63 tỉnh thành nên mỗi vùng miền và địa phương có những cách sử dụng từ ngữ khá khác biệt. Trong đó, miền Trung có cách sử dụng từ ngữ đa dạng và có nhiều tiếng lạ và đặc biệt hơn.

Mỗi khi sử dụng những từ này, mọi người đều có thể dễ dàng nhận ra nguồn gốc và xuất xứ của từ ấy đến từ địa phương nào. Ví dụ như rứa, mô, tê, trốc tru, khu mấn,… Hay trong một tỉnh nhưng ở mỗi huyện, xã lại có giọng và cách dùng từ khác nhau làm cho tiếng Việt cực kì phong phú.

Bạn có biết lí do tại sao người miền Trung sử dụng từ rứa hay chưa?

Do những thói quen và cách dùng từ xưa đến nay mà phương ngữ vẫn còn tồn tại và duy trì qua nhiều thế hệ. Nhờ vào xã hội phát triển nên mọi người cũng di chuyển đến nhiều nơi hơn, từ đó, lan truyền ngôn ngữ địa phương, giúp chúng trở nên gần gũi và quen thuộc hơn.

3. Chi mô răng rứa, mô tê răng rứa có nghĩa là gì?

Không chỉ có mỗi từ rứa, phương ngữ miền Trung còn có rất nhiều từ ngữ đặc trưng khác như mô, tê, răng,… Vậy bạn có biết mô tê răng rứa nghĩa là gì hay chưa? Để hiểu ý nghĩa của câu này, chúng ta cần biết được nghĩa của từng từ riêng lẻ như sau:

  • mô: là một từ được dùng trong các câu hỏi, mang ý nghĩa là ở đâu. Ví dụ: “anh đi mô rứa?” thì có nghĩa là hỏi “anh đi đâu thế?”

  • tê: là một từ dùng để chỉ vị trí, có thể được hiểu là kia, đằng kia. Ví dụ: “cái tê là cái chi?”, có nghĩa là hỏi “cái kia là cái gì?” hoặc “ở tê tề” có nghĩa là “ở kia kìa”

  • răng: từ này mang ý nghĩa là “sao”, “thế nào” trong các câu hỏi thường ngày. Ví dụ: “cái ni mần răng?” là để hỏi “cái này làm sao”, “cái này làm thế nào?”

  • chi: cũng là một từ dùng trong câu hỏi, có ý nghĩa là gì. Ví dụ: “em đang muốn lấy cái chi chi?” là đang muốn hỏi “em đang muốn lấy cái gì?”

  • rứa: rứa tiếng Nghệ An là gì? Như đã nói phía trên, rứa có nghĩa là thế, một từ đệm giúp nhấn mạnh hơn. Ví dụ: “rứa là hắn đi à?” có nghĩa là “thế là anh ta đi à?”

Chi mô răng rứa, mô tê răng rứa có nghĩa là gì? Cùng làm giàu thêm vốn tiếng Việt cho mình nhé

Các từ này thường được dùng để đệm vào nhiều câu nói khác nhau tạo nên những ý nghĩa khá đặc trưng. Bạn cũng có thể ghép những từ này thành một câu có nghĩa, ví dụ như:

  • “Mi đang mần cái chi rứa?” – “Mày đang làm cái gì thế?”

  • “Em có biết cái chi mô” – “Em có biết cái gì đâu”

  • “Rứa hấn đang ở mô? Răng sáng giờ em tìm mà chả thấy mô? Rứa hấn đang ở tê răng?” – “Thế anh ta đang ở đâu? Sao sáng giờ em tìm mà không thấy đâu? Thế anh ta đang ở kia sao?”

4. Tổng hợp phiên dịch tất tần tật các từ miền Trung

Không chỉ có những từ ngữ kể trên, miền Trung còn có nhiều từ ngữ “đặc sản” khác mà chắc bạn cũng đã từng được nghe qua, nhưng chưa kịp hiểu ý nghĩa là gì. Cùng mình khám phá tiếp nhé.

4.1. Đại từ miền Trung

Một số đại từ miền Trung quen thuộc phải kể đến như:

  • Tau: có nghĩa là tao, là một cách để nói về chính bản thân mình, tương ứng với từ “Tôi” hoặc “Mình” trong ngôn ngữ toàn dân. Ví dụ: “Tau đã nói rồi”, có nghĩa là “Tôi đã nói rồi”

  • Mi: có nghĩa là mày, là một cách để gọi người đối diện, thường là bạn bè hoặc những người nhỏ hơn mình. Ví dụ: “Mi đang làm cái chi rứa?” có nghĩa là “Mày đang làm cái gì thế?”

  • Choa: có nghĩa là chúng tao, là một cách để gọi chúng tôi, hoặc chúng mình

  • Bây: có nghĩa là các bạn, chúng mày, hoặc những người khác. Ví dụ: “Ê bây ơi bây”, có nghĩa là “Ê tụi mày ơi”

  • Cấy: có nghĩa là cái, dùng để chỉ một vật cụ thể nào đó. Ví dụ như: “cấy chi rứa? có nghĩa là “cái gì thế”

  • Hấn: có nghĩa là hắn, dùng để nói về “anh ấy”, “cô ấy”

Một số đại từ tiếng miền Trung thường được sử dụng

4.2. Danh từ miền Trung

Sau đây là một số từ ngữ mà người miền Trung cũng rất hay sử dụng là:

  • Con du: có nghĩa là con dâu, vợ của con trai

  • Chạc: có nghĩa là cái dây, được dùng để chỉ sợi dây, sợi cáp

  • Con me: có nghĩa là con bê, con bò con, một loại gia súc

  • Chủi: có nghĩa là cây chổi

  • Nạm: có nghĩa là nắm, dùng để nắm một vật gì đó

  • Tru: có nghĩa là con trâu, một loại gia súc phổ biến bên cạnh con bò

  • Trốc gúi: có nghĩa là cái đầu gối, một bộ phận trên cơ thể

  • Mấn: có nghĩa là chiếc váy

  • Khu: có nghĩa là cái mông, đít

  • Khu mấn: có nghĩa là nghèo, không có cái gì đó

  • Trốc: có nghĩa là cái đầu, phần đầu của một vật gì đó

  • Trốc tru: có nghĩa là đồ ngu, dùng để chỉ người nghịch ngợm, bướng bỉnh

  • Đọi: là cái bát, cái chén dùng để ăn

Những danh từ tiếng miền Trung mà có thể bạn đã nghe qua nhưng chưa hiểu hết ý nghĩa

4.3. Thán từ miền Trung

Bên cạnh đó, ngôn ngữ địa phương của miền Trung cũng có rất nhiều thán từ đặc biệt như sau:

  • Mồ: có nghĩa là nào

  • Ni: nghĩa là cái này

  • Tề: nghĩa là kìa hoặc đó

  • Nỏ: có nghĩa là không. Ví dụ: “Hấn nỏ có biết mô” – “Hắn ta không có biết đâu”

  • A ri: có nghĩa là như thế này, dùng để diễn tả ý muốn giả thích điều gì đó cho người khác

  • Ri: có nghĩa là thế này

  • Bây giừ, bây chừ: nghĩa là bây giờ, ngay lúc này

  • Chư: nghĩa là từ chứ trong ngôn ngữ tiếng Việt thường ngày

  • Đại: có nghĩa là bừa. Ví dụ: “Lấy đại cho tau đi” có nghĩa là “Lấy bừa cho tao đi, cái nào cũng được”

  • Nớ: có nghĩa là ấy. Ví dụ: “Lấy cái nớ cũng được” là “Lấy cái ấy cũng được”

  • Hầy: nghĩa là nhỉ. Ví dụ như “Thích hầy” nghĩa là “Thích nhỉ”

