Giai đoạn mắc hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh thực sự là thời điểm khá khó khăn đối với người làm bố mẹ sau khi có con. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên, bé sẽ lặp đi lặp lại những cơn khóc hàng giờ như vậy vào cùng 1 thời điểm. Bởi thế, biết được nguyên nhân, dấu hiệu sớm thì bố mẹ sẽ có thể phát hiện sớm và xử trí kịp thời.
Hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh là gì?
Cho đến thời điểm hiện tại, hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh vẫn không được xem là một bệnh lý mà còn mang tính tự phát. Đây là hiện tượng trẻ nhỏ không ngừng khóc không rõ lý do, các cơn khóc bất thường này thường xảy ra vào cùng thời điểm trong ngày hoặc ban đêm và kéo dài trong khoảng 3 giờ.
Bạn đang xem: Hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh là gì? Bố mẹ cần biết gì về hội chứng này?
Do không biết chính xác nguyên nhân là gì, cơn quấy khóc thường đến một cách đột ngột dù ở trẻ khỏe mạnh cho nên đến nay hội chứng này vẫn không có thuốc đặc trị. Theo quy luật của một bác sĩ đã tìm ra thì hội chứng Colic sẽ xảy ra với 3 quy tắc sau:
- Trẻ sơ sinh liên tục quấy khóc trong vòng 3 giờ.
- Cơn quấy khóc thường xảy ra ít nhất 3 ngày trong tuần.
- Trẻ sơ sinh sẽ tái diễn tình trạng này trong ít nhất 3 tuần.
Nguyên nhân hội chứng Colic
Bởi vì mang tính tự phát và thường bắt đầu với nguyên nhân không rõ ràng nên cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào xác định được nguồn gốc chính xác của hội chứng Colic. Tuy nhiên theo một số giả thuyết, hiện tượng quấy khóc này được khoanh vùng bởi những nguyên nhân liên quan sau:
- Hệ tiêu hóa của bé đang hoàn thiện, chưa đầy đủ hoặc do đường ruột của bé đang tạm thời nhạy cảm phản ứng lại với các thành phần như protein, đường có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- Hệ vi sinh vật đường ruột đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Chính vì thế, nếu mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột thì cơ thể bé sẽ có sự thay đổi về thành phần cũng như số lượng của các loại vi khuẩn đường ruột có lợi cho cơ thể.
- Vì tế bào não của trẻ chưa được biệt hóa và các sợi trục thần kinh chưa được myelin hóa nên những phản ứng vỏ não thường có xu hướng lan tỏa. Bởi thế, một kích thích nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến sự kích động của bé.
- Trong một số trường hợp, có thể mẹ cho bé bú quá nhiều gây nên chướng bụng hoặc quá ít hay bé ợ hơi không thường xuyên.
Nhận biết triệu chứng của hội chứng Colic
Xem thêm : Lễ cúng Rằm tháng 7 tại nhà: cách sắm lễ & nghi thức cúng chuẩn nhất
Các biểu hiện của trẻ mắc phải hội chứng Colic ở mỗi thời điểm thường rất khác nhau. Những dấu hiệu mà bố mẹ cần đặc biệt quan tâm ở hội chứng này là:
- Thời gian khóc của trẻ: Hiện tượng này thường xuất hiện với tần suất nhiều nhất tại thời gian sau khi cho trẻ bú và thường xảy ra vào cuối buổi chiều tối. Trẻ khóc thì sẽ kéo dài từ một vài phút cho đến thời lượng vài tiếng hoặc có thể nhiều hơn.
- Khóc dữ dội: Lúc này, trẻ khóc rất to và có thể gào thét lên rất dữ dội với âm lượng nghe rất cao và to. Đồng thời lúc này mặt của bé có thể đỏ ửng lên và bố mẹ thường rất khó khăn và mất nhiều thời gian để dỗ bé.
- Thay đổi trạng thái: Khi khóc tay bé hay nắm chặt, bụng căng, lưng cong và đầu gối co lên.
