Tính thời gian của một chuyển động đều lớp 5 và cách giải
I) Lý thuyết
Bạn đang xem: 50 bài tập Tính thời gian của một chuyển động đều lớp 5 và cách giải
Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
Đơn vị của thời gian sẽ tương ứng với đơn vị của quãng đường và vận tốc, ví dụ quãng đường có đơn vị là km, vận tốc có đơn vị đo là km/ giờ thì thời gian có đơn vị là giờ…
Đơn vị của quãng đường và vận tốc phải tương ứng với nhau thì mới thực hiện được phép tính chia để tìm thời gian.
II) Các dạng bài tập
Dạng 1: Tìm thời gian khi biết quãng đường và vận tốc
Phương pháp: Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
Lưu ý: Các đơn vị của vận tốc, quãng đường và thời gian phải tương ứng với nhau, nếu chưa tương ứng thì phải đổi để tương ứng với nhau theo yêu cầu của đề bài.
Ví dụ 1: Viết số thích hợp vào ô trống:
S (km)
240
6
80
v (km/ giờ)
40
8
10
t
Lời giải:
S (km)
240
6
80
v (km/ giờ)
40
8
10
t
6
0,75
8
Ví dụ 2: Trên quãng đường 9,6km, một người đi xe đạp với vận tốc 12km/ giờ. Hỏi thời gian đi của người đó là bao nhiêu phút?
Xem thêm : Nguyên tử khối là gì? Bảng nguyên tử khối hóa học đầy đủ nhất
Lời giải:
Thời gian người đó đi trên quãng đường đó là:
9,6 : 12 = 0,8 (giờ)
Đổi: 0,8 giờ = 48 phút.
Đáp số: 48 phút.
Dạng 2: Tìm thời gian xuất phát hoặc thời gian đến khi biết quãng đường, vận tốc, thời gian nghỉ (nếu có)
Phương pháp:
Tìm thời gian đi ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
Tìm thời gian đến hoặc thời gian xuất phát theo công thức:
Thời gian đến = Thời gian khởi hành + thời gian đi + thời gian nghỉ (nếu có).
Thời gian khởi hành = Thời gian đến – Thời gian đi – thời gian nghỉ (nếu có).
Ví dụ 1: Quãng đường AB dài 135km. Một ô tô đi từ A với vận tốc không đổi là 45km/ giờ và đến B lúc 14 giờ 45 phút. Hỏi người đó đi từ A lúc mấy giờ, biết rằng dọc đường ô tô nghỉ 15 phút.
Xem thêm : Nguyên tử khối là gì? Bảng nguyên tử khối hóa học đầy đủ nhất
Lời giải:
Thời gian ô tô đi từ A đến B là:
135 : 45 = 3 (giờ).
Thời gian ô tô bắt đầu khởi hành từ A đến B là:
14 giờ 45 phút – 3 giờ – 15 phút = 11 giờ 30 phút.
Đáp số: 11 giờ 30 phút.
Ví dụ 2: Quãng đường AB dài 120km. Lúc 5 giờ một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 40km/ giờ và nghỉ trả khách ở B 30 phút. Sau đó ô tô đi từ B về A với vận tốc 60km/ giờ. Hỏi ô tô về đến A lúc mấy giờ?
Xem thêm : Nguyên tử khối là gì? Bảng nguyên tử khối hóa học đầy đủ nhất
Lời giải:
Thòi gian ô tô đi từ A đến B là:
120 : 40 = 3 (giờ).
Thời gian ô tô đi từ B về A là:
120 : 60 = 2 (giờ).
Thời gian lúc ô tô về đến A là:
5 giờ + 3 giờ + 2 giờ + 30 phút
= 10 giờ 30 phút.
Đáp số: 12km.
Ví dụ 3: Một ô tô đi từ A với vận tốc 60km/ giờ và sau 1 giờ 30 phút thì đến B. Hỏi một xe máy có vận tốc bằng 23 vận tốc của ô tô thì phải mất bao nhiêu thời gian để đi được nửa quãng đường AB?
Xem thêm : Nguyên tử khối là gì? Bảng nguyên tử khối hóa học đầy đủ nhất
Lời giải:
Đổi 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ.
Độ dài quãng đường AB là:
60 × 1,5 = 90 (km)
Vận tốc của xe máy là:
60 × 2 : 3=40 (km/ giờ)
Thời gian xe máy đi hết nửa quãng đường AB là:
Xem thêm : Phun môi 1 tháng an thịt bò được không?
45 : 40 = 1,125 (giờ)
Đáp số: 1,125 giờ.
III) Bài tập vận dụng
Bài 1: Một người đi xe đạp trong 3 giờ được 27km. Vậy vận tốc của người đi xe đạp này là:
A. 13,5km/giờ
B. 13km/giờ
C. 9 km/giờ
D. 18km/giờ
Bài 2: Quãng đườnh AB dài 102km. Lúc 7 giờ 48 phút, một người đi ô tô khởi hành từ A và đi đến B lúc 10 giờ 32 phút. Tính vận tốc của ô tô, biết giữa đường ô tô nghỉ 20 phút
A. 37,3km/giờ
B. 40km/giờ
C. 33,4km/giờ
D. 42,5km/giờ
Bài 3: Hà đi từ nhà đến bến tàu rồi quay troqr về nhà thì hết 2 giờ 30 phút. Biết quãng đường từ nhà đến bến tàu dài 10,5km và Hà dừng lại ở bến tàu 45 phút. Biết rằng vận tốc đi của Hà không thay đổi. Vậy vận tốc của đi của Hà là:
A. 3km/giờ
B. 12km/giờ
C. 6km/giờ
D. 8km/giờ
Bài 4: Một ô tô đi từ A, sau khi đi được 1 giờ 45 phút thì tới B. Biết quãng đường AB dài 63km. Tìm vận tốc của ô tô đó
A. 30km/giờ
B. 24km/giờ
C. 20km/giờ
D. 36km/giờ
Bài 5: Tính vận tốc của người đi bộ biết quãng đường dài 4km và thời gian đi hết quãng đường là 2,5 giờ
A. 1,6km/giờ
B. 2km/giờ
C. 2,4km/giờ
D. 2,6km/giờ
Bài 6: Một người đi bộ khởi hành lúc 7 giờ tại tỉnh A và đến tỉnh B lúc 8 giờ 45 phút. Biết quãng đường từ A đến B dài 7km. Hỏi người đó đi với vận tốc bằng bao nhiêu?
Bài 7: Một người chạy từ điểm A đến điểm B và từ điểm B quay về điểm A hết 3 phút 50 giây, biết khoảng cách giữa hai điểm A và B dài 575m. Tính vận tốc chạy của người đó bằng m/giây?
Bài 8: Có hai chiếc máy bay bay trên một tuyến đường từ sân bay A đến sân bay B. Máy bay thứ nhất bay hết tuyến đường mất 2 giờ 30 phút, máy bay thứ hai bay hết tuyến đường trong 2 giờ 20 phút. Tìm vận tốc của mỗi chiếc máy bay, biết rằng trung bình 1 phút máy bay thứ nhất bay chậm hơn máy bay thứ hai 1km.
Xem thêm các dạng Toán lớp 5 hay, chọn lọc khác:
Chuyển động cùng chiều lớp 5 và cách giải
Chuyển động ngược chiều lớp 5 và cách giải
Tính quãng đường đi được của một chuyển động đều lớp 5 và cách giải
Toán chuyển động trên dòng nước lớp 5 và cách giải
Tính vận tốc của một chuyển động đều lớp 5 và cách giải
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 05/03/2024 03:53
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…
12 con giáp rất dễ dàng gặp được QUÝ VỊ, chỉ cần áp dụng đúng…
Hãy cẩn thận khi tiếp xúc với những con giáp này, chúng là bậc thầy…
Cách 12 con giáp trưởng thành sau vấp ngã và nếm trải thất bại trong…
4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, thất bại trong đầu tư vào…