Categories: Tổng hợp

Trình bày định nghĩa vật chất của Lê – Nin và ý nghĩa của phương pháp luận này

Published by
Video phân tích định nghĩa vật chất của lenin

1. Trình bày định nghĩa vật chất của Lênin và ý nghĩa của phương pháp luận này

a. Định nghĩa vật chất của Lê Nin

“Vật chất là một phạm trù TH dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Phân tích định nghĩa :Vật chất là 1 phạm trù TH, thì nó khác với vật chất trong KHTN và trong đời sống hàng ngày:

Vật chất trong KHTN, trong đời sống hàng ngày là các dạng vật chất cụ thể, tồn tại hữu hình, hữu hạn; có sinh ra có mất đi, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Chúng bao gồm vật chất dưới dạng hạt, trường, trong TN, XH, dưới dạng vĩ mô, vi mô rất phong phú đa dạng. Vật chất với tính cách là 1 phạm trù TH tức là vật chất đã được khái quát từ tất cả các sinh vật cụ thể. Do đó, nó tồn tại vô cùng vô tận, không có khởi đầu, không có kết thúc, không được sinh ra, không bị mất đi; đây là phạm trù rộng nhất, vì thế không thể quy nó vào các vật cụ thể để hiểu nó.

Vật chất là “thực tại khách quan”, “tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Nghĩa là vật chất là tất cả những gì tồn tại thực, tồn tại khách quan ở bên ngoài, độc lập với cảm giác, ý thức con người, không lệ thuộc vào cảm giác, ý thức. Đây là thuộc tính quan trọng nhất của vật chất, là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không là vật chất. Điều đó khẳng định vật chất có trước, cảm giác ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, của ý thức.

Vật chất tồn tại không huyền bí mà nó là “thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh“. Điều này khẳng định con người có khả năng nhận thức thế giới vật chất, chỉ có những điều chưa biết chứ không thể có những điều không biết.

b. Ý nghĩa phương pháp luận

Định nghĩa này đã bao quát cả 2 mặt của vấn đề cơ bản của TH, thể hiện rõ lập trường DV biện chứng. Lenin đã giải đáp toàn bộ vấn đề cơ bản của triết học đứng trên lập trường của Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

  • Coi vật chất là có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức, ý thức con người là sự phản ánh của thực tại khách quan đó. Con người có khả năng nhận thức thế giới.
  • Định nghĩa này bác bỏ quan điểm duy tâm về phạm trù vật chất. (Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức).
  • Định nghĩa này khắc phục tính chất siêu hình, máy móc trong quan niệm về vật chất của CNDV trước Mac (quan niệm vật chất về các vật thể cụ thể, về nguyên tử, không thấy vật chất trong đời sống xã hội là tồn tại).
  • Định nghĩa vật chất của Lê Nin bác bỏ quan điểm của CNDV tầm thường về vật chất (coi ý thức cũng là 1 dạng vật chất)
  • Định nghĩa này bác bỏ thuyết không thể biết.
  • Định nghĩa này đã liên kết CNDV biện chứng với CNDV lịch sử thành một thể thống nhất. (vật chất trong TN, vật chất trong xã hội đều là những dạng cụ thể của vật chất mà thôi, đều là thực tại khách quan).
  • Mở đường cổ vũ cho KH đi sâu khám phá ra những kết cấu phức tạp hơn của thế giới vật chất (Định nghĩa này không quy vật chất về vật thể cụ thể, vì thế sẽ tạo ra kẻ hở cho CNDT tấn công, cũng không thể quy vật chất vào 1 khái niệm nào rộng hơn để định nghĩa nó, vì không có khái niệm nào rộng hơn khái niệm vật chất. Vì thế chỉ định nghĩa nó bằng cách đối lập nó với ý thức để định nghĩa vạch rõ tính thứ nhất và tính thứ 2, cái có trước và cái có sau).

2. Trình bày nguồn gốc ( tự nhiên và xã hội) của ý thức, bản chất của ý thức

2.1. Nguồn gốc của ý thức

a. Nguồn gốc tự nhiên :

Phản ánh là thuộc tính chung của vật chất

Phản ánh là năng lực 1 hệ thống vật chất này tái hiện những đặc điểm, thuộc tính của hệ thống vật chất khác khi chúng tác động lẫn nhau.

Trong quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, cùng với sự phát triển của các hình thức vận động, thuộc tính phản ánh của vật chất cũng phát triển. Hình thức vật chất có trình độ tổ chức càng cao, càng phức tạp thì năng lực phản ánh cũng càng cao.

Trong thế giới vô sinh: phản ánh thể hiện ở những biến đổi cơ lý hóa biến dạng, phân hủy.

Trong thế giới hữu cơ, phản ánh phát triển từ thấp lên cao, đơn giản đến phức tạp.

  • Ở thực vật: Tính kích thích, quang hướng động, có định hướng.
  • Động vật bậc thấp: có năng lực cảm giác, tiếp nhận và phản ứng với tác nhân của môi trường, phản xạ không điều kiện.
  • Động vật có hệ thần kinh tập trung: phản xạ có điều kiện, không điều kiện.
  • Quá trình vượn thành người, phản ánh tâm lý động vật chuyển thành phản ánh ý thức.

Ý thức gắn liền với quá trình não bộ con người phản ánh thế giới khách quan.

Bộ não con người và ý thức (nguồn gốc tự nhiên của ý thức)

– Bộ não người là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài cả về mặt sinh học và XH.

– Bộ não người có cấu tạo phức tạp: 15-17 tỷ nơron thần kinh gồm chất trắng, xám…. Phản xạ có iều kiện và không điều kiện.

– Ý thức được sinh sống cùng với sự hoạt động của não bộ, não bộ bị tổn thương, ý thức bị rối loạn

– Không thể có ý thức tách rời với não bộ như CNDT quan niệm.

b. Nguồn gốc XH (đk đủ)

Vai trò của lao động và ngôn ngữ trong quá trình hình thành và phát triển của ý thức: Sự ra đời của ý thức phải thông qua lao động và giao tiếp quan hệ XH bằng ngôn ngữ.

– Vai trò của lao động

Lao động là hành động của con người tạo ra công cụ lao động và dung công cụ lao động này vào tự nhiên để tạo ra của cải vật chất nuôi sống con người.

Lao động làm tư thế con người đứng thẳng, chân tay khéo léo. Nhờ có lao động mà các giác quan của con người ngày cảng hoàn thiện.

Ý thức ra đời không phải tác động giản đơn của hiện thực vào não bộ con người mà quan trọng là lao động cải tạo thế giới khách quan.

– Vai trò ngôn ngữ

Ngôn ngữ ra đời, phát triển, liên kết con người trong lao động và giao tiếp, ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là hình thức trực tiếp của tư tưởng, là hệ thống tín hiệu thứ 2, tư tưởng chỉ có thể diễn ra bằng phương tiện ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, trao đổi tư tưởng, tình cảm, phương tiện tổng kết, khái quát kinh nghiệm giúp cho hoạt động thực tiễn tốt hơn.

Anghen : “sau lao động cùng với……”.

Như vậy nếu thiếu một trong hai nguồn gốc là tự nhiên và xã hội thì ý thức sẽ không xuất hiện. Bản chất của ý thức

CNDV tầm thường quy ý thức về vật chất.

CNDT cho rằng ý thức là 1 thực thể độc lập, là nguồn gốc của thế giới. Cả 2 quan niệm trên đều sai lầm.

CNDV biện chứng quan niệm: ý thức là sự phản ánh thế giới xung quanh vào não bộ con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Là hình ảnh chủ quan vì nó không có tính vật chất, nó là hình ảnh tinh thần.

“ý thức chỉ là vật chất được di chuyển vào trong bộ óc người và được cải biến đi ở trong đó”. Không phải cứ 1 bên là não bộ, 1 bên là thế giới khách quan thì não bộ có ý thức. Mà sự phản ánh ý thức là sự phản ánh chủ động, tích cực, có mục đích, thông qua lao động, phản ánh ở đây là phản ánh sang tạo khác tâm lý động vật.

Ý thức phản ánh thế giới khách quan dưới dạng quy luật, bản chất vì thế có thể giúp con người chi phối sự phát triển của SV.

Ý thức mang bản chất xã hội: sự ra đời, tồn tại, phát triển của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn lịch sử, chịu sự chi phối không chỉ của quy luật sinh học mà chủ yếu bắt nguồn từ quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của con người quy định. Mac “ngay từ đầu ý thức đã mang bản chất xã hội, và vẫn là như vậy chừng nào con người còn tồn tại”; ý thức là phản ánh lợi ích. Cấu tạo của ý thức: Ý thức có cấu tạo phức tạp:

  • Tri thức: yếu tố quan trọng nhất
  • Xúc cảm: sự nhạy cảm
  • Tình cảm: sở thích, mong muốn.. khát vọng của con người
  • Ý chí: nghị lực, sự quýêt tâm.

Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức, ý thức của con người về sự vật càng nhiều thì tri thức về sự vật càng cao.

Nhấn mạnh tri thức là yếu tố cơ bản nhất, giúp ta tránh được quyết định chỉ coi ý thức là tình cảm, ý chí, niềm tin, cơ sở của CN chủ quan, duy ý chí, niềm tin mù quáng. Giữa các yếu tố có sự tác động qua lại, song về cơ bản nội dung của ý thức luôn hướng tới tri thức.

3. Trình bày nguyên lý mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng, ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý này.

3.1. Tính phổ biến của mối liên hệ

a. Quan điểm siêu hình

Coi các SV, hiện tượng của hiện thực tồn tại trong trạng thái tách rời, cô lập, bất biến, cái nào riêng cái ấy, cái này cạnh cái kia, hết cái này đến cái kia. Mọi vật là một đống hỗn độn những ngẫu nhiên, giữa chúng không có sự liên hệ, phụ thuộc, rang buộc lẫn nhau, nếu có chỉ là những sự liên hệ giản đơn, bề ngoài, không cơ bản.

b. Quan điểm biện chứng :

Mọi SV, hiện tượng của hiện thực chằng chịt, vô tận các mối liên hệ, không có cái nào tồn tại một mình, mà chúng gắn bó, rang buộc, làm điều kiện, tiền đề, làm trung gian cho nhau, tác động lẫn nhau, đấu tranh và chuyển hoá lẫn nhau. Liên hệ trong thế giới là phổ biến CM Trái đất, mặt trời, các hành tinh của Thái Dương hệ có sự liên hệ lẫn nhau.

Thái Dương hệ có sự liên hệ với kết cấu vật chất lớn hơn – thiên hà….. Ở trên trái đất con người, động vật, thực vật có sự liên hệ lẫn nhau và liên hệ với môi trường Trong đời sống XH các lĩnh vực KT, CT, VH, XH, TT có sự liên hệ lẫn nhau.

Trong 1 nuớc các giai tầng, dân tộc có sự liên hệ lẫn nhau.

– Các nước và cả thế giới có sự liên hệ lẫn nhau.

Các vật chất và các tinh thần có sự liên hệ lẫn nhau.

Trong SV, các bộ phận, các mặt cấu thành SV có sự liên hệ… Electron liên hệ với hạt nhân. Âm liên hệ với dương; hút, đẩy; BD, DT; ĐH, dị hoá, LLSX, QHSX. Các khâu của quá trình nhận thức có sự liên hệ ….

Như vậy, mọi SV, hiện tượng của HTKQ đều có sự liên hệ lẫn nhau, không thể tìm thấy ở bất cứ đâu, trong bất cứ lĩnh vực nào, với bất cứ thời gian nào, có các SV, hiện tượng tồn tại 1 cách hoàn toàn riêng lẽ, cô lập. Liên hệ là đặc tính khách quan và phổ biến của mọi SV, hiện tượng. Sự liên hệ làm cho các bộ phận, các yếu tố, các mặt cố kết với nhau tạo thành SV. Còn sự tác động qua lại giữa các yếu tố, các mặt , các bộ phận bên trong sinh vật làm cho SV vận dộng, biến đổi và phát triển.

3.2. Tính muôn vẻ của sự liên hệ.

Có mối liên hệ bên trong: là sự liên hệ giữa các yếu tố, các mặt của 1 SV.

– Có mối liên hệ bên ngoài: là sự liên hệ lẫn nhau giữa các SV

– Có mối liên hệ trực tiếp: là liên hệ không qua khâu, yếu tố trung gian Liên hệ gián tiếp: là liên hệ thong qua nhiều khâu trung gian Có mối liên hệ tất nhiên, liên hệ ngẫu nhiên. Liên hệ biện chứng không bản chất: Liên hệ chủ yếu và không chủ yếu Liên hệ không gian, liên hệ thời gian Phân biệt các mối liên hệ chỉ là tương đối, vì mỗi loại liên hệ chỉ là 1 hình thức, 1 khâu, 1 bộ phận của mối liên hệ phổ biến chung. Vị trí, vai trò của từng mối liên hệ co khác trong việc quy định, sự vận động, phát triển của SV: những mối liên hệ bên trong, trực tiếp, cơ bản, tất nhiên thống giữ vai trò quyết định sự vận động, phát triển của SV. Như vậy, sự liên hệ của các sv, hiện tượng là vô cùng, vô tận, phức tạp. Đặc biệt trong lĩnh vực xã hội các mối liên hệ thường đan xen, chồng chéo chằng chịt do mỗi chủ thể hoạt động theo đuổi những mục đích khác, thậm chí trái chiều nhau, gây nhiễu loạn, che mờ bản chất sv không dễ gì nhận thức nỗi.

3.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu mối liên hệ phổ biến

Chủ thể phải có quan điểm toàn diện khi xem xét sv, hiện tượng , quan điểm toàn diện là nguyên tắc quan trọng nhất của phương pháp biện chứng Macxít. Phải khắc phục quan điểm phiến diện 1 chiều. Để nhận thức đúng đắn sv, phải xem xét nó không chỉ ngay trong bản thân nó, mà còn trong sự liên hệ của nó với sự vật khác.Thấy tổng hoá của những quan hệ muôn vẻ của SV đó với Sv khác: cho biết anh chơi với ai , tôi sẽ nói anh là người như thế nào Lê Nin “muốn thực sự hiểu được SV cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt,các mối liên hệ và quan hệ trực tiếp và gián tiếp của sự vận đó. Chúng ta không thể làm được điều đó 1 cách hoàn toàn đầy đủ, nhưng sự cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm phải sai lầm và sự cứng nhắc.” Xem xét toàn diện nhưng không tràn lan, phải có trọng tâm, trọng điểm, phải đánh giá đúng vai trò của từng mối liên hệ. Phải rút ra được những mối liên hệ cơ bản, chủ yếu quan điểm bản chất và phương hướng vận động, phát triển của SV. Nắm bắt các mối quan hệ cơ bản của SV trong điều kiện không gian, thời gian xác định, vì thế quan điểm toàn diện ở đây bản thân nó đã bao hàm quan điểm lịch sử cụ thể. Liên hệ: Trong CM DTDC, Đảng ta xem xét toàn diện XH nước ta chỉ ra 2 mục tiêu: mục tiêu giữa nhân dân ta với CNĐQ. Mục tiêu giữa nhân dân ta trước hết là nông dân với địa chủ phong kiến, trong đó mục tiêu thứ nhất là chủ yếu cần tập trung giải quyết, có giải quyết được mục tiêu cơ bản chủ yếu này mới giải quýêt được các mục tiêu còn lại. Trong cách mạng XHCN, trong đổi mới Đảng ta khẳng định: đổi mới phải toàn dân: CT, KT, VH, XH, HTCT, song phải có trọng tâm trọng điểm, có khâu then chốt, giải quyết khâu then chốt sẽ tạo cơ sở đổi mới các khâu khác, lĩnh vực khác. Đảng ta chọn đổi mới kinh tế trước đổi mới HTCTrị.

4. Trình bày nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

a. Sự thống nhất của các mặt đối lập:

Là các mặt đối lập hợp thành chỉnh thể thống nhất, chúng liên hệ, nương tựa, ràng buộc, làm tiền đề cho nhau, phụ thuộc, gắn bó, không tách rời hay đồng nhất . Vị trí vai trò của thống nhất: thống nhất là tạm thời, tương đối, thoáng qua, có điều kiện, thống nhất chỉ diễn ra trong một thời gian nhất định, tương ứng với trạng thái đúng, tương đối của SV, khi SV vẫn còn là nó. Thống nhất là điều kiện, tiền đề của các mặt đối lập, không có thống nhất thì không có đấu tranh.

b. Sự đấu tranh của các mặt đối lập:

