Vết thương do chó cắn thường nghiêm trọng, nguy cơ nhiễm trùng cao. Qua vết thương hở, người bệnh có khả năng mắc bệnh dại hoặc nhiễm khuẩn uốn ván, tụ cầu, liên cầu,… Vậy khi bị chó cắn theo dõi bao nhiêu ngày?
BS Bùi Thanh Phong – Quản lý Y khoa vùng TP.HCM, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Thông thường, thời gian ủ bệnh dại thường diễn ra khoảng 2 đến 8 tuần, ngắn thì khoảng 10 ngày, dài thì có thể lên đến vài năm. Do đó, người bệnh cần được theo dõi tích cực trong vòng 15 ngày đầu sau khi bị chó, mèo cắn và khẩn trương tiêm vắc xin phòng dại càng sớm càng tốt sau khi bị chó mèo, vật nuôi cắn hoặc cào/liếm”.
Bạn đang xem: Bị chó cắn theo dõi bao nhiêu ngày? Cần tiêm phòng dại mấy giờ?
Dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính vô cùng nguy hiểm. Một khi lên cơn dại, gần như 100% người mắc bệnh dại sẽ tử vong. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có hơn 10 triệu người bị súc vật dại hoặc nghi ngờ dại cắn, phải điều trị dự phòng bằng vắc xin. Ước tính có khoảng 60.000 – 70.000 người tử vong do dại phần lớn từ các quốc gia vùng nhiệt đới. (1)
Trong vòng 10 năm qua, mỗi năm nước ta lại có khoảng 70 – 110 trường hợp tử vong do dại (2). Tính từ đầu năm 2020 đến tháng 12/2023, Việt Nam đã có khoảng 57 trường hợp tử vong do bệnh dại.
Xem thêm : Khái quát về Biển Đông và vùng biển Việt Nam – Tạp chí Quốc phòng toàn dân
Bệnh dại gây ra do bị chó cắn hoặc vết cào hoặc vết liếm của động vật mang virus dại, thường là do chó mèo. Có một số trường hợp nhiễm virus thông qua tiếp xúc như hít phải khí dung chứa virus hay ghép tổ chức mới có chứa virus dại. Thời gian ủ bệnh dại thường từ vài ngày cho đến vài tháng, thậm chí có những trường hợp ủ bệnh lên đến hằng năm. Trong khi đó, khi lên cơn dại cho đến lúc tử vong chỉ khoảng 2 – 10 ngày.
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của vết thương, lượng virus dại đưa vào cơ thể và vị trí cắn xa hay gần hệ thần kinh trung ương, mà thời gian ủ bệnh và cần được theo dõi khác nhau ở mỗi người. Thông thường, thời gian ủ bệnh dại rơi vào khoảng 2 đến 8 tuần, ngắn thì khoảng 10 ngày, dài thì có thể lên đến 1 – 2 năm. Do đó, người bệnh cần được theo dõi tích cực trong vòng 15 ngày đầu sau khi bị chó mèo cắn, cào, liếm (trên vết thương hở).
Đối với những vết thương nặng, gần hệ thần kinh trung ương như vùng đầu – mặt – cổ, bệnh nhân cần được nhanh chóng tới bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên, dù vị trí cắn có nghiêm trọng hay chỉ trầy xước nhẹ, có xa hay gần hệ thần kinh trung ương thì người bệnh cũng cần được đến bệnh viện để vệ sinh vết thương và dự phòng phơi nhiễm virus dại bằng vắc xin.
Theo dõi vật nuôi cắn người là cách giúp xác định nguy cơ bị dại của động vật. Nếu bị chó, mèo cắn, cào hoặc liếm cần theo dõi vật nuôi trong vòng 10 ngày. Nếu phát hiện chó, mèo có triệu chứng bất thường như: Dễ kích động, dữ tợn cắn cả chủ nuôi, mất phương hướng, cắn xé đồ đạc, tự cắn bản thân, chán ăn, sợ sáng, co giật,… cần đưa ngay đến bác sĩ thú y để đánh giá nguy cơ dại; đồng thời người bị cắn cần đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị dự phòng bằng vắc xin.
Không phải 100% trường hợp bị chó mèo cắn đều sẽ phát bệnh dại. Khả năng phát bệnh còn tùy thuộc vào việc con vật đó có bị dại hay không, vết thương nông hay sâu, có chảy máu hay không, có vệ sinh, điều trị dự phòng đúng cách, kịp thời sau khi bị con vật cắn hay không,… Tuy nhiên, dù vết thương có ra sao thì ngay khi bị vật nuôi cắn, cào, liếm,đâu, người dân cần kịp thời vệ sinh vết thương sạch sẽ, rửa liên tục dưới nước, sơ cứu kịp thời và tiêm vắc xin dại ngay để phòng bệnh hiệu quả.
Xem thêm : Quyền Sở Hữu Tài Sản
Cụ thể, những việc cần làm ngay sau khi bị chó mèo cắn, bao gồm:
Ngay sau khi làm sạch vết thương, người bị chó mèo cắn cần đến bệnh viện ngay để được tiêm vắc xin uốn ván, vắc xin phòng dại và/ hoặc huyết thanh kháng dại (nếu vết thương độ III). Vắc xin và phác đồ tiêm sẽ được các bác sĩ tư vấn tùy theo vết thương và phác đồ điều trị dự phòng sau phơi nhiễm.
Vắc xin tốt nhất là loại vắc xin được tiêm sớm nhất, đặc biệt là với một căn bệnh nguy hiểm, nguy cơ gây tử vong nhanh như bệnh dại. Các chuyên gia khuyến cáo, việc tiêm phòng dại nên được tiến hành ngay sau khi bị động vật cào, cắn. Tiêm phòng trong vòng 6 giờ đầu sau bị cắn được xem là sớm, sau 6 giờ được xem là tiêm phòng muộn.
Loại vắc xin và phác đồ tiêm sẽ được các bác sĩ tư vấn cụ thể tùy theo từng trường hợp. Với trường hợp bị chó mèo cắn chưa được tiêm vắc xin phòng dại trước đó, con vật còn sống sau 10 ngày theo dõi, người bệnh cần tiêm 4 mũi. Mũi đầu tiên tiêm ngay sau bị cắn, mũi 2, 3 và 4 được tiêm lần lượt sau mũi đầu 3, 7 và 28 ngày. Với trường hợp người chưa được tiêm vắc xin trước đó, con vật chết, bệnh hoặc không theo dõi được, người bệnh cần tiêm 5 mũi. Mũi đầu ngay sau bị cắn, mũi 2, 3, 4 và 5 lần lượt vào ngày 3, 7, 14 và 28 sau mũi 1.
Với các trường hợp phụ nữ cho con bú hay đang mang thai, nếu bị chó, mèo cắn cần được bác sĩ tư vấn về lịch tiêm phòng. Bác sĩ sẽ là người đưa ra chỉ định về lịch tiêm phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.
Bị chó cắn theo dõi bao nhiêu ngày sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương, lượng virus dại đưa vào cơ thể và vị trí cắn xa hay gần hệ thần kinh trung ương… Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin dại, vắc xin uốn ván và/hoặc huyết thanh kháng dại chắc chắn cần phải thực hiện càng sớm càng tốt để phòng nguy cơ mắc bệnh, tử vong do dại. Liên hệ hotline 028 7102 6595 hoặc fanpage https://www.facebook.com/trungtamtiemchungvnvc để được tư vấn về vắc xin và phác đồ tiêm dự phòng vắc xin dại.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 01:24
Con số may mắn hôm nay 6/11/2024 theo năm sinh: Con số nào giúp bạn…
Tử vi thứ Tư ngày 6/11/2024 của 12 con giáp: Hổ kiêu ngạo, Ngựa nhiệt…
Tổ tiên báo hiệu: Đúng 10 ngày nữa con 3 tuổi sẽ rơi vào hố…
Hướng dẫn cách làm 12 con giáp rung động để tình yêu luôn nồng nàn
Lập Đồng 2024 là ngày mấy? Đón mùa đông lạnh giá, ai được Thần Tài…
Vận mệnh người tuổi Ngọ theo ngày sinh: Bạn có tham vọng không?