(Cadn.com.vn) – Từ những năm giữa thế kỷ XX, ngày 21-10 được Liên Hợp Quốc lấy làm “Ngày thế giới chống Chiến tranh”, tiếp tục nhắc nhở mọi người hãy cảnh giác với mọi nguy cơ dẫn tới Chiến tranh. <?xml:namespace prefix = o ns = “urn:schemas-microsoft-com:office:office” />
Nếu những năm đầu của thế kỷ XX đã chứng kiến hàng chục, hàng trăm cuộc Chiến tranh lớn nhỏ mang tính chất xâm lược và đã có những cuộc Chiến tranh quy mô lớn, lôi kéo nhiều quốc gia tham gia như cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, Chiến tranh Thế giới lần thứ hai; rồi cuộc Chiến tranh Lạnh vào những năm cuối thế kỷ XX… thì thế kỷ XXI có thể coi là đã, đang và sẽ còn phải chứng kiến những cuộc Chiến tranh cục bộ, khoa học mang tính xung đột sắc tộc, tôn giáo.
Bạn đang xem: Quốc tế
Do bối cảnh quốc tế cùng những đặc tính riêng, những cuộc Chiến này dẫu chưa và khó có thể phát triển lên tầm quy mô toàn cầu, thành những cuộc Chiến tranh lớn nhưng dai dẳng, phức tạp và tổn hại không hề nhỏ. Số liệu thống kê gần đây do LHQ đưa ra cho biết, những cuộc xung đột sắc tộc lớn, nhỏ, những vụ khủng bố, tấn công bạo lực ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới đang khiến hàng chục triệu người dân vô tội trở thành những người tỵ nạn. Thảm họa nhân đạo là bức tranh khủng khiếp mà thế giới hiện đại vẫn đang phải chứng kiến.
Có thể nói, nguy cơ tái diễn những cuộc Chiến tranh nóng quy mô lớn vẫn luôn treo lơ lửng khi những cuộc chạy đua vũ trang, những chương trình phát triển vũ khí công nghệ cao, vũ khí hạt nhân… vẫn tiếp tục phát triển. Cách ứng xử của các quốc gia lớn với nhau và với các quốc gia nhỏ, những khu vực nhạy cảm trên bàn cờ chính trị quốc tế cũng có thể coi là những nguy cơ dẫn tới Chiến tranh.
Biểu tình chống Chiến tranh Iraq tại Washington D.C ngày 19-3-2008. Ảnh: AFP
Minh chứng rõ nhất là việc Mỹ và đồng minh tấn công <?xml:namespace prefix = st1 ns = “urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags” />Afghanistan, Iraq. Với chiêu bài tiêu diệt khủng bố; Mỹ và NATO tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình về phía đông bằng cách chuẩn bị kết nạp thêm thành viên ở khu vực Đông Âu; rồi những cuộc can dự không mấy công bằng khác vẫn diễn ra ở các điểm nóng như Trung Đông, Kavkaz, Nam Á, Balkan… vẫn là những nguy cơ khó kiểm soát sự bùng phát trở lại những cuộc Chiến tranh ở nhiều mức độ khác nhau.
Những cuộc Chiến kiểu Gruzia – Apkhazia và Nam Ossetia, Serbia – Kosovo, những cuộc xung đột ở Trung Đông, ở Pakistan, Sri Lanka, ở Sudan; những mâu thuẫn quốc tế liên quan đến các vấn đề hạt nhân của Iran, của Triều Tiên… đang là những hình ảnh gây lo ngại chung cho cộng đồng quốc tế, đặt ra cho cộng đồng quốc tế nhiệm vụ cấp bách hơn trong việc chung tay giải quyết.
Xem thêm : Bến Tre: Đa dạng hoạt động văn hóa dịp Tết Nguyên đán Quý Mão
Trước thực tế đó, nhân loại càng được thôi thúc giương cao hơn nữa ngọn cờ hòa bình, càng thúc đẩy hành động mạnh mẽ hơn để ngăn chặn Chiến tranh – thảm họa của nhân loại. Kỷ niệm “Ngày thế giới chống Chiến tranh”, chúng ta cùng nhắc nhở nhau hãy hành động để thảm họa Chiến tranh của nhân loại vĩnh viễn được loại bỏ.
Đ.A
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 09/02/2024 23:32
3 ngày cuối tháng 10 âm lịch - Thời điểm làm giàu đã cận kề,…
Tử vi tháng 12/2024 Bính Thìn: Xui nhiều hơn may, dễ bị thất thu
SINH CON NĂM 2025: Hướng dẫn đón bé sinh năm Tỵ khỏe mạnh, hạnh phúc
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…