Thống nhất không tách rời đấu tranh của các mặt đối lập. Thống nhất là thống nhất của các mặt đối lập, các mặt đối lập không nằm yên bên nhau mà chúng quy định lẫn nhau, tác động, đấu tranh lẫn nhau, vận động, phát triển trái ngược nhau, bài trừ, phủ định nhau, nhằm vào nhau mà chuyển hoá. – Đấu tranh không theo nghĩa đen. Vai trò của đấu tranh là tuyệt đối, vĩnh viễn, vì đấu tranh diễn ra liên tục, thường xuyên, không ngừng trong suốt quá trình tồn tại của SV, tương ứng với trạng thái vận động, biến đổi, phát triển tuyệt đối và vĩnh viễn của SV. Đấu tranh là nguồn gốc, động lực bên trong của mọi sự vận động, phát triển của sự vật.

c. Trình tự phát triển của mâu thuẫn:

Đồng nhất chuyển thành khác nhau, chuyển thành đối lập, chuyển thành mâu thuẫn gay gắt và chuyển hoá lẫn nhau. Sự chuyển hoá của các mặt đối lập Chuyển hoá từng phần, từng mặt từng khía cạnh của bản chất sự vật thành cái độc lập với nó: gần mực thì đen; tư sản và vô sản chuyển hoá nhau: vô sản rèn luyện trong Đại CN nên nó có trí thức, giai cấp tư sản cung cấp tri thức cho vô sản trong cuộc chống phong kiến. Một số tư sản bị phá sản rơi vào giai cấp vô sản, những nhà tri thức tư sản chuyển hoá thành tri thức vô sản (Mác). Giai cấp vô sản nhiễm phải những thói hư tật xấu của giai cấp tư sản. Giai cấp nông dân nhiễm phải hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến. Chuyển hoá từ mặt đối lập này đến mặt đối lập kia: thẳng đến cong, (đường thẳng trên trái đất), thiện đến ác: người mẹ ác nhất là người mẹ cho con ăn chán mọi cái, vì thế đời không còn ý nghĩa. Luyện tập trên thao trường bôi bác thì ra trận sẽ chết, rèn tốt sẽ không chết. : Thương cho roi cho vọt , ghét cho ngọt cho bùi Thuốc đắng dã tật .Thầy, bạn, kẻ thù Cả 2 mặt đối lập chuyển thành 2 mặt đối lập mới: Xã hội nô lệ bị xoá bỏ thì xã hội phong kiến với 2 giai cấp đối lập mới ra đời. Sự vật mới ra đời lại hình thành trong nó những mặt đối lập mới, tạo nên mâu thuẫn mới, mâu thuẫn này phát triển đến đỉnh cao được giải phóng làm cho SV biến thành SV mới. Như vậy do chứa đựng mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn bên trong làm cho SV không ổn định, không tồn tại vĩnh viễn, làm cho nó vận động, biến đổi, làm nó vừa là nó, vừa không phải là nó…. Vì lẽ đó đấu tranh trong các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực bên trong của mọi sự vận động, phát triển. Ý nghĩa phương pháp luận Mâu thuẫn là hiện tượng KQ, phổ biến, bất kỳ SV nào cũng chứa mâu thuẫn; không ở đâu không có mâu thuẫn, không bao giờ không có mâu thuẫn ; tồn tại được phải chứa mâu thuẫn; tìm những nơi không có mâu thuẫn thì không thể có được; không nên đứng núi này trông núi nọ; ở trong chăn mới biết chăn có rận; trước đói cốt sao no, nay no đẻ ra nhiều mâu thuẫn mới phức tạp, chịu đựng được mâu thuẫn là thước đo nghị lực con người. – Nắm mâu thuẫn là nắm bản chất SV, vì thế phải tuân theo nguyên tắc. Phản đối cái thống nhất và nhận thức các mặt đối lập của nó. Phải biết phân tích cụ thể 1 mâu thuẫn cụ thể: biết phân loại mâu thuẫn; thấy trình tự phát triển của mâu thuẫn; tìm cách giải quyết cụ thể 1 mâu thuẫn cụ thể. – Nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn. Đó là đấu tranh của các mặt đối lập, không được điều hoà môi trường, đó là điểm phân biệt…

5. Trình bày nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại.

5.1. Khái Niệm Chất

Định nghĩa: là phạm trù TH dùng để chỉ tính quy định bên trong vốn có của sv, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sv, nói lên sv đó là gì, phản biệt nó với sv ht khác nhau. Phân tích: Chất của sv là cái khách quan, bên trong vốn có của sv, là cái để phân biệt nó với sự vật khác: H2O= 2H +1O, Lưu Bị, Trương Phi, Vân trường, Tào tháo – Mỗi sv được cấu thành vô vàn yếu tố, thuộc tính, vì thế chất của sv là sự tổng hợp của các yếu tố, thuộc tính cấu thành sv Mỗi yếu tố, mỗi thuộc tính có thể được coi là 1 chất của sv, vì thế sv có vô vàn chất. – Chất chỉ được bộc lộ thông qua quan hệ với sv khác. – Chất không chỉ được tạo nên từ các yếu tố cấu thành sv mà còn được tạo thành từ cách sắp xếp của các yếu tố ấy (than chì, 1 kị binh . . . ) ví dụ về chất:1.2.3, H2O, H2, O2, NA. . CMVS, CMTS. . .

5.2. Khái niệm lượng

ĐN: là một phạm trù TH dùng để chỉ tính quy định vốn có của sv, nó biểu thị số lượng các thuộc tính, tập hợp các bộ phận, quy mô, trình độ, nhịp điệu vận động biến đổi của sv Phân tích: Lượng là cái khách quan vốn có của sv Một sv có vô vàn thông số về lượng – Lượng nói lên kích thước ngắn, dài, quy mô to, nhỏ, tập hợp số ít, nhiều, trình độ cao, thấp, mức độ nặng, nhẹ, tốc độ nhanh chậm, màu sắc đậm, nhạt của sv. Các ví dụ: người sống 100 tuổi, VN 4000 năm lịch sử, ôtô 60 kmm/s. . .

5.3. Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

Mỗi sv là sự thống nhất hữu cơ giữa hai mặt chất và lượng, chúng không tách rời nhau. Mọi sự biến đổi trong thế giới bao giờ cũng bắt nguồn từ sự thay đổi về lượng. Biến đổi về lượng diễn ra trong độ, theo cách tăng dần hoặc giảm dần. Độ là khoảng giới hạn mà ở đó vị trí biến đổi về lượng chưa dẫn tới sự thay đổi căn bản về chất. Mọi cái đều có độ của: bao nhiêu tuổi, nặng bao nhiêu ký, cao bao nhiêu, một ôtô sức tải bao nhiêu, nặng bao nhiêu? Tốc độ bao nhiêu, tồn tại bao nhiêu năm… Sự biến đổi về lượng tới hết hạn độ của nó thì dẫn ra sự thay đổi về chất của sv: già néo -> đứt dây, con giun xéo lắm củng quằn, quá tải tkinh ->tkinh, ăn uống làm việc có độ, huy động sức dân quá mức à biểu tình. Điểm nút: thời điểm xảy ra bước nhảy gọi là điểm nút. Ở đó bất kỳ sự thay đổi về lượng nào cũng dẫn tới sự thay đổi về chất, chất cũ à chất mới, xảy ra sự đứt đoạn của sự tiến triển về lượng Đặc điểm quá trình lượng đổi: là diễn ra từ từ, dần dần, từ ít đến nhiều, thấp đến cao, hẹp đến rộng, thường khó phát hiện, khó dự báo kết quả cuối cùng. Ví dụ một đống ta lấy một hạt à hạt, nhặt tóc à hói (vợ già nhặt tóc xanh, vợ trẻ nhặt tóc trắng, miệng ăn núi lở, có công mài sắt có ngày nên kim, mưa dầm thấm lâu, không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền. . . ., cho hút à nghiện, ăn cắp quả trứng à con bò, trứng à gà à heo à bò. Sv mới ra đời lại quy định 1 lượng mới phù hợp với nó, là lượng mới lại tiếp tục biến đổi, đến điểm nút lại xây ra bước nhảy mới. Cứ như vậy. . . tạo ra đường nút vô tận lên cho sv mới luôn ra đời thay thế sv cũ. Lưu ý: Có những biến đổi về lượng dẫn ngay đến sự thay đổi về chất: nguyên tử mất e thì biến thành ion, các chất phóng xạ bắn ra các hạt anpha, bêta đều tạo ra thành chất mới. – Có những biến đổi về lượng chưa dẫn ngay đến những biến đổi về chất.

5.4. Chiều ngược lại của quy luật

Chất mới ra đời lại quy định một lượng mới phù hợp với nó để có sự thống nhất giữa lượng và chất mới. Lượng mới lại thay đổi với quy mô và nhịp điệu mới. Ý nghĩa phương pháp luận

  1. Mọi sự thay đổi đều từ sự thay đổi về lượng, do đó muốn thay đổi về chất thì cần có bước đi, cách làm thích hợp tích lũy tuần tự về lượng, chống tư tưởng nôn nóng, tả khuynh đốt cháy giai đoạn, muốn nhảy vọt ngay về chất mà không chú trọng tích lũy về lượng (năng nhặt chật bị, nước chảy đá mòn, kiến tha lâu . . .) Bác Hồ lập TNCM đồng chí hội, đảng cộng sản à mặt trận việt Minh à việt nam tuyên truyền giải phóng quân à quân đội nhân dân việt nam
  2. Cần khắc phục tư tưởng bảo thủ hữu khuynh trì tuệ ngại khó ngại khổ, không phải thực hiện bước nhảy khi lượng đã được tích lũy đầy đủ
  3. Phải có thái độ khách quan khoa học trong thực hiện bước nhảy – Quy luật tự nhiên tự thực hiện – Quy luật xã hội chỉ được thực hiện thông qua hoạt động có ý thức và con người, vì thế bước nhảy trong xã hội còn thuộc vào nhân tố chủ quan. Nhân tố chủ quan còn phải xác định đúng quy mô, nhịp độ bước nhảy, chống chủ quan duy ý chí.

6. Thực tiễn là gì? Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.

6.1. Phạm trù thực tiễn

a. Định nghĩa

Thực tiễn là một phạm trù TH chỉ toàn bộ những hoạt động vật chất có tính lịch sử XH của con người nhằm cải biến TN, XH. Hoạt động thực tiễn là hoạt động vật chất của con người: bản chất của hoạt động thực tiễn là sự tác động qua lại giữa CT và KT. Trong đó cả CT và KT đều là những đối tượng vật chất. Ở đó chủ thể tác động chủ động; có mục đích vào KT, biến đổi KT cho phù hợp nhu cầu của mình, quá trình này không chỉ biến đổi KT mà biến đổi cả bản thân chủ thể. Hoạt động thực tiễn là hoạt động lịch sử: vì nó là hoạt động cơ bản của loài người trong sự phát triển lịch sử, là phương thức tồn tại cơ bản của loài người. Hoạt động thực tiễn là hoạt động XH, vì nó là hoạt động phổ biến của XH loài người.

b.Các hình thức hoạt động thực tiễn

Thực tiễn là lao động sản xuất của cải vật chất: đây là hình thức cơ bản nhất, giữ vai trò quyết định, chi phối các hoạt động khác còn lại như hoạt động tinh thần, tư tưởng, lý luận, đấu tranh giai cấp, thực nghiệm XH,VH, biểu diễn nghệ thuật, TH ,TG, đạo đức…. là hoạt động biến vượn thành người, tạo ra các điều kiện cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của XH. Thực tiễn là hoạt động cải biến XH: 1 hình thức cao nhất của hoạt động vật chất gồm đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh cho hòa bình ….. làm cho XH ngày càng tiến bộ. Thực nghiệm khoa học: là hình thức đặc biệt của hoạt động thực tiễn. Đó là hoạt động được diễn ra trong điều kiện nhân tạo nhằm nhận thức và cải biến TN, XH. Các KH có vai trò to lớn trong việc nhận thức, tạo ra các phát minh KH và biến những phát minh thành các giải pháp công nghệ, nghị lực, năng lực, vật liệu mới phục vụ cho sản xuất, đời sống.

