Theo quan niệm của Phật giáo, ngày rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm được xem là Đại lễ Vu Lan. Còn theo tín ngưỡng dân gian thì đây là ngày Xá tội vong nhân. Vậy vì sao lại có sự đa dạng trong văn hoá này? Cùng tìm hiểu rằm thàng 7 là gì, nguồn gốc, ý nghĩa của ngày này như thế nào ở bên dưới nhé.
Tháng 7 Âm lịch thường đi kèm với nghi thức cúng cô hồn và có nguồn gốc từ Trung Quốc. Về sau, văn hoá này được lan tỏa theo dòng chảy của nhiều nước anh em khu vực Châu Á. Tuy nhiên, mỗi quốc gia vẫn có những đặc điểm riêng và hưởng ứng ngày rằm tháng 7 theo văn hóa đặc thù của họ.
Bạn đang xem: Rằm tháng 7 là ngày nào 2023? Nguồn gốc, ý nghĩa và những phong tục Việt Nam
Trong thời kỳ hậu Đông Hán, có một tôn giáo là Đạo giáo đã đề xuất quan điểm về việc cúng ngày rằm tháng 7. Đây còn được gọi là tiết Trung Nguyên, bắt đầu từ mùng1 tháng 7 Âm lịch (ngày mà quả môn được mở cửa) và kéo dài cho tới hếtt ngày 30 tháng 7 Âm lịch (ngày quỷ môn đóng cửa).
Ngày rằm tháng bảy còn được gọi là ngày “Xá tội vong nhân” hoặc “cúng cô hồn”, “cúng thí thực”. Đây cũng là khái niệm được đưa ra có liên quan đến việc “đóng mở cửa quỷ môn”. Cụ thể, những linh hồn bị chết oan, chết mà không được người thân thích thờ cúng sẽ được lên trần gian sống để hưởng lễ cúng và nhận lấy sự hỗ trợ từ người sống tại đây.
Còn dựa trên tín ngưỡng Việt Nam, ngày rằm tháng 7 Âm lịch còn được xem là Đại Lễ Vu Lan. Đây là một ngày lễ trọng đại dành cho các bậc làm con báo hiếu với cha mẹ vì đã sinh thành và dưỡng dục chúng ta nên người. Người ta hay có câu: “Vu lan về con cài lên ngực. Bông hồng vàng báo hiếu mẹ cha”.
Như mọi người đã biết, ngày rằm tháng 7 ở Việt Nam đa số được chia theo 2 quan niệm khác nhau. Về Phật giáo thì cho là đó là Đại lễ Vu Lan. Số còn lại thì xem đó là ngày Xá tội vong nhân. Do đó, nguồn gốc ra đời của ngày này dựa theo các quan điểm cũng sẽ khác nhau như sau.
Theo truyền thuyết của ông bà xưa, ngày Vu Lan bắt nguồn từ câu chuyện về Đại đức Mục Kiền Liên – một đệ tử của Đức Phật. Mục Kiền Liên đã thấy rằng mẹ ông là bà Thanh Đề đang chịu đựng nỗi đau trong kiếp Ngạ quỷ nơi địa ngục. Với lòng thương xót vô bờ bến của mình, Mục Kiền Liên đã tìm cách giúp mẹ và cúng cơm cho bà. Tuy nhiên, do những nghiệp báo xấu mà bà đã gây ra thì mỗi lần cơm đến miệng thì nó lại bốc cháy thành ngọn lửa lớn.
Do quá yêu thương người mẹ của mình Mục Kiền Liên đã tìm đến Đức Phật để được chỉ dạy cách cứu mẹ. Đức Phật đã khuyên rằng: “Dù ông có thần thông, quảng đại đến đâu, cũng không thể đủ sức cứu mẹ. Chỉ có thể hy vọng vào sự hợp lực của chư tăng khắp mười phương”.
Đức Phật cũng khuyên là ngày rằm tháng bảy là lúc thích hợp để cúng thỉnh chư tăng và ông ta nên chuẩn bị mâm lễ vào ngày này. Nếu muốn giải thoát cho cha mẹ và tỏ lòng biết ơn đối với đấng sinh thành thì đó là cách duy nhất. Mục Kiền Liên đã tuân thủ lời khuyên của Phật và đã giải thoát mẹ khỏi kiếp Ngạ quỷ. Từ đó, lễ Vu Lan vào rằm tháng 7 trở thành một ngày quan trọng đối với nhiều người nhằm bày tỏ lòng tri ân và hiếu thảo tới những người cha người mẹ.
Xem thêm : Hướng dẫn cách tính điểm tổng kết cả năm lớp 12
Theo quan điểm một triết lý của Đạo giáo vào thời kỳ hậu Đông Hán tại Trung Quốc, ngày rằm tháng 7 thuộc vào khoảng thời gian tiết Trung Nguyên. Giao đoạn này bắt đầu từ ngày đầu tiên của tháng 7 trong lịch Âm (ngày mở cửa của quỷ môn) cho tới hết ngày 30 tháng 7 (ngày đóng cửa của quỷ môn).
Trong thời gian này, các linh hồn trong địa ngục trở về trần gian để nhận lễ vật và lễ cúng từ những người sống. Do đó, ngày rằm tháng 7 còn được biết tới là ngày Xá tội vong nhân, cúng cô hồn hoặc theo 1 vài nơi là cúng thí thực.
Ngoài ra, theo đạo Phật, tục cúng cô hồn tháng 7 ra đời cònbắt nguồn từ một câu chuyện giữa vị tôn giả A Nan Ðà và một linh hồn ma quỷ. Trong một đêm, khi đang ngồi ở căn phòng yên tĩnh, A Nan Ðà thấy một linh hồn ma quỷ gầy guộc, cổ dài và miệng phun lửa tiến lại gần.
