Môi trường đất bị ô nhiễm đang là vấn đề đáng báo động trên toàn thế giới. Nó không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến đất đai mà cả đời sống, sức khỏe của con người cũng bị tác động tiêu cực. Vậy ô nhiễm môi trường đất là gì? Nguyên nhân, thực trạng và hậu quả của ô nhiễm môi trường đất như thế nào? Các bạn hãy dành ra ít phút để cùng với chuyên gia lọc nước Primer đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.
Ô nhiễm môi trường đất là tình trạng trong đất xuất hiện nhiều chất xenobiotic độc hại, khiến cho đất trở nên khô cằn, thiếu chất dinh dưỡng và xuất hiện các hạt màu trắng hoặc sỏi có lỗ trong đất. Đất ô nhiễm thường có màu đỏ hoặc xám không đồng đều. Tùy vào mức độ ô nhiễm ở các khu vực mà biểu hiện của đất cũng khác nhau.
Bạn đang xem: Ô nhiễm môi trường đất là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục
Tại Việt Nam, ô nhiễm môi trường đất đang là một vấn đề đáng lo ngại và cần sự can thiệp của chính phủ cùng người dân ngay lập tức.
Theo các bài báo cáo và đánh giá của Cục Môi trường Việt Nam, đất tại các khu vực đô thị ở nước ta hầu như đều bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi lượng chất thải, nước thải công nghiệp, xây dựng và sinh hoạt xả ra ngoài môi trường.
Hình ảnh các xe rác, bãi rác tự phát dọc các con phố, tuyến đường bốc mùi hôi thối trong thành phố có lẽ đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Điều này không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn ảnh hưởng xấu đến chất lượng đất xung quanh.
Ngoài nguyên nhân chất thải, Việt Nam còn là nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, có nhiệt độ không khí cao và quá trình khoáng hóa diễn ra rất mạnh. Điều này đã khiến đất dễ bị rửa trôi, xói mòn, ít chất dinh dưỡng và kết quả là đất bị thoái hóa nghiêm trọng.
Hiện nay, thực trạng ô nhiễm môi trường đất không chỉ diễn ra ở các khu vực thành thị đông dân cư như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh mà còn xuất hiện ở cả các vùng nông thôn. Tại Hà Nội, ô nhiễm môi trường đất chủ yếu là do các kim loại nặng phát sinh từ quá trình sản xuất công nghiệp, nhất là ở những khu đô thị, làng nghề. Còn tại TP.Hồ Chí Minh, tình trạng đất cũng không mấy khả quan. Lượng chất thải từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt,… vẫn còn rất cao. Ví dụ như tại các khu công nghiệp, lượng nước thải mỗi ngày có thể lên tới 600.000 m3.
Theo một cuộc khảo sát tại Hooc Môn, lượng thuốc bảo vệ thực vật trong một vụ trồng rau được sử dụng đang cao gấp khoảng 10 – 25 lần so với quy định. Nếu theo con số này thì trong một năm, lượng thuốc sử dụng cho 1 ha đất có thể lên tới 100 – 150 lít.
>> Xem thêm: Ô nhiễm tiếng ồn là gì? Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
Ô nhiễm môi trường đất có thể là do nhiều nguyên nhân như:
– Do quá trình sản xuất nông nghiệp: Đất trồng trọt bị ô nhiễm ở mức độ lớn là do người dân sử dụng quá nhiều hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc trừ sâu,…. hoặc vứt vỏ chai, lọ, túi chứa những sản phẩm này bừa bãi ra môi trường.
– Tác nhân sinh học: Các tác nhân sinh học hoạt động bên trong đất để đưa phân hoặc bùn đã tiêu hóa vào đất đều có thể gây hại cho đất.
– Chất thải đô thị: Chất thải đô thị bao gồm nước thải, rác thải, vật liệu vụn, bùn khô từ các hoạt động thương mại, sinh hoạt hàng ngày,… đều có thể gây ô nhiễm đất.
Xem thêm : Vôi sống (CaO) là gì? Cấu tạo, Tính chất, Ứng dụng
– Chất thải công nghiệp: Chất thải từ các ngành công nghiệp như dệt nhuộm, chế biến giấy, lọc dầu, chế biến thực phẩm,… nếu không được xử lý trước khi thải ra môi trường sẽ khiến đất bị ô nhiễm, biến tính.
– Chất ô nhiễm phóng xạ: Những vụ nổ nhà máy hạt nhân đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới một diện tích đất đai rộng lớn. Các chất phóng xạ như Thorium, Uranium, Radium, Nitrogen,… khi xâm nhập vào đất sẽ tạo ra nhiều phản ứng và sản sinh ra nhiều chất độc hại.
– Đất nhiễm mặn: Đất nhiễm mặn chủ yếu là do lượng muối có trong các mỏ muối hoặc nước thủy triều dâng cao. Khi nồng độ Natri, Kali, Clo cao, áp suất thẩm thấu sẽ tăng và khiến các loài thực vật khó phát triển.
– Đất nhiễm phèn: Nước nhiễm phèn khi di chuyển theo dòng nước ngầm từ nơi này đến nơi khác đã khiến đất bị nhiễm sắt. Điều này đã làm cho độ pH trong đất giảm và dẫn đến tình trạng ngộ độc ở cây trồng cũng như các sinh vật khác sống trong đó.
>> Xem thêm: Môi trường tự nhiên là gì? Vai trò, ý nghĩa của môi trường tự nhiên
Ô nhiễm môi trường đất không chỉ gây ra những hậu quả nặng nề tới đất đai mà còn ảnh hưởng xấu tới đời sống và sức khỏe của con người.
– Đối với đất đai: Khi bị ô nhiễm, cấu tạo của đất sẽ thay đổi, dễ xói mòn và bị mất đi các chất dinh dưỡng vốn có, đặc biệt là khi có mưa lớn. Nếu quá trình này cứ tiếp diễn trong thời gian dài, đất có thể sẽ mất hết khả năng khai thác.
– Đối với con người: Con người khi tiếp xúc với môi trường đất bị ô nhiễm trong thời gian dài có thể mắc các bệnh như nhiễm độc gan, ung thư, bạch cầu,… Ô nhiễm môi trường đất cũng làm tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, rối loạn hô hấp và mắc các bệnh ngoài da,… ở trẻ em.
– Đối với nguồn nước: Theo cơ chế thẩm thấu thì đất bị ô nhiễm sẽ khiến mạch nước ngầm bị ô nhiễm theo. Điều này sẽ khiến con người gặp nguy hiểm vì nguồn nước được sử dụng trong sinh hoạt hiện nay vẫn đến từ nguồn nước ngầm.
– Đối với các loài động vật: Khi đất bị ô nhiễm, nhiều loài động vật phải rời nơi ở hiện tại để đến nơi khác sinh sống. Việc phải thích nghi với môi trường mới hoặc thiếu thức ăn đã khiến nhiều loài không thể thích nghi được và bị chết.
Cho đến thời điểm hiện tại thì chưa có một biện pháp nào có thể xử lý triệt được vấn đề ô nhiễm môi trường đất. Chúng ta chỉ có các giải pháp để ngăn ngừa, hạn chế cũng như giảm thiểu phần nào thực trạng này mà thôi.
Một số giải pháp đang được áp dụng để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đất hiện nay là:
– Các bộ, ban, ngành có liên quan cần thực hiện các công tác tư tưởng để người dân có thể hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường đất. Từ đó giúp người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đất.
Xem thêm : Đặc điểm chung của nhóm các nước đang phát triển là?
– Hạn chế sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc trừ sâu,… trong sản xuất nông nghiệp. Theo khuyến cáo của Bộ Nông Nghiệp, người dân nên sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân bón sinh học thay cho phân bón hóa học để giảm thiểu các độc tố ngấm vào đất.
– Trồng cây xanh, phủ trống đồi trọc: Rừng cây có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, không chỉ là môi trường đất mà còn có cả môi trường nước, môi trường không khí. Để phủ xanh đồi trọ, chúng ta cần phải tích cực trồng cây, gây rừng và ngăn chặn nạn chặt phá rừng.
– Tiết kiệm năng lượng: Để tạo ra năng lượng điện, con người sẽ phải chặt phá rừng (với ngành thủy điện) hoặc đốt các nhiên liệu hóa thạch (với ngành nhiệt điện). Điều này đã khiến đất bị xói mòn, rửa trôi, mất chất dinh dưỡng hoặc nhiễm chất độc hại do nước mưa nhiễm khí độc trong không khí. Chính vì vậy, tiết kiệm năng lượng cũng là cách gián tiếp để bảo vệ môi trường đất.
– Khuyến khích phát triển các mô hình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp thân thiện với môi trường.
– Hoàn thiện việc quy hoạch đô thị, giao thông và xử lý nước thải.
– Cải thiện việc quản lý chất thải từ quá trình khai thác mỏ, phục hồi cảnh quan tự nhiên và bảo tồn lớp đất mặt.
– Xử lý triệt để các loại chất thải rắn từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất công – nông nghiệp. Các chất thải rắn trước khi được chôn lấp hoặc xử lý nên được điều chỉnh lại độ pH.
– Sử dụng một số loại enzyme hoặc hóa chất có thể kiểm soát, xử lý rác thải mà không gây hại cho đất.
– Thu hút sự tham gia của các cộng đồng, đặc biệt là người dân bản địa trong việc thiết kế, thực hiện và đánh giá việc quản lý đất đai bền vững.
Như các bạn đã biết, khi môi trường đất bị ô nhiễm, nguồn nước cũng sẽ bị ảnh hưởng. Theo cơ chế thẩm thấu, các chất độc hại sẽ ngấm từ đất vào nước và khiến cho nguồn nước trở nên mất an toàn. Chính vì vậy, việc sử dụng máy lọc nước là hết sức cần thiết.
Hệ thống lọc nước công nghiệp Primer không chỉ ứng dụng công nghệ lọc thẩm thấu ngược RO hiện đại bậc nhất hiện nay mà còn có công suất lọc vô cùng mạnh mẽ. Tùy vào nhu cầu sử dụng nước mà bạn có thể lựa chọn máy lọc nước công nghiệp công suất 250l/h, máy lọc nước công nghiệp công suất 500l/h hay thậm chí là máy lọc nước công nghiệp công suất 1000l/h. Nếu gia đình ít người và bạn chỉ có nhu cầu dùng cho việc ăn uống hàng ngày, bạn có thể tham khảo các dòng máy lọc nước gia đình.
Dù là sản phẩm máy lọc nước Primer nào thì bạn cũng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng nguồn nước sau lọc. Bởi lẽ, tất cả các sản phẩm của Primer đều đã được kiểm định chất lượng trước khi cung ứng ra thị trường. Nước sau khi qua hệ thống lọc Primer đều đạt tiêu chuẩn chất lượng nước sạch của Bộ Y tế.
Như vậy, chuyên gia lọc nước Primer đã cung cấp những thông tin chi tiết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ô nhiễm môi trường đất là gì cũng như các nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục tình trạng này. Hãy chia sẻ đến những người xung quanh để cùng chung tay bảo vệ môi trường và đừng quên, sử dụng máy lọc nước Primer để bảo vệ nguồn nước của gia đình. Đây chính là cách giúp bạn bảo vệ sức khỏe bản thân và những người thân yêu.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 24/03/2024 19:15
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024