Categories: Tổng hợp

Ngâm chân nước muối gừng có tác dụng gì?

Published by

Ngâm tay hoặc ngâm chân nước muối gừng đối với nhiều người là một biện pháp giúp thư giãn, hồi phục sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số bệnh về xương khớp. Vậy thực sự biện pháp này có đem lại hiệu quả cho sức khỏe như lời đồn hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết: Ngâm chân nước muối gừng có tác dụng gì? hôm nay nhé!

Ngâm chân nước muối gừng bắt nguồn từ đâu? Nó có thực sự hiệu quả như lời đồn?

Ngâm chân nước muối gừng có tác dụng gì?

Trước khi tìm hiểu ngâm chân nước muối gừng có tác dụng gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngâm chân là phương pháp bắt nguồn từ đâu?

Ngâm chân nước muối gừng bắt nguồn từ những bài thuốc Y học cổ truyền, bàn chân là nơi tập trung hơn 60 huyệt đạo quan trọng. Bàn chân cũng được coi là gốc của cơ thể và có tác động đến hầu hết bộ phận khác. Vì vậy, ngâm chân nước ấm (kết hợp một số dược liệu như: Gừng, chanh tươi, …) trước khi đi ngủ không chỉ giúp các huyệt đạo được thư giãn, tinh thần cũng đc giảm stresss và ngủ ngon hơn.

Ngoài ra việc ngâm chân kết hợp với gừng tươi và muối còn giúp làm ấm đôi chân, kích thích máu lưu thông hỗ trợ điều trị các chứng đau nhức khớp bàn chân, ngon chân, chân tay lạnh cóng, tên bì chân,…

Cùng tìm hiểu việc ngâm chân nước muối gừng có tác dụng gì qua những phần tiếp theo của bài viết nhé!

Ngâm chân nước muối gừng có tác dụng gì?

Như đã trình bày ở trên việc ngâm chân bằng nước muối gừng đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, cụ thể ngâm chân nước muối gừng có tác dụng gì? Hãy cũng tìm hiểu chi tiết tại phần dưới đây bạn nhé!

Ngâm chân nước muối gừng giúp giảm đau và hỗ trợ điều trị các bệnh về đau xương khớp

Ngâm chân nước muối gừng có tác dụng gì?

Nước muối gừng có hiệu quả trong việc làm dịu cơn đau, phòng bệnh viêm đau khớp cổ chân, đau gót chân. Trong thành phần của muối có các cation (dương) và nation (âm) giúp cân bằng cơ thể, trị “co lạnh cục bộ” cho xương khớp. Do đó, nếu mắc phải những căn bệnh về viêm khớp, viêm đa khớp thì bạn nên nghĩ đến việc ngâm chân với muối gừng.

Khử mùi hôi chân

Việc ngâm chân giúp làm sạch, khử mùi hôi khó chịu mà bấy lâu nay bạn đang gặp phải. Khi ngâm chân các bạn có thể sử dụng nước ấm, muối và gừng hoặc kết hợp thêm một số loại thảo dược khác giúp tăng hiệu quả khử mùi cho đôi chân của bận thoải mái dễ chịu hơn….

Hỗ trợ điều trị một số bệnh liên quan về vấn đề da

Ngâm chân nước muối gừng có tác dụng gì?

Ngoài tác dụng giúp lưu thông máu huyết, ngâm chân với muối gừng còn giúp bạn trị được bệnh nấm chân, trị nấm móng, nước ăn chân,… Vì muối là một trong những nguyên liệu có tính sát trùng sử dụng để chăm sóc da, tẩy da chết, giảm viêm nhiễm, giảm ngứa, đau,…

Giảm mất ngủ, trằn trọc,…

Ngâm chân nước muối gừng có tác dụng gì?

Khi thời tiết bắt đầu thay đổi,chuyển mùa, nhiều người có cảm giác bị khó chịu, thậm chí còn mắc chứng mất ngủ. Bạn nên ngâm chân bằng nước ấm để thúc đẩy tuần hoàn máu, làm cho cơ thể ấm dần lên, giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn..

Giúp cơ thể thư giãn, giảm stress

Nếu bạn là người thường xuyên mệt mỏi, uể oải cũng có thể dùng liệu pháp này để thư giãn. Ngâm chân trong nước muối sẽ làm cho cơ thể ấm lên từ bên trong, giúp thúc đẩy tuần hoàn máu và sự trao đổi chất trở nên thông suốt nên tinh thần cũng thoải mái hơn rất nhiều.

Ngâm chân nước muối gừng có tác dụng gì?

Các bước thực hiện ngâm và massage chân giúp thư giãn và cải thiện sức khỏe

Chuẩn bị:

Nước nóng vừa đủ khoảng 50 độ C, Chậu ngâm chân, khăn ấm, gừng tươi, muối, thêm một số thảo mộc nếu cần thiết, kem dưỡng ẩm…

Thực hiện:

Bước 1 : Thực hiện ngâm chân

  • Chọn vụ trí ngồi thuận tiện, có thể ngồi trên ghế có tựa, ghế sô pha, để được thoải mái hơn.
  • Rửa sạch chân
  • Đặt chậu ngâm chân phía dưới, thêm vài lát gừng tươi đập dập, một nhúm muối, …
  • Cho hai chân vào chậu ngâm chân, chú ý cảm nhận lượn nước, độ nóng vừa đủ, … nước quá nóng có thể gây bỏng,…
  • Bạn nên ngâm trong khoảng từ 15 phút đến 20 phút để giúp làm sạch chân, loại bỏ vi khuẩn và làm ấm đôi bàn chân. Sau đó lấy khăn mềm lau khô bàn chân
Ngâm chân nước muối gừng có tác dụng gì?

Bước 2 : Massage chân

  • Dùng khăn quấn lấy chân để giữ cho đôi bàn chân được ấm
  • Sử dụng các kem massage, hoặc kem dưỡng ẩm, …xoa đều ra lòng bàn tay đến khi nóng rồi xoa lên bàn chân, massage nhẹ nhàng.
  • Dùng ngón tay cái massage chân một cách chậm rãi,nhẹ nhàng nhất. Massage từ đầu ngón chân sau đó xuống phía sau bàn chân rồi đi lên mắt cá chân. Lặp đi lặp lại động tác masage này từ 3 lần đến 5 lần.
  • Giữ đôi bàn chân trong lòng bàn tay, sau đó nhẹ nhàng nắm lấy bàn chân duỗi thẳng và kéo lên và xuống. cứ thực hiện như vậy từ 3 lần đến 5 lần nhé. Làm cách này giúp chân được hoàn toàn thoải mái.
Ngâm chân nước muối gừng có tác dụng gì?

Bước 3: Kết thúc

  • Kết thúc việc massage, dùng tay ôm lấy bàn chân, vuốt nhẹ từ cổ chân đến đầu ngón chân từ trên xuống dưới một lần nữa.

Ngoài việc sử dụng chậu hoặc bồn ngâm chân thông thường và tự chuẩn bị nước ấm để ngâm chân, bạn cũng có thể sử dụng bồn ngâm chân massage cao cấp để trải nghiệm ngâm chân tự làm nóng nước, kết hợp massage dạng sủi bọt, massage con lăn, massage đèn hồng ngoại,… Đem lại cảm giác thư giãn nhanh chóng và tiện lợi vô cùng!

Bồn ngâm chân massage cao cấp Beurer

Thực hiện ngâm chân cần chú ý một số nguyên tắc sau

Tuy việc ngâm chân đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như tinh thần của bạn, nhưng để tận dụng triệt để những lợi ích của phương pháp này đem lại bạn cần chú ý những nguyên tắc sau đây:

Ngâm chân nước muối gừng có tác dụng gì?
  • Ngâm chân trong nước quá nóng có thể dẫn đến đau, tấy đỏ, thậm chí là bỏng nặng. Do đó, nước ngâm chân ấm không quá 41 độ C. Sau khi ngâm khoảng 10 phút có thể thêm nước nóng để giữ ổn định nhiệt độ của nước.
  • Người có bệnh tim mạch, huyết áp, thường xuyên choáng váng đầu thì cần lưu ý, không ngâm chân lâu, và chỉ ngâm ở nhiệt độ khoảng 37 độ C.
  • Nước trong chậu phải ngập qua mắt cá chân (khoảng 2cm). Nếu ngâm trong thùng cao thì ngâm chân trong nước tới bắp chân nhằm giúp khí huyết lưu thông tốt nhất.
  • Hãy chắc chắn rằng bàn chân của bạn có đủ chỗ ngâm và chậu ngâm không quá chật chội, nhồi nhét.
  • Thời gian ngâm chân tốt nhất là 9 giờ tối vì đây là thời điểm thận khí yếu nhất trong ngày. Nếu ngâm chân sẽ giúp tăng thân nhiệt, huyết quản sẽ nở ra, có lợi cho việc tăng tuần hoàn máu.
  • Khi ngâm chân cần ngồi thẳng lưng và ngâm trong khoảng từ 20 – 30 phút. Khi ngâm nên kết hợp xoa bóp chân và lòng bàn chân.
  • Không ngâm chân khi đói hoặc khi vừa ăn nó.
  • Không ngâm chân khi ngồi phòng lạnh (điều hòa hoặc quạt quá lạnh)

Những người không nên ngâm chân

Ngâm chân tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên sử dụng phương pháp này. Những đối tượng sau nên tuyệt đối tránh ngâm chân:

Ngâm chân nước muối gừng có tác dụng gì?
  • Trẻ em không nên ngâm chân nước nóng vì nếu ngâm có thể khiến dây chằng chân trở nên lỏng lẻo, không có lợi cho việc phát triển chân, thậm chí làm cho cột sống biến dạng…
  • Người bị viêm khớp dạng thấp, xơ cứng tắc nghẽn động mạch (những bệnh của người già) vì ngâm chân nước nóng lâu ngày có thể dẫn tới hoại tử.
  • Người bị giãn tĩnh hoặc bị suy tĩnh mạch hạn chế ngâm chân nước nóng. Nếu ngâm chân thì sử dụng nước ấm với nhiệt độ dưới 40 độ C.
  • Người mắc bệnh tiểu đường lớp da chân tương đối mỏng, dây thần kinh và bàn chân nhạy cảm với nhiệt độ. Ngoài ra, nếu chân bị mụn nước nhỏ, không xử lý tốt có thể dẫn đến nhiễm trùng bàn chân, viêm loét…
  • Người trong thời gian bị bong gân, có vết thương hở ở chân thì không nên ngâm chân.
  • Người mắc bệnh herpes ở chân, eczema không phù hợp với ngâm chân vào nước nóng.
  • Người sau khi uống rượu không nên ngâm chân.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn phần nào hiểu được những tác dụng của việc ngâm chân với nước muối gừng và những lưu ý khi thực hiện ngâm chân và chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như cho gia đình mình. Cùng đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi để nhận về thật nhiều những kiến thức bổ ích về sức khỏe bạn nhé!

Beurer Việt Nam

This post was last modified on 21/01/2024 00:41

Published by

Bài đăng mới nhất

Tử vi tháng 12/2024 tuổi Thìn âm lịch: Xui nhiều hơn may, dễ bị thất thu

Tử vi tháng 12/2024 Bính Thìn: Xui nhiều hơn may, dễ bị thất thu

12 phút ago

SINH CON NĂM 2025: Cẩm nang đón em bé tuổi Tị khỏe mạnh, phúc lộc song toàn

SINH CON NĂM 2025: Hướng dẫn đón bé sinh năm Tỵ khỏe mạnh, hạnh phúc

31 phút ago

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ dàng thăng tiến?

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?

5 giờ ago

Tiết lộ vận hạn 12 con giáp tháng 12/2024: Nguy cơ nào đang rình rập?

Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…

6 giờ ago

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong tầm tay!

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…

6 giờ ago