6.2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Thực tiễn có 2 chức năng quan trọng: Chuyển cái tinh thần thành cái vật chất: khách quan hoá chủ quan. Chuyển cái vật chất thành cái tinh thần: chủ quan hoá khách quan.

a. Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức

Nhận thức ngay từ đầu đã xuất phát từ thực tiễn, do thực tiễn quy định. Chính do yêu cầu sản xuất vật chất và đấu tranh cải tạo XH buộc con người phải nhận thức thế giới. Nhờ có thực tiễn mà con người nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ thế giới xung quanh. Cách thức nhận thức: thực tiễn là tác động của con người vào đối tượng, buộc đối tượng bộc lộ những thuộc tính, kết cấu, quy luật, trên cơ sở đó con người nhận thức chúng. Và nhận thức là nắm bắt bản chất, quy luật, thuộc tính kết cấu của SV. Thực tiễn làm cho giác quan con người ngày càng phát triển hoàn thiện. Thực tiễn tạo ra những công cụ phương tiện hiện đại giúp cho năng suất lao động tăng lên, KH không ngừng phát triển như kính hiển vi, vi tính, tàu vũ trụ … AGHEN “từ trước tới nay, KHTN cũng như TN hoàn toàn coi thường ảnh hưởng của hoạt động con người đối với tư duy của họ. Hai môn ấy, một mặt chỉ biết có TN, mặt khác chỉ biết có tư tưởng. nhưng chính người ta biến đổi tự nhiên . . . là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của tư duy con người và trí tuệ con người đã phát triển song song với việc người ta học cải biến TN”

b. Thực tiễn là mục đích của nhận thức

Những tri thức khoa học chỉ đúng khi chúng được vận dụng vào thực tiễn. Mục đích cuối cùng của nhận thức không phải là bản thân tri thức, mà là để cải tạo tự nhiên, xã hội đáp ứng cho nhu cầu của con người. Thực tiễn nêu ra những vấn đề cho nhận thức hướng tới giải đáp, nhờ đó các ngành khoa học ngày càng phát triển Thực tiễn cũng tạo ra những phương tiện cần thiết giúp cho việc nghiên cứu khoa học, đem lại những tài liệu, dữ kiện giúp tổng kết, khái quát hình thành lý luận c. Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra tri thức, là tiêu chuẩn của chân lý Chỉ có thể đem những tri thức thu nhận được kiểm nghiệm qua thực tiễn mới thấy rõ tính sai lầm hay đúng đắn của chúng Lênin: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận và nhận thức”.

7. Thế nào là lực lượng sản xuất, quan hệ sản sản xuất? Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. Đảng ta vận dụng quy luật này trong quá trình đổi mới đất nước ntn?

7.1. Khái niệm và cấu trúc của phương thức sản xuất

Trong sản xuất vật chất con người có mối quan hệ song trùng (kép, đôi). Đó là quan hệ với tự nhiên và quan hệ lẫn nhau. Quan hệ với TN gọi là LLSX. Quan hệ lẫn nhau gọi là QHSX. Hai quan hệ đó liên hệ phụ thuộc nhau tạo thành phương thức SX. PTSX là cách thức là sự thống nhất biện chứng giữa LLSX và QHSX; là cách thức con người làm ra của cải vật chất trong những giai đoạn phát triển lịch sử XH nhất định.

a. Lực lượng sản xuất

Là sự thống nhất hữu cơ giữa TLSX, trước hết là công cụ sản xuất và người lao động với những tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng và thói quen lao động sản xuất ra của cải vật chất. Là kết quả của năng lực thực tiễn của con người trong việc chinh phục giới TN. Là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các thời đại KT – XH khác nhau trong lịch sử. Người lao động: Là người sáng tạo, cải tiến, sử dụng công cụ để sản xuất của cải vật chất. Sản xuất phụ thuộc không chỉ vào tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thói quen mà còn vào động cơ, nhu cầu và hứng thú của người lao động. Bởi vậy người lao động là nhân tố hàng đầu của LLSX. “LLSX hàng đầu của toàn thể nhân loại là người CN, người lao động”. Công cụ sản xuất: Là yếu tố cơ bản của sản xuất, gồm vật thể hoặc phức hợp vật thể có tác dụng dẫn truyền tác động của con người vào đối tượng lao động, làm tăng hiệu ứng của tác động đó; là hệ thống xương cốt và bắp thịt của sản xuất; là cái luôn được chú trọng cải tiến nên ngày càng tinh vi, hiện đại, nhằm giảm nhẹ nặng nhọc và tăng năng suất lao động. Khi công cụ được cải tiến thì tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng lao động của người lao động cũng phát triển, hoàn thiện, ngành nghề sản xuất mới ra đời, phân công lao động được mở rộng. Năng suất lao động XH là thước đo trình độ phát triển của LLSX, nhân tố quan trọng nhất cho sự thắng lợi của một trật tự XH mới. “Xét đến cùng thì năng suất lao động là cái quan trọng nhất, chủ yếu nhất cho thắng lợi cũ của chế độ XH mới. CNTB đã tạo ra một năng suất lao động chưa từng có dưới chế độ nông nô. CNTB có thể bị đánh bại hẳn và sẽ bị đánh bại vì CNXH tạo ra một năng suất lao động mới cao hơn nhiều”. Ngày nay KHKT bằng LLSX trực tiếp, được vật hóa bằng công nghệ mới, vật liệu, nguyên liệu, năng lượng mới, thành phương pháp lao động, phương pháp quản lý mới và những người lao động kiểu mới làm cho LLSX có sự nhảy vọt về chất.

