Mặc dù hầu hết các loại trái cây đều tốt cho sức khỏe của bà bầu, nhưng vẫn có một số loại trái cây bà bầu không nên ăn hoặc hạn chế khi mang thai. Đa phần trong số đó do chứa quá nhiều đường, axit hoặc những các chất khiến mẹ bị rối loạn tiêu hóa, co giật tử cung, kìm hãm hoặc đe dọa sự phát triển của bé. Vậy bà bầu không nên ăn quả gì? Trong bài viết dưới đây, hãy để Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome cung cấp cho bạn câu trả lời.
Những loại trái cây không tốt cho bà bầu thường chứa quá nhiều đường hoặc không còn tươi. Chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa và tiểu đường thai kỳ ở mẹ. Bên cạnh đó, những loại quả chưa chín cũng sẽ là một mối nguy hại trong thực đơn thai sản. Dưới đây là chi tiết những tác hại mà chúng có thể gây ra đối với mẹ và thai nhi:
Bạn đang xem: 12 loại trái cây bà bầu không nên ăn nhiều trong thai kỳ
Hoa quả hư hỏng thường sở hữu hàm lượng lớn các vi khuẩn có hại. Một vài trong số đó bao gồm Salmonella – vi khuẩn gây bệnh lây qua đường tiêu hóa, E. coli – vi khuẩn gây tiêu chảy, đau bụng, và Clostridium botulinum – vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Bên cạnh đó, những loại trái cây này cũng khiến mẹ có nguy cơ cao mắc stress oxy hóa. Theo nghiên cứu, tình trạng stress oxy hóa ở mẹ bầu là nguyên gây thiểu sản và rối loạn chức năng nhau thai. Do đó, mẹ nên tránh tiêu thụ các loại hoa quả hư hỏng để bảo vệ thai nhi khỏi những biến chứng kể trên.
Những loại quả không rõ nguồn gốc có thể đã được chăm sóc không đảm bảo quy trình, thậm chí lạm dụng các hóa chất và thuốc trừ sâu. Điều này rõ ràng có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ chỉ rõ, bà bầu tiếp xúc với thuốc trừ sâu có nguy cơ cao gây sứt miệng, dị tật ống thần kinh và dị tật tim ở thai nhi. Trong nhiều trường hợp, hấp thụ hàm lượng lớn các loại hóa chất này sẽ khiến mẹ đau đầu, nôn mửa, phát ban và sảy thai.
Đối với bà bầu, một số loại trái cây sở hữu hàm lượng đường cao như xoài chín, nho, và trái cây khô sẽ khiến lượng glucose trong máu tăng đột ngột, làm thay đổi đường huyết và nội tiết tố, tăng sản xuất hormone estrogen, làm cho cơ thể cảm thấy nóng hơn. Theo thời gian, hiện tượng này còn dẫn tới tiểu đường thai kỳ. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ rõ lượng đường trong máu cao khi mang thai cũng làm tăng khả năng sinh non và các bệnh lý về đường hô hấp ở trẻ. Vì vậy, kiểm soát lượng đường trong thực đơn, lựa chọn các loại hoa quả ít ngọt sẽ là cách an toàn nhất để mẹ có một thai kỳ suôn sẻ.
Hoa quả chưa chín thường chứa nhiều acid và tannin. Đây là các chất có khả năng gây đau bụng, ợ chua, trào ngược dạ dày, buồn nôn và tiêu chảy. Ngoài ra, trái cây xanh, đặc biệt là những loại quả không được được chăm sóc đúng quy trình, có thể chứa nhiều kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmium, asen. Những kim loại nặng này có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, dẫn tới các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng.
Theo khuyến cáo, những loại trái cây không tốt cho bà bầu thường có đặc điểm không tươi, không rõ nguồn gốc và chứa nhiều đường. Vậy, cụ thể những loại quả bà bầu không nên ăn là gì? Nguy cơ mà mỗi loại gây ra cho mẹ và thai nhi ra sao? Dưới đây là những một số loại trái cây bà bầu không nên ăn hoặc không nên ăn quá nhiều:
Đu đủ xanh chứa hàm lượng lớn mủ và enzyme papain. Theo nghiên cứu, đây là hai nguyên nhân lớn có tác dụng gây co thắt tử cung, dẫn đến chuyển dạ sớm và sinh non. Bên cạnh đó, hợp chất papain trong đu đủ xanh khi được hấp thụ cũng khiến cơ thể mẹ bầu nhầm với prostaglandin – một hormone gây chuyển dạ. Do đó, tác hại nổi bật nhất của loại quả này là khiến mẹ dễ sinh non. Trong 3 tháng đầu, khi các màng quan trọng bảo vệ thai nhi chưa đủ chắc chắn, điều này còn dẫn tới sảy thai. Vì vậy, mẹ hãy kiêng ăn đu đủ chưa chín để tránh sinh non và sảy thai ngoài ý muốn.
