Đặc biệt, các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục (STDs) như lậu, giang mai, chlamydia có thể làm tăng nguy cơ sảy thai ở người mẹ. Vì vậy, tình dục an toàn và tầm soát STDs định kỳ luôn được khuyến cáo bởi các chuyên gia y tế.
Thai sinh hóa: biểu hiện và các phòng ngừa là gì?
Nếu mẹ bầu thử thai, kết quả thử thai sẽ dương tính nhưng sau vài ngày chu kỳ kinh nguyệt sẽ đến hoặc mẹ sẽ bị chảy máu từ âm đạo.
Bạn đang xem: Thai sinh hóa là gì? Mẹ cần biết vì sao lại xảy ra hiện tượng này
1. Biểu hiện của thai sinh hóa là gì?
Sảy thai sinh hóa hầu như không có bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng nào. Tuy nhiên, một số dấu hiệu sảy thai sinh hóa có thể dễ nhận biết nhất bao gồm:
- Đau quặn bụng cho cảm giác tương tự như đau bụng kinh.
- Chảy máu âm đạo hoặc xuất hiện các đốm máu trước ngày hành kinh.
- Nồng độ hCG thấp nếu bạn xét nghiệm thai thông qua xét nghiệm công thức máu.
2. Biện pháp nào là cách phòng ngừa sảy thai sinh hóa?
Do khó có thể xác định nguyên nhân một cách chính xác, nên hiện nay các biện pháp dự đoán và phòng ngừa tình trạng sảy thai sinh hóa gần như là không có. Tuy nhiên, nhằm giảm thiểu rủi ro thì một lối sống lành mạnh và thực hiện tình dục an toàn là cách tốt nhất để bạn hạn chế nguy cơ gặp phải thai sinh hóa.
- Áp dụng tình dục an toàn.
- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên..
- Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá nhằm giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến sinh sản.
Đặc biệt, nếu như gia đình bạn đã có kế hoạch mang thai, khám sàng lọc, xét nghiệm trước khi mang thai là chuẩn bị hết sức quan trọng nhằm xác định sớm các bất thường trong sức khỏe của bố mẹ có thể di truyền cho con cái và gây ảnh hưởng đến việc thụ thai, phát triển của thai nhi.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp