Categories: Tổng hợp

Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức [Cập nhập 2022]

Published by
Video mối quan hệ giữa nội dung và hình thức

Nội dung và hình thức là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lenin và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức. Để hiểu rõ hơn ACC mời bạn tham khảo bài viết Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức [Cập nhập 2022]

Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức [Cập nhập 2022]

1. Khái niệm nội dung và hình thức

– Nội dung là phạm trù triết học dùng để chỉ tổng hợp tất cả các yếu tố quá trình tạo nên sự vật.

Ví dụ: Nội dung của chiếc xe hơi là có 04 bánh cao su, chứa được 4-6 người, sử dụng nhiên liệu là xăng hoặc dầu, tốc độ chạy từ 30 – 200 km/h.

– Hình thức là phạm trù triết học chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sv, là hệ thống các MLH tương đối bền vững giữa các yếu tố để tạo nên sv đó.

Ví dụ: Hình thức của chiếc xe hơi là các bộ phận được làm từ thép, nhựa, cao su…, động cơ được bố trí ở phần trước của xe, có nút đề khởi động động cơ, có ghế lái xe và ghế ngồi đệm mút…

2. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nội dung và hình thức có mối quan hệ biện chứng như sau:

2.1 Nội dung và hình thức thống nhất và gắn bó khăng khít với nhau.

– Bất kỳ sự vật nào cũng phải có đồng thời nội dung và hình thức. Không có sự vật nào chỉ có nội dung mà không có hình thức, hoặc chỉ có hình thức mà không có nội dung. Do vậy, nội dung và hình thức phải thống nhất với nhau thì sự vật mới tồn tại.

– Sự vật được cấu tạo nên từ những mặt, những yếu tố… Nhưng những mặt, những yếu tố này không tách rời nhau, mà thống nhất, gắn kết với nhau.

Như thế, những mặt, những yếu tố… vừa là chất liệu làm nên nội dung, vừa tham gia vào các mối liên hệ tạo nên hình thức. Do đó, nội dung và hình thức không tách rời nhau mà gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau.

Không có một hình thức nào không chứa đựng nội dung, và cũng không có nội dung nào lại không tồn tại trong hình thức.

– Cùng một nội dung, trong tình hình phát triển khác nhau, có thể có nhiều hình thức. Ngược lại, cùng một hình thức có thể thể hiện những nội dung khác nhau.

Ví dụ:

Một số doanh nghiệp có thể tương đồng nhau về số lượng vốn nhưng lại có phương thức kinh doanh ít hay nhiều khác nhau, từ đó tạo nên tính hiệu quả kinh doanh khác nhau; ngược lại, cùng một phương thức kinh doanh nhưng lại có thể thích hợp với một số doanh nghiệp có số lượng vốn ít nhiều khác nhau.

Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức là mối quan hệ biện chứng, trong đó nội dung quyết định hình thức và hình thức tác động trở lại nội dung. Giữa nội dung và hình thức không phải luôn luôn có sự thống nhất. Thông thường, quá trình biến đổi, phát triển của một sự vật được bắt đầu từ sự biến đổi nội dung của nó (dưới một hình thức phù hợp), tới một giới hạn nhất định sẽ xuất hiện sự không còn phù hợp giữa nội dung và hình thức. Khi đó sẽ xuất hiện nhu cầu thay đổi hình thức tạo nên sự phù hợp mới.

Ví dụ:

Dưới một hình thức kinh doanh phù hợp, số lượng vốn của doanh nghiệp không ngừng tăng lên. Đến một giai đoạn nhất định, nó đòi hỏi phải thay đổi cách thức tổ chức kinh doanh cũ, xác lập cách thức kinh doanh mới để bảo toàn lượng vốn cũ và không ngừng thực hiện sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

2.2 Nội dung quyết định hình thức.

Trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, nội dung có vai trò quyết định đến hình thức.

Nội dung bao giờ cũng là mặt động nhất; nó có khuynh hướng chủ đạo là biến đổi. Còn hình thức là mặt tương đối bền vững; khuynh hướng chủ đạo của nó là ổn định.

Sự biến đổi, phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi, phát triển của nội dung. Còn hình thức cũng biến đổi, nhưng chậm hơn, ít hơn so với nội dung.

Khi nội dung biến đổi thì hình thức buộc phải biến đổi theo cho phù hợp với nội dung mới.

Ví dụ: Nội dung quan hệ giữa anh A và chị B là quan hệ bạn bè, khi đó hình thức quan hệ giữa hai người không có “giấy chứng nhận”. Khi anh A và chị B kết hôn, nội dung quan hệ đã thay đổi, thì hình thức quan hệ buộc phải thay đổi khi hai người buộc phải có “giấy chứng nhận kết hôn”.

2.3 Hình thức không thụ động mà tác động trở lại nội dung.

– Tuy nội dung giữ vai trò quyết định so với hình thức nhưng điều đó không có nghĩa là hình thức chỉ “ngoan ngoãn” đi theo nội dung. Trái lại, hình thức luôn độc lập nhất định và tác động tích cực trở lại nội dung.

Khi phù hợp với nội dung, hình thức sẽ thúc đẩy sự phát triển của nội dung. Ngược lại, nếu không phù hợp, hình thức sẽ kìm hãm nội dung phát triển.

– Sự tác động qua lại giữa nội dung và hình thức diễn ra trong suốt quá trình phát triển của sự vật.

Tới một lúc nào đó, nội dung và hình thức xung đột sâu sắc. Nội dung mới sẽ phá bỏ hình thức cũ, hình thức mới sẽ hình thành. Trên cơ sở hình thức mới, nội dung mới tiếp tục biến đổi, phát triển và chuyển sang trạng thái mới về chất.

3. Ý nghĩa phương pháp luận

3.1 Không tách rời nội dung với hình thức.

Do nội dụng và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau nên trong hoạt động thực tiễn, ta cần chống lại mọi khuynh hướng tách rời nội dung với hình thức. Ở đây cần chống lại hai thái cực sai lầm:

+ Hoặc là tuyệt đối hóa hình thức, xem thường nội dung.

Ví dụ: Trong cuộc sống chỉ coi trọng vật chất xa hoa mà coi nhẹ tâm hồn con người.

+ Hoặc là tuyệt đối hóa nội dung, xem thường hình thức.

Ví dụ: Trong cuộc sống, chỉ biết đến rèn luyện nhân cách, tâm hồn mà không chú ý đến phương tiện vật chất tối thiểu.

3.2 Cần căn cứ trước hết vào nội dung để xét đoán sự vật.

Vì nội dung quyết định hình thức nên để xét đoán sự vật nào đấy, cần căn cứ trước hết vào nội dung của nó. Và nếu muốn làm biến đổi sự vật thì cần tác động để thay đổi trước hết nội dung của nó.

3.3 Phải theo dõi sát mối quan hệ giữa nội dung và hình thức.

Vì hình thức có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sự phát triển của nội dung, nên trong hoạt động thực tiễn cần luôn theo dõi mối quan hệ giữa hình thức và nội dung của sự vật để có thể kịp thời phát hiện, can thiệp vào tiến trình phát triển của sự vật theo hướng có lợi nhất.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Lý tính là gì? Cho ví dụ [Cập nhập 2022] mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất, chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

This post was last modified on %s = human-readable time difference 06:00

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 6/11/2024 theo năm sinh: Số nào giúp bạn thỏa ước nguyện?

Con số may mắn hôm nay 6/11/2024 theo năm sinh: Con số nào giúp bạn…

5 giờ ago

Tử vi thứ 4 ngày 6/11/2024 của 12 con giáp: Dần kiêu ngạo, Ngọ hăng hái

Tử vi thứ Tư ngày 6/11/2024 của 12 con giáp: Hổ kiêu ngạo, Ngựa nhiệt…

6 giờ ago

Bày cách khiến 12 con giáp rung động, để tình yêu mãi luôn nồng nàn

Hướng dẫn cách làm 12 con giáp rung động để tình yêu luôn nồng nàn

8 giờ ago

Lập Đông 2024 là ngày nào? Đón mùa Đông lạnh giá, ai được Thần Tài ưu ái đặc biệt?

Lập Đồng 2024 là ngày mấy? Đón mùa đông lạnh giá, ai được Thần Tài…

14 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Ngọ theo ngày sinh: Bạn có phải người giàu tham vọng?

Vận mệnh người tuổi Ngọ theo ngày sinh: Bạn có tham vọng không?

14 giờ ago