  • Rành: rành lại có nghĩa là rất. Ví dụ: “Rành nhiều” nghĩa là “Rất nhiều”

  • Nhứt: có nghĩa là nhất. Ví dụ: “Cái ni là nhứt” có nghĩa là “Cái này là nhất”

Những thán từ tiếng miền Trung cực kì quen thuộc mà bạn nên cập nhật ngay nhé

5. TOP câu nói có từ rứa trong đời sống người Nghệ

Sau khi đã biết chi mô rứa là gì rồi thì cũng mình khám phá một số câu nói thường được người Nghệ dùng trong đời sống thường ngày nhé.

  • Rứa à – nghĩa là Thế à

  • Chi rứa – nghĩa là Gì thế

  • Có chuyện chi rứa? – nghĩa là Có chuyện gì thế

  • Răng rứa? – nghĩa là Sao thế

  • Cái ni mần răng rứa? – nghĩa là Cái này làm sao thế

  • Mô rứa? – là Đâu thế, Ở đâu

  • Mi đi mô rứa? – Mày đi đâu thế

  • Chi mô răng rứa? – nghĩa là Gì đâu sao thế

  • Mần cái chi rứa? – nghĩa là Làm cái gì thế

  • Răng rứa hè – nghĩa là Sao thế nhỉ

  • Thằng nớ nó mần răng rứa hè? – có nghĩa là Thằng ấy nó làm sao thế nhỉ

  • Ở rứa – nghĩa là Ở đâu

  • Có rứa – có nghĩa là Có thế thôi

  • Ăn chi rứa? – Ăn cái gì đó

  • Rưa rứa – nghĩa là có thế thôi, có chừng đó thôi

  • Như rứa – nghĩa là Như thế

  • Ở mô rứa? – nghĩa là Ở đâu thế

  • Rứa hầy – nghĩa là Thế nhỉ

  • Rứa hè – có nghĩa là Thế nha

  • Mi gan rứa – Mày gan thế

  • Chắc rứa – Chắc thế

  • Kinh rứa – có nghĩa là Kinh thế

  • Tau thích làm rứa – nghĩa là Tôi thích làm thế

Với rất nhiều ví dụ như trên chắc hẳn bạn cũng đã phần nào hiểu được rứa tiếng miền Trung là gì rồi đúng không nào. Bạn cũng có thể học ngay những cách dùng trên để nói chuyện và trao đổi cùng những người bạn người Nghệ An, Hà Tĩnh của mình rồi đấy.

Một số câu nói có từ rứa trong đời sống hàng ngày của người dân xứ Nghệ

Nhưng hãy nhớ là dùng với một tinh thần và thái độ lịch sự và tôn trọng lẫn nhau nhé. Đừng dùng những phương ngữ địa phương để trêu nhau hoặc nhại lại tiếng của nhau, như vậy là bạn đang kì thị và có sự phân biệt vùng miền đấy.

Lời kết

Mỗi địa phương có những ngôn ngữ đặc trưng riêng đã tạo nên sự đa dạng và phong phú cho tiếng Việt, cũng như làm nổi bật truyền thống và văn hóa của từng vùng miền khác nhau. Hi vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu được rứa là gì và có cách dùng từ chuẩn xác hơn rồi nhé. Đừng quên theo dõi CoolBlog để có thêm những chia sẻ về những trend mới cũng như cập nhật các xu hướng thời trang mới nhất nhé.

“Coolmate – Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới.”

>>> Xem thêm

  • Chả quyên, tái châu quế lầu, keo lỳ là gì mà siêu hot trên Tiktok?
  • Chống tối cổ bằng cách update từ điển genZ đầu năm 2023
  • CMNM là gì? Ý nghĩa của cụm từ CMNM

This post was last modified on 12/01/2024 08:28

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

11 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

11 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

15 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

20 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

20 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

21 giờ ago