Tình trạng mua bán bằng đại học giả, chứng chỉ giả đã diễn ra công khai rất nhiều năm qua. Không ít đối tượng đã sử dụng những tấm bằng giả này để hoàn thiện hồ sơ xin việc, chứng minh trình độ học vấn… trót lọt, qua mắt được các cơ quan, tổ chức, nhà tuyển dụng.
1. Sử dụng bằng tốt nghiệp giả phạm tội gì? Có bị đi tù không?
Bạn đang xem: Sử dụng bằng tốt nghiệp giả bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
Căn cứ vào quy định tại Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì: Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Theo đó, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: Có tổ chức; Phạm tội 02 lần trở lên; Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác; Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; Tái phạm nguy hiểm.
Xem thêm : Đương sự và việc xác định tư cách của đương sự trong tố tụng
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên; Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
Ngoài việc bị xử lý với hình phạt chính như trên, người phạm tội có thể bị phạt bổ sung với hình thức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Qua phân tích nêu trên, có thể khẳng định hành vi sử dụng bằng giả là hành vi trái pháp luật và bị xử lý hình sự tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” và có thể bị phạt tù.
2. Hành vi bán bằng giả bị xử phạt bao nhiêu? Có bị đi tù không?
Xem thêm : Cấu trúc chung của chương trình gồm mấy phần?
Trước đây, hành vi làm văn bằng chứng chỉ giả có thể bị xử phạt hành chính. Cụ thể, tại Điều 16 Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định hành vi làm giả văn bằng, chứng chỉ bị phạt tiền từ 20 – 40 triệu đồng. Đồng thời, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Tuy nhiên, Chính phủ đã ban hành Nghị định 04/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ 10/03/2021 thay thế Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Nghị định này đã bãi bỏ quy định xử phạt hành chính đối với hành vi làm giả, mua bán văn bằng chứng chỉ.
Theo đó, nếu thực hiện các hành vi làm giả, mua bán văn bằng chứng chỉ sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.
Như vậy, người thực hiện hành vi làm bằng cấp, chứng chỉ giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào mức độ vi phạm, người làm văn bằng, chứng chỉ giả có thể bị phạt tiền đến 100 triệu đồng hoặc phạt tù đến 07 năm.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 07/04/2024 17:56
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024