Categories: Tổng hợp

Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kì lần thứ hai?

Published by

Câu hỏi:

Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kì lần thứ hai?

A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

B. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp.

C. Trả thù sự tấn công của quân cờ đen.

D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh

Đáp án đúng D.

Thực dân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ hai với cớ Triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh, ngày 3 – 4 – 1882, quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy đã kéo ra Hà Nội khiêu khích, ngày 25 – 4 – 1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu buộc phải nộp thành, không đợi trả lời, Pháp mở cuộc tiến công và chiếm thành Hà Nội, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt từ sáng đến trưa, Hoàng Diệu thắt cổ tự vẫn.

Giải thích lý do chọn đáp án D:

Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước năm 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh, Pháp đem quân xâm lược Bắc Kì lần thứ hai.

Ngày 3 – 4 – 1882, quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy đã kéo ra Hà Nội khiêu khích.

Ngày 25 – 4 – 1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu buộc phải nộp thành. Không đợi trả lời, Pháp mở cuộc tiến công và chiếm thành Hà Nội, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt từ sáng đến trưa, Hoàng Diệu thắt cổ tự vẫn.

Triều đình Huế vội cầu cứu nhà Thanh, cử người ta Hà Nội thương thuyết với Pháp; ra lệnh quân ta phải rút lên mạn ngược => quân Thanh ồ ạt kéo sang nước ta, đóng ở nhiều nơi.

Pháp nhanh chóng chiếm một số nơi khác như Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Kì.

Ở Hà Nội, nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn bước tiến của quân giặc.

Tại các nơi khác, nhân dân tích cực đắp đập, cắm kè trên sông, làm hầm chông, cạm bẫy để ngăn bước tiến của quân Pháp.

Ngày 19 – 5 – 1883, quân ta giành thắng lợi lớn trong trận Cầu Giấy lần thứ hai, Ri-vi-e bị giết tại trận.

Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai làm cho quân Pháp thêm hoang mang, dao động, chúng định bỏ chạy nhưng triều đình Huế lại chủ trương thương lượng với Pháp hi vọng chúng sẽ rút quân.

Chiều 18 – 8 – 1883, Pháp bắt đầu tiến công vào Thuận An, đến ngày 20 – 8, Pháp đổ bộ lên khu vực này.

Ngày 25 – 8 – 1883, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng (thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì, Trung Kì)

Nội dung Hiệp ước Hác – măng: Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp. Nam Kì là thuộc địa, Bắc Kì là đất bảo hộ, Trung Kì do triều đình quản lí. Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển ở Trung Kì. Ngoại giao của Việt Nam do Pháp nắm giữ.

This post was last modified on 20/01/2024 14:35

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

8 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

9 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

12 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

17 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

17 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

19 giờ ago