Tài khoản 152 dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại nguyên liệu, vật liệu trong kho của doanh nghiệp.
Nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên liệu, vật liệu phản ánh vào Tài khoản này được phân loại như sau:
Bạn đang xem: TK 152 | Tài khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu
– Nguyên liệu, vật liệu chính;
– Vật liệu phụ;
– Nhiên liệu;
– Phụ tùng thay thế;
– Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản.
1. Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm. Vì vậy khái niệm nguyên liệu, vật liệu chính gắn liền với từng doanh nghiệp sản xuất cụ thể. Trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ… không đặt ra khái niệm vật liệu chính, vật liệu phụ. Nguyên liệu, vật liệu chính cũng bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất, chế tạo ra thành phẩm.
2. Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất lượng của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường, hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản đóng gói; phục vụ cho quá trình lao động.
3. Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí.
4. Phụ tùng thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất…
5. Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản.
HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG
MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU
1. Kế toán nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu, vật liệu trên tài khoản 152 phải được thực hiện theo nguyên tắc giá gốc quy định trong chuẩn mực số 02 “ Hàng tồn kho”. Nội dung giá gốc của nguyên liệu, vật liệu được xác định tuỳ theo từng nguồn nhập.
1.1. Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu mua ngoài, bao gồm: Giá mua ghi trên hóa đơn, thuế nhập khẩu phải nộp, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu phải nộp (nếu có), chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm,… nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc thu mua nguyên vật liệu và số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có):
– Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên liệu, vật liệu dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì giá trị của nguyên liệu, vật liệu mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT. Thuế GTGT đầu vào khi mua nguyên liệu, vật liệu và thuế GTGT đầu vào của dịch vụ vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, chi phí gia công,… được khấu trừ và hạch toán vào Tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” (1331).
– Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên liệu, vật liệu dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc dùng cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi, dự án thì giá trị của nguyên liệu, vật liệu mua vào được phản ánh theo tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ (nếu có).
– Đối với nguyên liệu, vật liệu mua bằng ngoại tệ thì phải được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi tăng giá trị nguyên liệu, vật liệu nhập kho.
1.2. Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu tự chế biến, bao gồm: Giá thực tế của nguyên liệu xuất chế biến và chi phí chế biến.
1.3. Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu thuê ngoài gia công chế biến, bao gồm: Giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công chế biến, chi phí vận chuyển vật liệu đến nơi chế biến và từ nơi chế biến về đơn vị, tiền thuê ngoài gia công chế biến.
1.4. Giá gốc của nguyên liệu nhận góp vốn liên doanh, cổ phần là giá trị được các bên tham gia góp vốn liên doanh thống nhất đánh giá chấp thuận.
2. Việc tính trị giá của nguyên liệu, vật liệu tồn kho, được thực hiện theo một trong bốn phương pháp quy định trong Chuẩn mực kế toán số 02 “ Hàng tồn kho”:
– Phương pháp giá đích danh;
– Phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập hoặc cuối kỳ;
– Phương pháp nhập trước, xuất trước;
– Phương pháp nhập sau, xuất trước.
Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giá nào thì phải đảm bảo tính nhất quán trong cả niên độ kế toán.
3. Kế toán chi tiết nguyên liệu, vật liệu phải thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm, thứ nguyên liệu, vật liệu.
4. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán trong kế toán chi tiết nhập, xuất nguyên liệu, vật liệu, thì cuối kỳ kế toán phải tính Hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của nguyên liệu, vật liệu để tính giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trong kỳ theo công thức:
Hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán
=
Giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ
+
Giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhập kho trong kỳ
của nguyên liệu, vật liệu (1)
Giá hạch toán của nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ
+
Giá hạch toán của nguyên liệu, vật liệu nhập kho trong kỳ
Giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trong kỳ
=
Giá hạch toán của nguyên liệu, vật liệu xuất dùng
trong kỳ
x
Hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của nguyên liệu, vật liệu (1)
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 152 – NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU
Bên Nợ:
– Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp vốn hoặc từ các nguồn khác;
– Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê;
– Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ (Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Bên Có:
– Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất, kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công chế biến, hoặc đưa đi góp vốn;
Xem thêm : Kháng sinh uống mấy ngày, bao lâu thì ngấm và đào thải hết?
– Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua;
– Chiết khấu thương mại nguyên liệu, vật liệu khi mua được hưởng;
– Trị giá nguyên liệu, vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê;
– Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ (Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Số dư bên Nợ:
Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ.
PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU
I. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
1. Khi mua nguyên liệu, vật liệu về nhập kho đơn vị, căn cứ hóa đơn, phiếu nhập kho và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị nguyên liệu, vật liệu nhập kho:
– Đối với nguyên liệu, vật liệu mua vào dùng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có các TK 111, 112, 141, 331,… (Tổng giá thanh toán).
– Đối với nguyên liệu, vật liệu mua vào dùng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc phục vụ cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi, dự án, ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (Tổng giá thanh toán)
Có các TK 111, 112, 141, 311, 331,… (Tổng giá thanh toán).
2. Trường hợp mua nguyên, vật liệu được hưởng chiết khấu thương mại thì phải ghi giảm giá gốc nguyên liệu, vật liệu đã mua đối với khoản chiết khấu thương mại thực tế được hưởng, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 331,….
Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có).
3. Trường hợp nguyên liệu, vật liệu mua về nhập kho nhưng đơn vị phát hiện không đúng quy cách, phẩm chất theo hợp đồng ký kết phải trả lại người bán hoặc được giảm giá, kế toán phản ánh giá trị hàng mua xuất kho trả lại hoặc được giảm giá, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 331,….
Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Có TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có).
4. Trường hợp doanh nghiệp đã nhận được hóa đơn mua hàng nhưng nguyên liệu, vật liệu chưa về nhập kho đơn vị thì kế toán lưu hóa đơn vào một tập hồ sơ riêng “Hàng mua đang đi đường”.
4.1. Nếu trong tháng hàng về thì căn cứ vào hóa đơn, phiếu nhập kho để ghi vào Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”.
4.2. Nếu đến cuối tháng nguyên liệu, vật liệu vẫn chưa về thì căn cứ vào hóa đơn (Trường hợp nguyên liệu, vật liệu dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ), kế toán ghi:
Nợ TK 151 – Hàng mua đang đi đường
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có TK 331 – Phải trả cho người bán; hoặc
Có các TK 111, 112, 141,…
Sang tháng sau, khi nguyên liệu, vật liệu về nhập kho, căn cứ vào hóa đơn và phiếu nhập kho, ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 151 – Hàng mua đang đi đường.
5. Khi trả tiền cho người bán, nếu được hưởng chiết khấu thanh toán, thì khoản chiết khấu thanh toán thực tế được hưởng được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Chiết khấu thanh toán).
6. Đối với nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu:
– Nếu nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu về dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh vào giá gốc nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu theo giá có thuế nhập khẩu, ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (Giá có thuế nhập khẩu)
Có TK 331 – Phải trả cho người bán
Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập khẩu).
Đồng thời phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu).
– Đối với nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu về để dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án (kế toán phản ánh giá gốc nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu theo giá có thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu), ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (Giá có thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu)
Có TK 331 – Phải trả cho người bán
Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập khẩu)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).
– Nếu nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp được phản ánh vào giá gốc nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu, ghi:
Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (giá có thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu)
Có TK 331- Phải trả cho người bán
Có TK 3332- Thuế tiêu thụ đặc biệt.
7. Các chi phí về thu mua, bốc xếp, vận chuyển nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về kho doanh nghiệp, trường hợp nguyên liệu, vật liệu mua về dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có các TK 111, 112, 141, 331,…
8. Đối với nguyên liệu, vật liệu nhập kho do thuê ngoài gia công, chế biến:
– Khi xuất nguyên liệu, vật liệu đưa đi gia công, chế biến, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
Xem thêm : Giặt khô là gì? Những loại quần áo nào cần phải giặt khô
– Khi phát sinh chi phí thuê ngoài gia công, chế biến, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)
Có các TK 111, 112, 131, 141,…
– Khi nhập lại kho số nguyên liệu, vật liệu thuê ngoài gia công, chế biến xong, ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
9. Đối với nguyên liệu, vật liệu nhập kho do tự chế:
– Khi xuất kho nguyên liệu, vật liệu để tự chế biến, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
– Khi nhập kho nguyên liệu, vật liệu đã tự chế, ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
10. Đối với nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê đã xác định được nguyên nhân thì căn cứ nguyên nhân thừa để ghi sổ, nếu chưa xác định được nguyên nhân thì căn cứ vào giá trị nguyên liệu, vật liệu thừa, ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết).