Con quỷ đó rằng sau ba ngày nữa thì A Nan Ðà sẽ chết và trở thành một linh hồn ma quỷ với miệng lửa, khuôn mặt bị cháy rụi hệt như nó. Ngày tức thì, A Nan Ðà hoảng sợ và xin con ma quỷ chỉ cho cách tránh khỏi các tai họa và khổ đau. Con quỷ này đáp rằng: “Mai đây, ông phải cúng thí cho chúng tôi và vì tôi mà cúng dường Tam Bảo. Như thế ông sẽ được gia tăng tuổi thọ và tôi cũng sẽ được vãng sanh”.
A Nan đã chia sẻ câu chuyện trên với Đức Phật và ngài đã trao cho ông bài kinh “Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni” để tụng cho lễ cúng. Nhờ đó, ông ta sẽ được hưởng thêm phước lành và có một cuộc đời bình an, êm đẹp, không đau khổ.
Rằm tháng 7 dù là về quan niệm nào đi chăng nữa cũng đều hướng tới các thiện và khuyên người ta sống tốt, có đạo đức. Dưới đây là những ý nghĩa hay ho về ngày này mà có thể bạn chưa biết.
Ngày Vu Lan (rằm tháng 7) là dịp tôn vinh lòng hiếu thảo, tri ân cha mẹ vì công lao sinh thành và nuôi dưỡng trong cuộc sống này và cả của các kiếp trước đây. Trong ngày lễ báo hiếu lớn này, mọi người thường thực hiện các nghi lễ theo truyền thống như đính bông hồng vào áo và thả đèn hoa đăng. Phong tục này là để cầu nguyện cho ông bà và cha mẹ của chúng ta luôn hạnh phúc và thịnh vượng trong cuộc sống.
Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, ngày Xá tội vong nhân cũng nhưi tục cúng cô hồn đã trở thành một nghi lễ truyền thống. Đây là hành động mang ý nghĩa tặng thức ăn và cầu nguyện cho những linh hồn bị lưu đày trần thế sẽ được siêu thoát và tái sinh, ra đi thanh thản. Đồng thời, việc cúng cô hồn Rằm tháng 7 cũng thể hiện lòng từ bi, bác ái, cứu rỗi, giúp đỡ những người đang gặp khó khăn theo đúng như đạo lý và truyền thống tốt đẹp từ xa xưa của người Việt.
Năm 2023, tháng 7 Âm lịch bắt đầu từ ngày 16/8 Dương lịch. Vì vậy, ngày rằm tháng 7 sẽ trùng với thứ tư ngày 30/8 Dương lịch. Do đó, hiện tại còn tầm ít hơn 2 tuần nữa là chúng ta sẽ đến với Đại lễ Vu Lan báo hiếu cho cha mẹ cũng như ngày Xá tội vong nhân. Cùng đếm ngược với mình ở ngay bên dưới.
Xem thêm : 6 lợi ích của đông trùng hạ thảo dựa trên khoa học
Ngày rằm tháng 7 là một dịp trọng đại trong nét văn hoá truyền thống cũng như trong đạo Phật. Do đó, nghi thức cúng bái vào ngày này cũng cần chuẩn bị thật kỹ càng và chỉn chu để gia chủ, gia đình gặp nhiều may mắn, hạnh phúc, khoẻ mạnh. Về chi tiết, mọi người có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Xem thêm: Hướng dẫn Cúng Rằm tháng 7 tại nhà đúng cách, mâm cúng, ngày giờ cúng và những lưu ý cần biết
Thông thường, tháng 7 Âm lịch là tháng cô hồn nền nhiều người hay gửi gắm cho nhau các lời chúc may mắn và sức khoẻ. Với các câu chúc này, người nhận cũng sẽ thấy vui vẻ và an nhiên hơn vào tháng này, nhất là khi được gửi đi trong dịp Rằm tháng 7:
Đây là tháng cô hồn và đặc biệt ngày rằm tháng 7 cũng có nhiều âm khí nên các bạn cần lưu ý kiêng những điều bên dưới:
Sau đây là các việc mà chúng ta nên làm vào rằm tháng 7 đề gặp nhiều tài lộc và may mắn cho mình và gia đình:
Hy vọng là bài viết Ngày rằm tháng 7 là ngày gì? Ý nghĩa và những phong tục ở trên cũng giúp bạn phần nào hiểm thêm về nét đẹp này trong văn hoá truyền thống của nước ta.
Đừng quên liên tục theo dõi trang Dchannel đến từ hệ thống cửa hàng Di Động Việt để biết thêm nhiều thứ bổ ích mới nhất về công nghệ nhé. Mình xin gửi lời cám ơn đến cho mọi người vì đã dành thời gian quý báu đọc bài viết của mình.
Di Động Việt – Nơi mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm đầy thú vị với thông điệp CHUYỂN GIAO GIÁ TRỊ VƯỢT TRỘI. Tại đây, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn những chương trình khuyến mãi giá sốc độc quyền được cập nhật liên tục với thời gian và số lượng có hạn. Bên cạnh đó, bạn còn được trải nghiệm nhiều đặc quyền xịn sò khác chỉ có tại Di Động Việt.
Xem thêm:
Di Động Việt
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 17/01/2024 05:21
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024
Con số may mắn hôm nay 22/11/2024 theo năm sinh: Chọn con số ĐẾN LỘC
Tử vi thứ Sáu ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Chó vui vẻ, Hổ may…