Ngân hàng có phá sản được không?
Tại Luật Các tổ chức tín dụng 2010, nước ta cho phép ngân hàng, các tổ chức tín dụng được yêu cầu tòa án tuyên bố phá sản. Theo đó, một ngân hàng có thể bị coi là phá sản khi ngân hàng đó rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán, không thể thực hiện nghĩa vụ tài chính với khách hàng.
Trên thực tế, ở Việt Nam chưa có ngân hàng nào phá sản. Bởi, để một ngân hàng phá sản là điều rất khó khăn. Khi phía ngân hàng thương mại hoạt động không tốt thì Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo nhiều biện pháp để cứu vãn. Đồng thời, thủ tục phá sản cũng tương đối phức tạp với nhiều biện pháp phục hồi.
Điều 155 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định, sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn lâm vào tình trạng phá sản thì tổ chức tín dụng đó làm đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản.
Xem thêm : Lệ phí trước bạ nhà đất là gì? Cách tính lệ phí trước bạ nhà đất
Khi nhận được yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng, Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và áp dụng thủ tục thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật về phá sản.
Ngân hàng phá sản, người gửi tiền được đền bù tối đa bao nhiêu?
Do ngân hàng được phép phá sản, nên để giảm thiểu rủi ro cho người gửi, Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 yêu cầu các ngân hàng nhận tiền gửi của cá nhân phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, trừ ngân hàng chính sách.
Hạn mức trả tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.
Theo đó, khi mua bảo hiểm tiền gửi, người gửi tiền sẽ được chi trả một khoản tiền trong hạn mức khi ngân hàng phá sản.
Xem thêm : Lá thuốc dòi có tốt cho phổi không? Thuốc dòi trị bệnh gì?
Trước đây, theo Quyết định 21/2017/QĐ-TTg, số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 75 triệu đồng. Điều đó có nghĩa là ngân hàng phá sản thì người gửi tiền được chi trả tối đa 75 triệu đồng.
Tuy nhiên, theo Quyết định 32/2021/QĐ-TTg về hạn mức trả tiền bảo hiểm mới, số tiền tối đa bảo hiểm trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm (cả gốc và lãi) của một người tại một ngân hàng khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125 triệu đồng.
Theo đó, nếu khách gửi tiền mà ngân hàng phá sản sẽ được bảo hiểm chi trả tối đa 125 triệu đồng.
Ngoài việc nhận tiền bảo hiểm, người gửi còn có thể được nhận tiền đền bù từ hoạt động thanh lý tài sản của ngân hàng phá sản.
Theo vov.vn
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 07/01/2024 20:38
12 con giáp rất dễ dàng gặp được QUÝ VỊ, chỉ cần áp dụng đúng…
Hãy cẩn thận khi tiếp xúc với những con giáp này, chúng là bậc thầy…
Cách 12 con giáp trưởng thành sau vấp ngã và nếm trải thất bại trong…
4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, thất bại trong đầu tư vào…
Tử vi hôm nay – Top 4 con giáp có sự nghiệp rực rỡ nhất…
Tử vi tuần mới của 12 con giáp từ 25/11 – 01/12/2024: Dần thức tỉnh,…