Dứa chứa hàm lượng lớn hợp chất bromelain, có tác dụng làm mềm tử cung và hỗ trợ chuyển dạ. Do đó, tương tự với đu đủ xanh, nếu mẹ ăn quá nhiều dứa vào thời kỳ đầu của thai kỳ, đặc biệt là tam cá nguyệt thứ nhất, sinh non hay sảy thai hoàn toàn có thể xảy ra. Để tránh những biến chứng kể trên, mẹ nên hạn chế hoặc kiêng hẳn dứa trong khi mang thai.
Trong các loại trái cây bà bầu không nên ăn nhiều, nho sở hữu hàm lượng đường tương đối cao (16g đường / 100g nho). Do đó, tiêu thụ nho quá mức có thể khiến mẹ thừa cân, béo phì và mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Trong quá trình trồng trọt, nhà vườn có thể sử dụng sulfur dioxide – một hóa chất được sử dụng để bảo vệ chúng khỏi sâu bệnh. Nếu bà bầu tiêu thụ lượng sulfur dioxide quá nhiều, có thể gây ra tình trạng khó thở và viêm phế quản.
Xem thêm : [TOP 10] Các loại gạo nếp ngon nhất, nấu xôi cúng Tết chuẩn vị
Ngoài ra, trong vỏ nho còn chứa một hợp chất mang tên resveratrol. Theo nghiên cứu, hợp chất này có khả năng ức chế quá trình tổng hợp DEHA – một loại hormon có vai trò quan trọng trong quá trình điều tiết estrogen. Nếu mẹ thiếu hụt estrogen trong thai kỳ, sự vận chuyển máu tới thai nhi sẽ bị gián đoạn. Do đó, mẹ bầu nên hạn chế ăn nho. Tốt nhất, mẹ không nên ăn nhiều hơn 160g nho / ngày để đảm bảo cơ thể không dung nạp quá nhiều đường và phát sinh nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan.
Me chứa axit oxalic, một hợp chất tự nhiên có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Khi hấp thụ quá mức, axit oxalic sẽ cản trở quá trình hấp thụ canxi và các khoáng chất khác trong cơ thể, khiến mẹ và bé gặp tình trạng thiếu dưỡng chất trong thai kỳ.
Ngoài ra, me cũng có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như ợ chua, đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy và khó tiêu. Vì vậy, bà bầu nên kiêng ăn loại quả này để không gây áp lực cho đường ruột cũng như giúp bé hấp thụ được nhiều dưỡng chất nhất có thể.
Quả thị là một trong những loại trái cây bà bầu không nên ăn bởi hàm lượng cao tanin – một hợp chất có trong các loại trà đặc và cà phê. Hợp chất này khi đi vào cơ thể sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt và kẽm, khiến bà bầu dễ bị thiếu máu và suy dinh dưỡng trong thai kỳ. Bên cạnh đó, tanin còn cản trở quá trình vận chuyển axit folic tới thai nhi, làm tăng nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng về não bộ và hệ thần kinh.
Đối với nhiều mẹ bầu, ăn quá nhiều thị cũng có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, ợ nóng, đau bụng và tiêu chảy. Vì vậy, để duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và khả năng hấp thụ dưỡng chất tối ưu, mẹ nên kiêng ăn quả thị trong thai kỳ.
Trong các loại trái cây bà bầu không nên ăn thường xuyên, hàm lượng đường trong nhãn tương đối cao (15g đường / 100g nhãn). Điều này sẽ khiến lượng glucose trong máu tăng đột ngột, tạo cảm giác nóng bức, khó chịu cho bà bầu. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, mẹ có thể gặp các tình trạng đau bụng, ra huyết và động thai nếu ăn quá nhiều nhãn.
Bên cạnh đó, loại quả này cũng là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, ợ nóng và tiêu chảy, gây ra sự khó chịu và mất ngủ. Vì thế, hạn chế nhãn trong chế độ ăn thai sản có thể giúp mẹ duy trì trạng thái cơ thể khỏe mạnh và em bé phát triển toàn diện.
Tương tự với nhãn, quả vải chứ khá nhiều đường và mang tính “nóng”. Vì vậy, các trường hợp nóng trong người, buồn nôn, đau bụng,.. hoàn toàn có thể xảy ra nếu bà bầu tiêu thụ không điều độ loại quả này. Bên cạnh đó, trong số những loại quả bà bầu không nên ăn, vải thiều thường chứa hàm lượng đồng cao. Nếu bà bầu tiêu thụ quá nhiều đồng, thai nhi sẽ dễ gặp các vấn đề về sức khỏe như suy dinh dưỡng, động kinh, tổn thương. Vì vậy, hạn chế và ăn đủ số lượng vải cho phép sẽ giúp mẹ giảm thiểu những rủi ro nêu trên.
Táo mèo khi đi vào cơ thể mẹ bầu sẽ kích thích và thúc đẩy tử cung co bóp. Điều này có thể dẫn tới chuyển dạ sớm, sinh non, thậm chí sảy thai ngoài ý muốn. Bên cạnh đó, hạt táo mèo còn chứa amygdalin. Trong tình huống không may nuốt phải, hợp chất này có khả năng giải phóng cyanide – một chất cực độc khi tiếp xúc với các enzyme, gây hại đến hệ thần kinh và tim mạch. Do đó, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu không nên ăn trực tiếp loại trái cây này trong thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu.
Quả đào chứa hàm lượng đường và axit cao, do đó dễ gây nhiệt miệng và các vấn đề về đường huyết cho mẹ bầu. Trong nhiều trường hợp, hàm lượng folate cao trong quả đào có thể làm tăng lượng axit folic trong cơ thể mẹ, gây chuột rút, nổi mẩn và buồn nôn. Tuy nhiên, do đây là loại quả giàu vitamin A, C và khoáng chất, mẹ vẫn nên ăn đào, nhưng ăn với đúng số lượng, khoảng 1 quả mỗi lần, 2 – 3 ngày ăn 1 lần theo đúng khuyến cáo của Bộ Y tế.
Tương tự với thị, chất tanin có trong quả hồng giòn có khả năng cản trở quá trình hấp thu sắt và kẽm, đồng thời hạn chế vận chuyển axit folic tới thai nhi. Nếu ăn hồng giòn quá nhiều mẹ rất dễ gặp trường hợp thiếu máu, suy dinh dưỡng khi mang bầu. Trong khi đó, thai nhi có thể đối mặt với các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng do thiếu hụt axit folic. Tuy nhiên hồng giòn vẫn là một loại quả giàu chất xơ và các khoáng chất có lợi, do đó mẹ có thể tiêu thụ loại quả này một cách điều độ.
Xem thêm : Cách đổi mật khẩu Gmail trên máy tính, điện thoại Android, iPhone mới nhất
Để hạn chế những rủi ro nêu trên, bà bầu chỉ nên ăn khoảng 100 g đến 200 g hồng mỗi ngày. Bên cạnh đó, mẹ không nên ăn cả vỏ hồng hoặc ăn hồng giòn chung với hải sản và các loại thực phẩm giàu đạm để hạn chế tình trạng tanin trong hồng ngăn chặn sự hấp thụ sắt từ các loại thực phẩm khác vào cơ thể, làm tăng nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.
Trái cây đông lạnh thường được bảo quản trong tủ đông và không được sử dụng ngay sau khi mua. Điều này có thể làm giảm chất lượng dinh dưỡng và có khả năng gây nguy hiểm nếu trái cây bị nhiễm khuẩn do không được bảo quản đúng cách.
Trong khi đó, trái cây đóng hộp thường được chứa trong dung dịch đường. Điều này khiến lượng đường trong trái cây tăng cao. Khi tiêu thụ vào cơ thể, những loại trái cây này sẽ khiến bà bầu mất kiểm soát đường huyết, làm tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ. Do đó, hoa quả đông lạnh và đóng hộp đều là những loại trái cây bà bầu không nên ăn nhiều trong thai kỳ. Nếu có thể, mẹ hãy loại bỏ chúng ra khỏi chế độ ăn để đảm bảo an toàn và sức khỏe.
Trái cây sấy tẩm đường và các loại mứt hoa quả thường chứa hàm lượng đường cao gấp nhiều lần trái cây tươi. Khi đi vào cơ thể, chúng có khả năng làm tăng đường huyết đột ngột, dễ khiến mẹ thừa cân, béo phì, đái tháo đường thai kỳ và các bệnh lý nghiêm trọng liên quan tới huyết áp và tim mạch.
Không những vậy, nhiều loại trái cây sấy còn được làm từ hoa quả cũ, hỏng chứa nhiều vi khuẩn, nấm mốc có hại cho bà bầu như aflatoxin – một chất độc gây ung thư, Aspergillus – một loại nấm gây độc gan và Salmonella – một loại vi khuẩn gây ợ nóng, đau bụng và tiêu chảy. Như vậy, để ăn hạn chế rủi ro, mẹ vẫn nên lựa chọn hoa quả tươi hữu cơ. Nếu mẹ muốn đa dạng hóa thực đơn thì những loại quả sấy không đường sẽ là sự lựa chọn tốt nhất.
Ngoài những loại trái cây bà bầu không nên ăn, hoa quả dù bổ dưỡng đến mấy, song nếu không được chế biến và ăn đúng cách, cũng sẽ có hại cho bà bầu. Dưới đây là những điều tuyệt đối cấm kỵ khi bà bầu ăn hoa quả để tránh những rủi ro và trường hợp đáng tiếc:
Khi hoa quả được thu hoạch từ vườn trồng, chúng có thể bị nhiễm bẩn bởi đất, phân bón và các tác nhân môi trường khác. Nếu không được rửa sạch, các vi khuẩn và chất độc tồn tại trên bề mặt hoa quả có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho bà bầu như tiêu chảy, đau bụng và khó tiêu.
Nghiêm trọng hơn, một số loại vi khuẩn và ký sinh trùng như Salmonella, Listeria, E. coli, Toxoplasma có nguy cơ cao gây hại cho thai nhi, dẫn tới nhiều bệnh lý và dị tật bẩm sinh, cụ thể:
Bên cạnh việc ăn quá ít, không đủ dưỡng chất hay tiêu thụ những loại trái cây bà bầu không nên ăn, việc ăn quá nhiều hoa quả cũng có hại cho mẹ và thai nhi, gây thừa dưỡng chất, làm tăng nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh ở trẻ. Do đó, đối với bất cứ loại trái cây nào, mẹ cũng chỉ nên ăn đúng và đủ số lượng theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cụ thể:
Mẹ không nên chỉ ăn một loại quả mà đa dạng nhiều loại trái cây khác nhau, ăn theo nhiều hình thức khác nhau như ăn tươi, xay sinh tố hoặc ăn kèm với ngũ cốc, sữa chua. Điều này sẽ khiến thực đơn của mẹ phong phú và khoa học hơn.
Trên đây là gợi ý về 12 loại trái cây bà bầu không nên ăn và những lưu ý khi ăn hoa quả trong thai kỳ. Bà bầu nên hạn chế ăn những loại trái cây này hoặc chỉ ăn một lượng nhỏ và không ăn vào buổi tối để tránh những rủi ro không đáng có trong suốt thai kỳ. Để có một chế độ dinh dưỡng khoa học, mẹ nên hạn chế tối đa hoặc bỏ những loại hoa quả có đặc điểm nêu trên. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên cân nhắc bổ sung vào thực đơn một số loại trái cây tốt cho bà bầu như cam, bưởi, đu đủ chín, dưa hấu, chuối,… để bổ sung đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Hy vọng Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome đã giúp bạn tìm ra lời giải đáp cho thắc mắc bà bầu kiêng ăn quả gì. Nếu mẹ vẫn còn băn khoăn chưa biết cách xây dựng một chế độ ăn khoa học hay chưa hiểu rõ trái cây bà bầu không nên ăn là loại quả nào, hãy liên lạc với Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được tư vấn kịp thời. Tại đây, mẹ bầu sẽ được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá sức khỏe và tư vấn chế độ ăn uống toàn diện, giúp thai nhi phát triển tối ưu.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 20/03/2024 00:35
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024