Nhau thai (rau thai) được hình thành và phát triển trong tử cung của người mẹ trong thời gian thai kỳ. Đây là chính bộ phận quan trong cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Nhau thai bám thấp xảy ra khi bánh nhau không nằm ở vị bám đáy tử cung mà một phần của bánh nhau bám ở đoạn dưới cổ tử cung, gần với cổ tử cung. Về bản chất, nhau thai bám thấp chính là một dạng nhẹ của nhau thai tiền đạo.
Bạn đang xem: Nhau thai bám thấp gây ảnh hưởng thế nào đến thai kỳ?
Vì bánh nhau nằm gần lỗ tử cung nên dễ bị bong tách khỏi niêm mạc tử cung, gây hiện tượng xuất huyết của người mẹ. Tuy nhiên, tình trạng nhau bám thấp có thể được cải thiện khi thai lớn dần, tử cung phát triển kéo bánh nhau lên cao. Vì thế, các mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Dấu hiệu của nhau thai bám thấp thường dễ dàng nhận biết hơn ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Cụ thể, mẹ bầu có thể bị ra máu đột ngột kèm đau bụng mà không rõ nguyên nhân. Máu có màu đỏ tươi, sau khi ra ngoài thì bị đông lại thành cục. Vậy nên mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay khi bị chảy máu hoặc xuất hiện một trong số những dấu hiệu sau:
Đối với hiện tượng nhau thai bám thấp, hiện vẫn chưa xác định rõ được nguyên nhân gây ra. Nhưng đối với các mẹ bầu có những yếu tố sau sẽ làm tăng nguy cơ bị thai bám thấp:
Với câu hỏi nhau thai bám thấp có sao không? Thì điều này phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, mẹ bầu và thai nhi có thể gặp những biến chứng sau:
Hiện chưa có phương pháp nào có thể điều trị được tình trạng nhau bám thấp. Các biện pháp đều hướng đến mục đích làm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra cho cả mẹ và bé ở mức thấp nhất.
Xem thêm : Mang bầu ăn gì để vào con không vào mẹ?
Đối với trường hợp này, các bác sĩ khuyên rằng mẹ bầu nên nghỉ ngơi tại nhà, hạn chế vận động và chỉ ngồi hoặc đứng khi thực sự cần thiết. Ngoài ra, mẹ bầu nên thường xuyên theo dõi tình trạng xuất huyết, kiêng quan hệ tình dục và tham gia các hoạt động thể chất mạnh.
Nếu nhận thấy có dấu hiệu ra máu nhiều, thai phụ cần đến ngay cơ sở ý được thăm khám kịp thời. Khi mẹ bầu chuyển dạ nếu không chảy máu hoặc chảy ít máu có thể theo dõi đẻ thường, lúc cổ tử cung mở nên bấm ối sớm để hạn chế chảy máu.
Khi bị chảy máu nặng, mẹ bầu thường được bác sĩ chỉ định nhập viện sớm để theo dõi. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định truyền máu cho người mẹ hoặc sử dụng thêm thuốc để ngăn ngừa tình trạng chuyển dạ sớm.
Với thai nhi đã đạt 36 tuần tuổi, người mẹ bị chảy máu nặng, bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Trong một số trường hợp sinh sớm, em bé có phải tiêm mũi corticosteroid giúp phổi tăng tốc độ sinh trường.
Nếu mẹ bầu bị nhau bám thấp và có tình trạng chảy máu không thể kiểm soát được, bác sĩ sẽ chỉ định chấm dứt thai kỳ và mổ lấy thai khẩn cấp. Điều này nhằm đảm bảo an toàn cho người mẹ.
Bên cạnh những thắc mắc như nhau thai bám thấp có sao không, cách điều trị nhau thai bám thấp… Thì chúng tôi còn nhận được khá nhiều những câu hỏi khác được các mẹ bầu quan tâm đặt ra.
“Nên ăn gì? Kiêng gì?” là điều khiến không biết ít mẹ bầu băn khoăn, đặc biệt là những trường hợp bị chẩn đoán rau thai bám thấp. Theo lời khuyên của những bác sĩ, các mẹ bầu nên lưu ý một số điều sau trong chế độ ăn uống:
Xem thêm : Bao sái bàn thờ nên thực hiện trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo?
Khi tuổi thai còn nhỏ, nhau thai bám thấp có thể tự hết khi thai nhi lớn dần và tử cung người mẹ phát triển, đẩu bánh nhau lên cao hơn. Vậy nên, nhau bám thấp thường được chẩn đoán khi thai nhi đã được 28 tuần tuổi trở lên.
Nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng nhau thai bám thấp 3 tháng đầu thì đừng quá lo lắng. Thay vào đó, mẹ bầu nên thường xuyên khám kiểm tra thai nhi định kỳ để phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường.
Việc quan hệ vợ chồng có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe nếu thai kỳ của mẹ bình thường. Tuy nhiên, đối với trường hợp người mẹ bị nhau thai bám thấp thì không nên quan hệ vì dễ gây xuất huyết, động thai và sinh non.
Ngoài ra, nếu người mẹ nào thai yếu hoặc cơ thể có vấn đề thì cũng nên kiêng hẳn việc quan hệ để đảm bảo an tòa. Vậy nên các cặp vợ chồng hay lưu tâm đến vấn đề này trong thai kỳ.
Trong một số trường hợp, mẹ bầu có sức khỏe bình thường và thai nhi đã trưởng thành, banh nhau không bám quá thấp thì có thể sinh thường. Tuy nhiên, nếu chọn sinh thường thì mẹ bầu có rau thai bám thấp thường phải đối mặt với nhiều rủi ro như bị xuất huyết khi chuyển dạ, trong quá sinh hoặc sau khi sinh vài giờ.
Vậy nên trước khi quyết định nên sinh thường hay sinh mổ, mẹ bầu nên thảo luận trước với bác sĩ chuyên khoa.
Nếu có định mang thai trong thời gian sắp tới, bạn hãy lưu lại những điều sau để phòng tránh nhau bám thấp:
Nếu bạn đang mong muốn tìm kiếm một bệnh viện uy tín, tin cậy để chăm sóc sức khỏe trong suốt thời gian thai kỳ cho đến lúc “vượt cạn” thành công thì Bệnh viện Đa khoa Phương Đông chính là địa chỉ đã được hàng nghìn mẹ bầu tin tưởng lựa chọn. Khi đến với Phương Đông, mẹ bầu sẽ được thực hiện các loại xét nghiệm và siêu âm thai nhi định kỳ. Đặc biệt, các mẹ bầu sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời, khó quên với hệ thống phòng nội trú theo mô hình khách sạn 5 Sao và khuôn viên xanh, thoáng mát.
Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp cho mẹ bầu những kiến thức về nhau thai bám thấp để có một thai kỳ mạnh khỏe, chào đón mẹ tròn con vuông. Nếu bạn có nhu cầu tham khảo dịch vụ thai sản hoặc các vấn đề trong thai kỳ, hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ theo số hotline 19001806.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 20/04/2024 13:18
3 ngày cuối tháng 10 âm lịch - Thời điểm làm giàu đã cận kề,…
Tử vi tháng 12/2024 Bính Thìn: Xui nhiều hơn may, dễ bị thất thu
SINH CON NĂM 2025: Hướng dẫn đón bé sinh năm Tỵ khỏe mạnh, hạnh phúc
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…