Categories: Tổng hợp

Phân biệt phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại

Published by

Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại là hai chế tài thường xuyên được áp dụng khi một trong các bên của quan hệ hợp đồng vi phạm các nghĩa vụ đã thỏa thuận. Về cơ bản hai hình thức này khá giống nhau nhưng vẫn tồn tại những điểm riêng biệt, đặc trưng cho mỗi loại.

Khái niệm:

-Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.(Điều 300 Luật thương mại 2005)

-Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.(Điều 302 Luật thương mại 2005)

Điểm giống nhau giữa phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại:

-Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại đều được áp dụng đối với các hợp đồng có hiệu lực

-Đều là trách nhiệm pháp lý áp dụng với các chủ thể hợp đồng

-Đều bảo vệ quyền và lợi ích của bên bị vi phạm

-Đều do có hành vi vi phạm của các chủ thể trong hợp đồng

-Đều là các quy định của pháp luật nhằm tác động vào ý thức tôn trọng pháp luật.

Điềm khác nhau giữa phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại:

Tiêu chí Phạt vi phạm Bồi thường thiệt hại Mục đích -Bảo vệ quyền và lợi ích của các bên chủ thể

-Là trách nhiệm pháp lý nhằm nâng cao ý thức của các bên khi thực hiện hợp đồng

-Bảo vệ lợi ích của bên bị vi phạm

-Nhằm bù đắp những lợi ích vật chất bị mất đi của bên vi phạm

Điều kiện áp dụng -Có thỏa thuận áp dụng

-Không cần có thiệt hại thực tế xảy ra

-Chỉ cần chứng minh được có vi phạm

-Không cần có thỏa thuận áp dụng

-Có thiệt hại thực tế xảy ra

-Phải chứng minh được phần thiệt hại thực tế xảy ra đó

-Hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp

Giới hạn áp dụng + Mức phạt được thỏa thuận trong hợp đồng và không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm;

+ Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng với mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định

(Điều 301 LTM 2005)

+ Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

+ Nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp hạn chế tổn thất, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được.

(Điều 302,305 LTM2005)

Tính phổ biến Áp dụng phổ biến đối với các vi phạm hợp đồng Chỉ áp dụng khi khả năng thiệt hại có thể xảy ra Nghĩa vụ của các bên Chỉ cần thỏa thuận được ghi trong hợp đồng thì khi có hành vi vi phạm có thể áp dụng -Nghĩa vụ chứng minh tổn thất

-Nghĩa vụ hạn chế tổn thất

This post was last modified on 22/01/2024 13:29

Published by

Bài đăng mới nhất

Tử vi thứ 3 ngày 9/7/2024 của 12 con giáp: Thìn có rắc rối, Thân ổn định

Tử vi thứ 3 ngày 9 tháng 7 năm 2024 của 12 con giáp: Rồng…

2 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 9/7/2024 theo năm sinh: Thần tài rót LỘC về túi

Con số may mắn hôm nay 7/9/2024 theo năm sinh: Thần Tài rót MAY MẮN…

3 giờ ago

10 ngày tới cát tinh chiếu rọi, 4 con giáp thăng quan tiến chức, hốt vàng hốt bạc

Trong 10 ngày tới, sao may mắn sẽ tỏa sáng, 4 con giáp sẽ được…

4 giờ ago

Trải qua nhiều sóng gió, những tuổi này cực kỳ giàu kinh nghiệm

Đã trải qua nhiều cơn bão, lứa tuổi này có rất nhiều kinh nghiệm.

6 giờ ago

Hợp VÍA Phật Bà, 3 tuổi ĐỎ nhất tháng 6 âm, ăn ĐẬM lãi TO, cầu gì được nấy!

Tương hợp với Đức Phật, 3 tuổi là tháng ĐỎ NHẤT trong tháng 6 âm…

9 giờ ago

Tình yêu của người sinh tháng 10 dương lịch: Bạn có biết trân trọng những gì đang có?

Tình yêu của người sinh tháng 10: Bạn có biết trân trọng những gì mình…

11 giờ ago