- Ngủ không sâu giấc: Giấc ngủ của bé thường không sâu hay liền mạch và bé hay quấy khóc trong lúc đang ngủ.
Bố mẹ nên làm gì để giúp bé khi mắc phải hội chứng này?
Đã có rất nhiều bậc phụ huynh cảm thấy khó khăn và kiệt sức khi phải đối mặt với những triệu chứng mà hội chứng Colic mang lại bởi trước đó chưa từng tìm hiểu hoặc nghe qua. Chính vì thế, điều này gây áp lực lên những khía cạnh khác trong cuộc sống của bố mẹ. Giờ đây, bố mẹ sẽ không cần phải lo lắng nhiều nữa vì Nhà thuốc Long Châu sẽ hỗ trợ và giúp bố mẹ nắm bắt sớm cách xử lý đơn giản nhất.
Nếu em bé gặp phải những dấu hiệu đã nếu trên, lúc này bố mẹ phải là người hết sức bình tĩnh, không bởi vì con quấy khóc mà cuống lên. Thay vì thế, bố mẹ nên ổn định tâm lý và thực hiện cẩn thận một số cách sau:
- Đối với trẻ khóc trong một thời gian ngắn: Bố mẹ nên ôm con, thực hiện động tác lắc nhẹ hoặc vỗ nhẹ nhàng.
- Đối với trẻ quấy mãi không ngưng: Bố mẹ hãy lấy một chiếc khăn mềm và quấn cho con.
- Đối với trẻ em có khả năng mút sữa mạnh: Nếu bé vẫn muốn tiếp tục bú sau khi ăn, lúc này bố mẹ hãy cho em dùng núm vú giả.
- Chỉ nên cho trẻ bú bình từ 15 – 20 phút: Dùng núm vú giả có lỗ nhỏ.
- Sau khi bú xong, bố mẹ hãy massage nhẹ nhàng ở bụng cho trẻ để giúp con ợ hơi.
- Hạn chế tiếng ồn và tìm không gian yên tĩnh nhất cho con.
- Bế em bé tựa trên vai, đặt bé ngồi thẳng trên đùi hoặc lật úp người bé cho nằm trên chân bạn và sau đó vỗ hoặc xoa nhẹ vào lưng bé.
Nếu bố mẹ quá căng thẳng trong việc dỗ dành bé nín khóc, thỉnh thoảng điều này sẽ khiến bố mẹ rung lắc bé quá mạnh có thể gây hại cho bé. Rung lắc bé có thể gây tổn thương não nghiêm trọng, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong. Nguy cơ của những hành động không kiểm soát này là rất lớn.
Xem thêm : Điểm danh 15 thương hiệu Local Brand đình đám tại Việt Nam
Bởi vậy, nếu như thấy bé có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến Colic, bố mẹ nên trao đổi trực tiếp với chuyên gia chăm sóc sức khỏe ngay nhé. Đừng quên ghi chép lại tần suất trẻ khóc, những khoảng thời gian giữa các lần cho con bú cũng như các triệu chứng ban đầu. Để khi cung cấp thông tin đó cho các chuyên gia, họ sẽ có thể sớm chẩn đoán và đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Khi nào hội chứng Colic sẽ mất?
Trẻ bị khóc ở hội chứng Colic tưởng chừng như vô hại vì bé vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không cần quá lo lắng vì hiện tượng quấy khóc này sẽ giảm và mất hẳn khi em bé lớn hơn (>5 tháng tuổi). Chỉ khi khoa học tiên tiến và các chuyên gia y tế có thể chỉ ra được các hậu quả ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của các bé thì người ta mới tìm biện pháp dự phòng, điều trị hội chứng này sớm hơn.
Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp các bậc phụ huynh cũng như quý độc giả tháo gỡ được những nút thắt cơ bản về hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh. Cùng theo dõi và tiếp tục đồng hành cùng Nhà thuốc Long Châu trong những thông tin sức khỏe hữu ích hơn nữa nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Vinmec.com, Hellobacsi.com
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp