3. Kiểm tra kỹ hơn tình trạng vết thương và băng bó
Sau khi đã vệ sinh cũng như cầm máu, bạn cần kiểm tra mức độ vết thương cho bé. Nếu là vết cắn nhỏ, chỉ gây xước sơ sơ, bạn có thể tự băng bó tại nhà.
- Bản án về tàng trữ trái phép chất ma túy số 45/2020/HS-ST
- Công thức tính diện tích hình bình hành chính xác nhất 2023 và bài tập
- Uống sữa đậu nành đúng cách để tăng vòng 1 hiệu quả
- Ăn khoai tây luộc có tăng cân không? Thực đơn giảm cân với khoai tây
- Uống nước đỗ đen sau sinh có bị mất sữa không? Giật mình với 9 tác dụng có thể mẹ chưa biết
Khi vết thương nặng, sâu hơn hoặc ở các vị trí nguy hiểm, bạn cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế ngay. Một số trường hợp chó cắn nghiêm trọng đó là:
Bạn đang xem: Trẻ bị chó cắn kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng để vết thương mau lành
- Vết chó cắn rách sâu từ 2cm trở lên
- Chó cắn trẻ ở đầu, cổ và bộ phận sinh dục
- Có nhiều vết cắn trên một vị trí nhất định
Xem thêm : Điện phân NaCl nóng chảy với điện cực trơ ở catot thu được
Cách băng bó vết thương chó cắn cũng giống việc băng bó các vết thương ngoài da khác. Sau khi khử trùng, rửa sạch thì bạn dùng băng gạc băng bó lại. Điều này giúp hạn chế vi khuẩn, tránh nhiễm trùng. Lưu ý bạn nên băng lỏng để máu dễ dàng lưu thông, tránh việc bó quá chặt có thể làm khó chịu đối với trẻ.
4. Theo dõi chó gây ra vết cắn
Sau khi trẻ nhỏ bị chó cắn, điều quan trọng bạn phải bắt nhốt chó và theo dõi để xem nó có bị bệnh dại hay không. Bệnh chó dại có thời gian ủ từ 2 đến 3 ngày. Cơn dại của chó sẽ phát từ 7 ngày tới 1 tháng tiếp theo.
Bạn cần theo dõi sát sao để biết liệu con mình có bị lây dại từ vết chó cắn hay không. Nếu chó có biểu hiện của bệnh dại như chảy nước dãi, chán ăn, hay nằm ủ rũ, mắt đỏ ngầu, bạn cần đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng dại ngay. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định tiêm đầy đủ 5 mũi vắc xin phòng dại theo lịch hẹn. Và bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt để đảm bảo tiêm đủ liều cho con.
Trẻ bị chó cắn kiêng ăn gì?
Trẻ em bị chó cắn kiêng ăn gì? Sau khi trẻ bị chó cắn, bạn cũng cần lưu ý cho trẻ ăn uống hợp lý. Ngoài việc uống các loại kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, bạn nên tránh cho con ăn các loại thức uống và thực phẩm sau để tăng sức đề kháng cho con:
- Không cho trẻ ăn rau muống, thịt bò và tôm, cua trong thời gian đầu mới bị chó cắn. Bởi vì các thức ăn giàu protein này sẽ làm đau nhức, chảy mủ và lồi thịt ở vết thương sau khi lành. Thay vào đó, bạn nên cho trẻ uống sữa, kết hợp thêm các loại rau quả để tăng lượng vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp