Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” đã đem đến một lời khuyên vô cùng giá trị. Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 7: Chứng minh câu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Tài liệu bao gồm dàn ý và 6 bài văn mẫu rất hữu ích và cần thiết cho các bạn học sinh lớp 7. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Bạn đang xem: Văn mẫu lớp 7: Chứng minh câu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàng khôn Dàn ý & 6 bài văn mẫu lớp 7
1. Mở bài
Giới thiệu về câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
2. Thân bài
– Ý nghĩa câu tục ngữ: Mỗi hành trình đều sẽ giúp chúng ta học tập và khám phá được những kiến thức bổ ích. Con người chỉ có siêng năng tìm tòi, học hỏi mới thu nhận được kiến thức đó để góp phần hoàn thiện bản thân.
– Chứng minh:
– Bài học cho bản thân:
3. Kết bài
Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là một lời khuyên đúng đắn.
Kho tàng tục ngữ, ca dao của ông cha ta đã để lại nhiều lời khuyên đúng đắn. Một trong số là câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” đã đem đến những bài học quý giá cho con người.
Đầu tiên cần phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ trên muốn nói rằng mỗi chuyến hành trình, chúng ta sẽ học được nhiều điều bổ ích. Bởi vậy con người cần phải cố gắng học hỏi, khám phá để mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt và thu nhặt cho mình những tri thức của nhân loại.
Học tập là một việc làm vô cùng cần thiết trong cuộc sống của con người. Cũng chính vì vậy mà ông cha ta đã để lại cho con cháu nhiều lời khuyên như vậy: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, “Người không học như ngọc không mài” hoặc “Có học có khôn”… Đây đều là những lời khuyên quý giá cho con người trên hành trình đến với thành công. Chỉ có không ngừng tích lũy kiến thức, chịu khó nâng cao kiến thức từ trải nghiệm thực tế mới có thể hoàn thiện bản thân.
Chắc hẳn chúng ta đều biết đến một tấm gương sáng ngời luôn học tập không ngừng nghỉ. Đó chính là chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của dân tộc Việt Nam. Người xuất thân trong một nhà đình nhà Nho yêu nước, lại sinh ra trên mảnh đất giàu truyền thống hiếu học. Ngay từ nhỏ, Người đã bộc lộ tư chất của một hiền tài. Trong sự nghiệp cách mạng của mình, Bác đã không lựa chọn con đường cứu nước giống như các bậc tiền nhân, mà quyết định đi về các nước phương Tây để trở về giúp nhân dân, đất nước mình. Trong suốt những năm tháng bôn ba ở nước ngoài, Bác đã làm rất nhiều nghề để kiếm sống. Cũng không ngừng học tập, tích lũy những tri thức của nước ngoài. Chính điều đó đã giúp Bác tiếp cận được với ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Quả là đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Còn riêng học sinh, sinh viên – những chủ nhân tương lai của đất nước. Khi nhiệm vụ chính là học tập, thì việc luôn cố gắng để nắm vững những kiến thức trên lớp cũng như học hỏi thêm từ sách vở. Đồng thời không ngại dấn thân để trải nghiệm nhiều hơn sẽ giúp mỗi học sinh tích lũy thêm để hoàn thiện bản thân.
Tóm lại, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là một bài học quý giá cho con người. Chúng ta hãy luôn ý thức điều này để tiến đến đích thành công một cách nhanh chóng.
Trên hành trình đến với thành công, con người luôn phải học hỏi không ngừng. Điều đó chính là lời khuyên mà cây tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” muốn nhắn nhủ đến mỗi người.
Câu tục ngữ đã sử dụng cách nói mang tính biểu tượng để từ đó khẳng định rằng trên hành trình khám phá thế giới bên ngoài, con người sẽ học được nhiều điều bổ ích. Nếu con người càng chịu khó đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều. Khi bước ra thế giới rộng lớn ngoài kia, chúng ta sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn. Không dừng lại ở đó, đây còn là lời động viên, khích lệ tinh thần học hỏi, khám phá của con người. Nên đi đến những chân trời tri thức mới để mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt và thu nhặt cho mình những tri thức của nhân loại.
Có ai đó đã từng nói rằng: “Cuộc sống chính là một hành trình”. Bởi vậy mà khi bước đi trên hành trình đó, con người cần phải chuẩn bị cho mình một tâm thế sẵn sàng học hỏi, không ngại dấn thân. Câu chuyện về chàng trai trẻ Phạm Nhật Vượng, nếu năm xưa chỉ “dùi mài kinh sử” mà không có những trải nghiệm từ những công việc thực tế trong cuộc sống, ông cũng đã không thể trở thành – Phạm Nhật Vượng chủ tịch tập đoàn Vingroup như ngày hôm nay. Nhiều nhà văn nổi tiếng như Thạch Lam, Vũ Bằng, Minh Hương, Nguyễn Tuân… cũng cần đi nhiều, tiếp xúc nhiều với nhiều mảnh đời trong xã hội mới có thể viết được những tác phẩm chân thực, có giá trị theo năm tháng. Đặc biệt nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh – Bác đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh khác nhau của nhiều nước khác nhau trên thế giới. Quá trình ấy Bác luôn tích cực, chủ động học hỏi những thứ mình không biết, phát huy những thứ mình đã biết. Sau đó Bác chọn lọc những gì phù hợp với Việt Nam, tìm ra con đường cứu nước, làm cho nước nhà độc lập, thống nhất, sánh vai với các cường quốc trên thế giới… Tất cả đều là những minh chứng cho việc “đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Những gì mà con người học được chỉ giống như một hạt cát giữa sa mạc rộng lớn. Bởi vậy mà học tập luôn là một điều cần thiết trong cuộc sống. Tích cực trải nghiệm từ thực tế cuộc sống, không nên chỉ tìm kiếm kiến thức trên sách vở mà phải biết kiểm chứng bằng cách trải nghiệm. Cuộc đời là những chuyến đi, bởi sau mỗi chuyến đi đó chúng ta sẽ có thêm nhiều hiểu biết, kĩ năng…
Quả thật, “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là một lời khuyên đúng đắn. Mỗi người hãy ghi nhớ câu tục ngữ này để trên hành trình tìm đến đích của thành công sẽ gặt hái được nhiều hoa thơm, trái ngọt.
Cuộc sống là một cuộc hành trình với nhiều thử thách. Để đạt được mục tiêu của bản thân, con người luôn phải nỗ lực không ngừng, tích cực tìm tòi khám phá. Bởi vậy mà ông cha ta có câu: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là một lời khuyên vô cùng đúng đắn.
Đầu tiên, “đi một ngày đàng” ý chỉ hành động đi ra ngoài tìm hiểu, khám phá trong một khoảng thời gian. Còn “học một sàng khôn” ý chỉ học được những kiến thức bổ ích, mới mẻ giúp con người hiểu biết hơn. Như vậy, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” có nghĩa là khi chúng ta đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều.
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, chúng ta có thể tìm hiểu mọi kiến thức nhờ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, ipad… Nhưng việc trải nghiệm thực tế sẽ là cần thiết, khi thế giới quá rộng lớn và còn nhiều nơi, nhiều điều mà con người vẫn chưa khám phá hết. Nhà văn Nguyễn Tuân là một con người yêu thích “xê dịch”. Có lẽ dân tộc Việt Nam sẽ không quên được những bước đi đầu tiên của chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam trên hành trình ra đi tìm đường cứu nước. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, tại bến cảng Nhà Rồng, trên con tàu Đô đốc Latouche Tréville, Người ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng. Trong suốt “hành trình ngàn dặm” đó, Người đã đi qua nhiều nước phương Tây, phải làm nhiều nghề để kiếm sống. Con đường ấy tuy đầy khó khăn và trắc trở. Nhưng đến cuối cùng, Bác cũng tìm đến được với ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Là một học sinh, em càng ý thức được việc tích cực đi khám phá, trải nghiệm thực tế sẽ giúp cho những kiến thức trong sách vở được tiếp thu một cách dễ dàng, sâu sắc hơn.
Như vậy, “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là lời khuyên vô cùng đúng đắn đối với mỗi người trong cuộc sống.
“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là lời khuyên vô cùng quý giá mà ông cha ta đã để lại cho con cháu.
Câu tục ngữ cũng là lời động viên, khích lệ tinh thần học hỏi, khám phá của con người. Chúng ta cần học hỏi thêm những chân trời tri thức mới để mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt và thu nhặt cho mình những tri thức của nhân loại.
M.Gorki – nhà văn vĩ đại của nước Nga phải trải qua rất nhiều vấp ngã trong cuộc sống, tích lũy vốn kiến thức để đưa vào những trang viết của mình. Hay nhà văn Nguyễn Tuân là một con người đam mê “xê dịch”. Ông luôn luôn thể hiện niềm khao khát cháy bỏng được dịch chuyển để tìm cảm giác mới lạ và thay đổi “thực đơn cho nhãn quan” của mình. Những chuyến đi đến khám mọi miền tổ quốc khiến Nguyễn Tuấn trở thành một con người hiểu biết, uyên bác. Điều đó được thể hiện qua những tác phẩm của ông, từ ngôn từ đến vốn kiến thức được vận dụng.
Xem thêm : Mẹo hay giúp teen 2K4 nhớ công thức hóa học dễ dàng
Con người không chịu tìm tòi, học tập thì sẽ chỉ đứng mãi tại điểm xuất phát. Mỗi bước đi cho dù có nhỏ bé, ngắn ngủi nhưng từ những bước đi nhỏ ấy chúng ta mới đi qua một cuộc hành trình ngàn dặm. Chắc hẳn mỗi người đều đã từng đọc câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”. Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh nó chỉ toàn những con vật nhỏ bé. Ếch cứ tưởng bản thân nó to bằng trời. Một năm nọ, trời làm mưa to đưa ếch ra bên ngoài. Quen thói cũ, nó đi nghênh ngang khắp nơi. Nó đưa cặp mắt lên nhìn bầu trời, không thèm để ý đến xung quanh nên bị một con trâu đi ngang qua giẫm chết. Nếu con người không chịu bước ra ngoài thế giới học hỏi, khám phá thì cũng sẽ giống như con ếch kia, nghĩ mình là mạnh nhất, để rồi khi được bước ra ngoài thế giới rộng lớn lại tỏ ra kiêu ngạo, cuối cùng gặp phải kết cục thật đáng thương. Nhiều người chỉ trông chờ vào những điều may mắn theo tâm lý: “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” hay “Há miệng chờ sung”. Đó quả thật là lối sống đáng phê phán trong xã hội hiện đại.
Như vậy, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” đã để lại lời khuyên ý nghĩa cho mỗi người. Hãy tích cực khám phá để có thêm nhiều hiểu biết cho bản thân.
Tục ngữ đúc kết những kinh nghiệm quý giá của thế hệ trước gửi gắm cho con cháu. Và câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” cũng là một trong số đó.
Câu tục ngữ gồm có hai vế, “đi một ngày đàng” ý nói đến việc đi ra bên ngoài học hỏi và khám phá, còn “học một sàng khôn” là học được nhiều kiến thức bổ ích, kinh nghiệm quý giá. Như vậy, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” có nghĩa là khi chúng ta đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều. Chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ.
Xã hội càng phát triển, khối lượng tri thức được tích lũy ngày càng nhiều hơn. Chúng ta phải nỗ lực học tập, tích cực tìm tòi mới có thể nâng cao hiểu biết của bản thân. Học tập trong sách vở rất cần thiết, nhưng bên cạnh đó việc ra ngoài khám phá thế giới cũng rất cần thiết. Không chỉ khám phá nhiều điều mới mẻ, mà còn mở mang tầm nhìn, quen biết thêm nhiều người và tích lũy được kinh nghiệm cho bản thân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương cho câu tục ngữ trên. Khi còn là một chàng thanh niên mang giàu lòng yêu nước, Người đã quyết định sẽ ra đi tìm đường cứu nước. Bác ra đi với mong muốn tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Người đi về phương Tây bởi đó là cái nôi của sự văn minh – với tinh thần “tự do, bình đẳng, bác ái” mà người Pháp khi xâm lược nước ta vẫn nói đến. Trong suốt những năm bôn ba nước ngoài, Người đã làm nhiều công việc, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa. Điều đó đã giúp cho Bác học hỏi, tích lũy được vốn kiến thức phong phú, đọc và viết thông thạo nhiều thứ tiếng… Cuối cùng, Bác đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc là đi theo cách mạng vô sản. Chúng ta cũng có thể kể đến nhiều nhà văn nổi tiếng như Nam Cao, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân… Họ phải đi đến nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người cũng như thường xuyên tìm hiểu để có được vốn am hiểu để sáng tác ra các tác phẩm như truyện ngắn Chí Phèo, Bỉ vỏ, Sông Đà…
Còn với học sinh, việc tích cực tìm tòi, tích lũy trải nghiệm thực tế sẽ giúp cho những kiến thức trong sách vở được tiếp thu một cách dễ dàng, sâu sắc hơn. Chúng ta càng đi nhiều, mới càng khám phá ra được nhiều điều thú vị mà chúng ta còn chưa biết, chưa hiểu. Kiến thức mà con người học được chỉ là một giọt nước giữa đại đương mênh mông.
Như vậy, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” đã làm giàu thêm cho kho tàng “túi khôn” của nhân loại. Bài học mà mỗi người học được sẽ còn nguyên giá trị cho đến muôn đời.
Mọi con đường đến với thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng. Bởi vậy mà ông cha ta đã gửi gắm lời khuyên cho thế hệ sau qua câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Ở vế đầu tiên, “đi một ngày đàng” là đi một ngày đường, ý chỉ hành động đi ra ngoài tìm hiểu, khám phá trong một khoảng thời gian. Còn vế tiếp theo, “học một sàng khôn” ý chỉ học được những kiến thức bổ ích, mới mẻ giúp con người hiểu biết hơn. Như vậy, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” có nghĩa là khi chúng ta đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều.
Bài học gửi gắm qua câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng đắn. Kiến thức giống như một sa mạc rộng lớn. Nhưng hiểu biết của con người chỉ như một hạt cát nhỏ bé. Bởi vậy, việc không ngừng học hỏi, tìm tòi là vô cùng cần thiết để ngày càng hoàn thiện bản thân trở nên tốt hơn.
Bác Hồ của chúng ta, k hi còn là một chàng thanh niên, với tình yêu nước cũng như lòng căm thù giặc sâu sắc, đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Bác quan niệm rằng đi về phương Tây để xem họ làm thế nào, rồi về giúp nhân dân mình. Trong suốt những năm bôn ba nước ngoài, Người đã làm nhiều công việc, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa. Điều đó đã giúp cho Bác học hỏi, tích lũy được vốn kiến thức phong phú, đọc và viết thông thạo nhiều thứ tiếng. Cuối cùng, Bác đã được tiếp cận với chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc là đi theo cách mạng vô sản. Cuộc đời Bác chính là tấm gương sáng cho câu tục ngữ trên.
Những ngày vừa qua, báo chí đã nhắc đến rất nhiều việc cầu thủ Nguyễn Quang Hải – một trong những trụ cột của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam có ý định xuất ngoại. Có người tỏ ra nghi ngờ, cũng có người ủng hộ và tin tưởng. Trước đó, nhiều thế hệ đàn anh đã ra nước ngoài, nhưng chỉ không đạt được thành công như mong muốn. Nhưng trước hết, chúng ta không bàn đến chuyện thành công. Mà cách trả lời của cầu thủ này mới là điều khiến chúng ta cảm thấy khâm phục. Anh đã nói rằng với cá nhân mình, việc chấp nhận thử thách ở nước ngoài đã là một thành công. Bởi đó chính là quyết tâm bước ra biển lớn để học hỏi, nâng cao trình độ của bản thân. Tinh thần của câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” chính là nằm ở đó.
Có người đã từng khẳng định rằng “Cái ta biết chỉ là giọt nước. Cái ta chưa biết là cả một đại dương mênh mông”. Chính vì vậy nếu chịu khó khám phá, trải nghiệm nhiều thì chúng ta sẽ hoàn thiện bản thân mình hơn. Mỗi người cần tích cực trải nghiệm từ thực tế cuộc sống, không nên chỉ tìm kiếm kiến thức trên sách vở mà phải biết kiểm chứng bằng cách trải nghiệm, đặc biệt nhất là đối với mỗi học sinh. Tích cực học tập, trau dồi kiến thức sẽ có ích cho tương lai phía trước.
Qua chứng minh có thể thấy câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” thật giàu giá trị. Cuộc đời là những hành trình nối tiếp, để mỗi người học hỏi được nhiều bài học quý giá hơn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 10/05/2024 07:09
Thần Tài ban LỘC trong nháy mắt: 4 con giáp GIÀU nhanh chóng cuối năm…
Top 4 cung hoàng đạo thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty…
Số phận người sinh năm Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công không?
Thần Tài mở kho: 4 tuần tới mọi điều ước sẽ thành hiện thực, 4…
Tử vi hôm nay: 4 con giáp có khả năng đạt được thành công vào…
Con số may mắn hôm nay 19/11/2024: Xin số ông DIAH, tận hưởng vận may