– Khi có quyết định xử lý nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện trong kiểm kê, căn cứ vào quyết định xử lý, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381)
Có các tài khoản có liên quan.
– Nếu xác định ngay khi kiểm kê số nguyên liệu, vật liệu thừa là của các đơn vị khác khi nhập kho chưa ghi tăng TK 152 thì không ghi vào bên Có Tài khoản 338(3381) mà ghi vào bên Nợ Tài khoản 002 “Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công”. Khi trả lại nguyên liệu, vật liệu cho đơn vị khác ghi vào bên Có Tài khoản 002 (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).
11. Khi xuất kho nguyên liệu, vật liệu sử dụng vào sản xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Nợ các TK 623, 627, 641, 642,…
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
12. Xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản hoặc sửa chữa lớn TSCĐ, ghi:
Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
13. Đối với nguyên liệu, vật liệu đưa đi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát:
a- Khi xuất nguyên liệu, vật liệu đưa đi góp vốn liên doanh, ghi:
Nợ TK 222- Vốn góp liên doanh ( Theo giá đánh giá lại)
Nợ TK 811- Chi phí khác (Chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị ghi sổ)
Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (Theo giá trị ghi sổ)
Có TK 711 – Thu nhập khác (Chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn
giá trị ghi sổ của nguyên liệu, vật liệu tương ứng với phần
lợi ích của các bên khác trong liên doanh)
Có TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện (Chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ của nguyên liệu, vật liệu tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh).
b- Khi cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát đã bán thành phẩm sản xuất bằng nguyên liệu, vật liệu nhận góp vốn, hoặc bán số nguyên liệu, vật liệu đó cho bên thứ ba độc lập, bên góp vốn liên doanh kết chuyển phần doanh thu chưa thực hiện vào thu nhập khác trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 711- Thu nhập khác.
14. Khi xuất nguyên liệu, vật liệu đưa đi góp vốn vào công ty liên kết, ghi:
Nợ TK 223- Đầu tư vào công ty liên kết (Theo giá đánh giá lại)
Nợ TK 811- Chi phí khác (Chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị ghi sổ)
Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 711- Thu nhập khác (Chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ).
15. Đối với nguyên liệu, vật liệu thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê:
Mọi trường hợp thiếu hụt nguyên liệu, vật liệu trong kho hoặc tại nơi quản lý, bảo quản phát hiện khi kiểm kê phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân, xác định người phạm lỗi. Căn cứ vào biên bản kiểm kê và quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền để ghi sổ kế toán:
– Nếu do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ phải tiến hành ghi bổ sung hoặc điều chỉnh lại số liệu trên sổ kế toán;
– Nếu giá trị nguyên liệu, vật liệu hao hụt nằm trong phạm vi hao hụt cho phép (Hao hụt vật liệu trong định mức), ghi:
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
– Nếu số hao hụt, mất mát chưa xác định rõ nguyên nhân phải chờ xử lý, căn cứ vào giá trị hao hụt, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý)
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào quyết định, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt (Người phạm lỗi nộp tiền bồi thường)
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388) (Phải thu tiền bồi thường của người phạm lỗi)
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (Nếu trừ vào tiền lương của người phạm lỗi)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Phần giá trị hao hụt, mất mát nguyên liệu, vật liệu còn lại phải tính vào giá vốn hàng bán)
Có TK 138 – Phải thu khác (1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý).
II. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
1. Đầu kỳ, kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ, ghi:
Nợ TK 611 – Mua hàng
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
2. Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê xác định giá trị nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ, ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 611 – Mua hàng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 03/01/2024 19:13
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024