b. Quan hệ sản xuất

Là quan hệ giữa người và người trong sản xuất. Quan hệ sản xuất là quan hệ vật chất, kết quả độc lập với ý thức của con người. Quan hệ sản xuất có 3 mặt cơ bản: Quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức quản lý sản xuất; quan hệ phân phối kết quả sản xuất. 3 mặt quan hệ đó có sự liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau, trong đó quan hệ sở hữu TLSX giữ vai trò quyết định đối với 2 quan hệ còn lại. Quan hệ tổ chức quản lý sản xuất và phân phối có vai trò quan trọng có thể tác động trở lại quan hệ sở hữu theo hướng củng cố tăng cường hay làm biến dạng xói mòn nó. “Ai, giai cấp nào làm chủ sở hữu TLSX thì người đó, giai cấp đó làm chủ trong việc tổ chức điều hành quản lý SX và làm chủ trong việc phân phối kết quả sản xuất. Quan hệ sở hữu TLSX có 2 hình thức cơ bản: • Sở hữu tư nhân. • Sở hữu XH.

7.2. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất

a. LLSX quyết định QHSX

LLSX và QHSX là 2 mặt độc lập của PTSX, chúng tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng hình thành quy luật xuyên suốt chiều dài lịch sử nhân loại. Đó là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX. Trong PTSX thì LLSX là yếu tố động nhất, CM nhất, thường xuyên biến đổi nhất, nó thường phát triển vượt trước QHSX, còn QHSX thường ổn định và vì thế có xu hướng lạc hậu so với LLSX. Khi LLSX đã biến đổi, phát triển lên một trình độ mới cao hơn, mà QHSX biến đổi không kịp sẽ nảy sinh mâu thuẫn với LLSX đã phát triển và kìm hãm sự phát triển của LLSX. Mâu thuẫn này sớm muộn sẽ được giải quyết bằng cách xóa bỏ QHSX lỗi thời, thiết lập QHSX mới cho phù hợp với LLSX đã phát triển. Xóa bỏ QHSX lỗi thời, thiết lập QHSX mới cũng có nghĩa là diệt vong của PTSX cũ và ra đời của PTSX mới. Trong XH có giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữa LLSX mới với QHSX cũ thường được biểu hiện về mặt XH thành mâu thuẫn giữa giai cấp bị trị, bị bóc lột – đại diện cho LLSX mới và giai cấp thống trị, bóc lột đại biểu cho QHSX lỗi thời. Cuộc đấu tranh giai cấp phát triển tới đỉnh cao dẫn tới CMXH, đưa giai cấp CM tiến bộ đại biểu cho LLSX tiến bộ lên cầm quyền. Quy luật cơ bản này tác động làm cho XH phát triển từ hình thái kinh tế-xã hội thấp lên hình thái kinh tế-xã hội cao hơn.

b.QHSX tác động ngược lại LLSX

QHSX là hình thức XH của sản xuất mà các LLSX dựa vào đó phát triển. QHSX tác động lại LLSX theo 2 hướng:

  • Nếu phù hợp với LLSX thì QHSX mở đường, thúc đẩy LLSX phát triển.
  • Nếu QHSX lạc hậu, lỗi thời sẽ trở thành xiềng xích trói buộc, kìm hãm LLSX. Song sự kìm hãm này chỉ là tạm thời, tất yếu cuối cùng nó sẽ bị thay thế bởi QHSX mới. Nguyên nhân của sự kìm hãm là vì QHSX quy định mục đích của SX, quy định hệ thống tổ chức quản lý điều hành

SX và quy định phương thức phân phối kết quả SX. Do đó nó có thể tạo ra sự năng nổ, tích cực hay hạn chế khả năng đó của người lao động.

c.Liên hệ

Sự sụp đổ của CNXH ở Đông Âu, Liên Xô có nguyên nhân không vận dụng đúng quy luật này. Nước ta quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN để phát triển LLSX. Đảng ta chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, nhiều hình thức sinh hoạt, nhiều hình thức tổ chức quản lý và phân phối,… Nhờ đó đã khai thác các tiềm năng phát triển LLSX.

8. Thế nào là cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng. mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay ntn?

8.1. Khái niệm CSHT

Là toàn bộ những QHSX hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình thái KT-XH nhất định. CSHT của hình thái KT-XH thường bao gồm 3 loại QHSX đồng thời cùng tồn tại.

  • QHSX thống trị
  • QHSX tàn dư
  • QHSX mầm móng

CSHT bao gồm nền kinh tế nhiều thành phần Đặc trưng của CSHT là do QHSX thống trị quyết định; QHSX thống trị giữ vai trò chỉ đạo, chi phối các thành phần kinh tế và các kiểu QHSX còn lại, nó tác động trực tiếp tới xu hướng chung của đời sống KT XH. Trong XH có giai cấp đối kháng thì CSHT cũng có tính chất đối kháng và xung đột giai cấp.

8.2. Khái niệm KTTT

Là toàn bộ những QĐ, tư tưởng về CT, tư tưởng, PQ, đạo đức, TG, nghệ thuật,… và các thể chế tương ứng như Nhà nước, Đảng phái, đoàn thể, giáo hội,… được hình thành trên một CSHT nhất định. Mỗi yếu tố của KTTT có đặc điểm và quy luật phát triển riêng, nhưng không tách rời nhau, mà liên hệ tác động lẫn nhau và đều nảy sinh từ CSHT và phản ánh CSHT. Các tổ chức CT, pháp luật liên hệ trực tiếp với CSHT; các yếu tố khác như TH, nghệ thuật, TG liên hệ gián tiếp với CSHT và ở xa CSHT. (Ngôn ngữ, KHTN không hình thành trên CSHT, mà ra đời từ sớm do nhu cầu phát triển sản xuất, sự thay đổi của chúng không bị quyết định của CSHT.) Trong XH có giai cấp đối kháng, thì KTTT cũng mang tính chất đối kháng, phản ánh đối kháng của CSHT và cuộc đấu tranh tư tưởng của các giai cấp đối kháng. Trong KTTT thì nhà nước là tổ chức có quyền lực mạnh mẽ nhất – là công cụ của giai cấp thống trị, làm cho tư tưởng của giai cấp thống trị thống trị toàn XH. Giai cấp nào thống trị về kinh tế thì nắm giữ chính quyền nhà nước và hệ tư tưởng của giai cấp đó cũng là hệ tư tưởng thống trị, nó tác động tới toàn bộ đời sống tinh thần của XH.

8.3. Quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT

a. CSHT quyết định KTTT

CSHT nào, QHSX nào thì sinh ra KTTT đó. Giai cấp nào chiếm địa vị thống trị về kinh tế thì cũng chiếm được vị trí trong đời sống tinh thần. Mâu thuẫn về kinh tế quyết định mâu thuẫn về tư tưởng. Mọi thể chế, QĐ, tư tưởng không có nguồn gốc tự thân mà đều trực hoặc gián tiếp do CSHT sinh ra và quyết định, khi CSHT biến đổi thì sớm muộn KTTT cũng biến đổi theo. Ví dụ QHSX thống trị bị xóa bỏ thì nhà nước bị thủ tiêu, pháp luật bị phủ định, triết học, tôn giáo, đạo đức cũng biến đổi,… CSHT mới ra đời thì KTTT mới cũng ra đời. Những bộ phận của KTTT cũ được giai cấp mới lên lãnh đạo kế thừa thì nó không mất đi.

b.Tác động trở lại của KTTT đối với CSHT

Các yếu tố của KTTTcó sự tác động lẫn nhau và tác động lại CSHT.

  • KTTT có chức năng duy trì, củng cố, bảo vệ và phát triển CSHT sinh ra nó.
  • Trong các bộ phận của KTTT, nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng, có tác dụng to lớn trong việc bảo vệ QHSX thống trị bằng cách sử dụng luật pháp, kể cả bạo lực.
  • Các bộ phận của KTTT như triết học, đạo đức, TG, nghệ thuật,… đều tác động lại CSHT bằng nhiều hình thức khác, nhưng thường thông qua nhà nước và pháp luật mới phát huy tác dụng rõ rệt. KTTT tiến bộ thì thúc đẩy KT-XH phát triển và ngược lại.

8.4. CSHT và KTTT trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam

CSHT: CSHT ở Việt Nam gồm nhiều thành phần kinh tế, nhiều QHSX, tạo ra sự không đồng nhất về bản chất kinh tế; tồn tại nhiều loại quy luật kinh tế (quy luật kinh tế XHVN, quy luật KTSX hàng hóa nhỏ, quy luật KTTBCN). Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển theo pháp luật, trong đó kinh tế nhà nước và hợp tác từng bước vươn lên giữ vai trò chủ đạo để thu hút, lôi kéo, định hướng các thành phần khác… KTTT: Trong thời kỳ quá độ lên CNXH KTTT ở Việt Nam thì các QĐ, tư tưởng thống trị XH là CN Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng tinh thần của XH. Đây là những tư tưởng CM nhất, KH nhất, tiến bộ nhất nhằm giải phóng người lao động khỏi mọi áp bức, bất công XH.

  • Nhà nước là nhà nước XHCN của dân, do dân, vì dân. Hệ thống chính trị mang bản chất của giai cấp công nhân do Đảng Cộng Sản lãnh đạo, bảo đảm cho nhân dân lao động thật sự là người làm chủ XH.
  • Các tổ chức, thiết chế, lực lượng XH tham gia vào hệ thống CT hướng vào mục tiêu chung vì sự nghiệp dân giàu …

9. Hãy trình bày định nghĩa giai cấp của Lenin, các đặc trưng của giai cấp. tại sao nói đấu tranh giai cấp là 1 động lực thúc đẩy xã hội có giai cấp phát triển.. thực chất của cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta ntn?

9.1.Giai cấp là gì

Trước Mác, các nhà tư tưởng chưa đưa ra được chuẩn mực KH về giai cấp. Họ cho rằng, giai cấp là những người khác về chủng tộc, màu da, tài năng cá nhân, địa vị uy tín XH, sở thích, hay những đặc điểm tâm lý. Đây là những quan niệm phiến diện không khoa học. CN Mác Lê Nin khẳng định: giai cấp XH là sản phẩm khách quan của sự phát triển lịch sử gắn với SX. Lê Nin đưa ra định nghĩa giai cấp sau: “Người ta gọi là giai cấp những tập đoàn to lớn gồm người khác về địa vị của họ trong một hệ thống SX xã hội nhất định, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những TLSX, về vai trò của họ trong tổ chức lao động XH, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải hoặc ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn có địa vị khác nhau trong một chế độ KT-XH nhất định”. Rút ra 4 đặc trưng về giai cấp:

  • Giai cấp là những tập đoàn người có địa vị khác nhau trong SX: Trong SX có người làm chủ, người làm thuê, không bình đẳng.

This post was last modified on 20/04/2024 14:51

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

8 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

8 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

12 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

17 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

17 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

18 giờ ago