Categories: Tổng hợp

Quan hệ pháp luật hình sự là gì?

Published by

Quan hệ pháp luật hình sự? Luật Hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật, tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và người phạm tội. Vậy quan hệ pháp luật hình sự là gì? Đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự là gì? Luật Hùng Sơn xin giới thiệu bài viết dưới đây:

Quan hệ pháp luật hình sự là gì?

Quan hệ pháp luật là những quan hệ trong xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, mỗi ngành luật sẽ điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội khác nhau. Quan hệ pháp luật hình sự cũng là một dạng quan hệ pháp luật, vì vậy, nó mang đầy đủ các đặc tính của quan hệ pháp luật về bản chất xã hội hay bản chất pháp lý hay tính cưỡng chế nhà nước…

Quan hệ pháp luật hình sự với tư cách là một đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự, có hai bên chủ thể tham gia: một bên là Nhà nước và một bên là người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội với những quyền và nghĩa vụ pháp lý khác nhau.

Người phạm tội là người đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà luật hình sự điều chỉnh, có đủ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự. Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 bổ sung thêm pháp nhân thương mại phạm tội là những pháp nhân có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 75 Bộ luật Hình sự. Nhà nước với tư cách là người bảo vệ pháp luật, bảo vệ lợi ích chung của xã hội. Tuy nhiên, khi thực hiện các quyền lực này, Nhà nước cũng phải có các nghĩa vụ nhất định đối với người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội. Quyền của Nhà nước chính là nghĩa vụ của người phạm tội hay pháp nhân thương mại phạm tội và ngược lại.

Trong quan hệ pháp luật hình sự, Nhà nước sẽ là chủ thể có khá nhiều quyền, người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội có nhiều nghĩa vụ thực hiện, trong đó có nghĩa vụ quan trọng nhất là phải tuân thủ những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước đề ra. Điều này thể hiện tính chất bất bình đẳng về địa vị pháp lý của các chủ thể trong quan hệ pháp luật hình sự. Người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội không có quyền từ chối hay thỏa thuận với Nhà nước về loại hình phạt và mức hình phạt được áp dụng đối hành vi phạm tội của họ gây ra. Nội dung này của quan hệ pháp luật hình sự sẽ đưa ra quyết định phương pháp điều chỉnh của Luật Hình sự.

Đối tượng điều chỉnh của quan hệ pháp luật hình sự

Người thi hành pháp luật

Trong quan hệ pháp luật hình sự, với tư cách là đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự, có hai bên chủ thể tham gia: một bên là Nhà nước và một bên là người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội với các quyền và nghĩa vụ pháp lý khác nhau. Trong đó, Nhà nước đã tham gia vào quan hệ pháp luật hình sự với tư cách là bên bảo vệ pháp luật, bảo vệ cho những lợi ích của toàn xã hội và lợi ích của giai cấp thống trị. Nhà nước được ủy quyền cho các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án hình sự sẽ nhân danh mình để tham gia vào quan hệ pháp luật hình sự.

Nhà nước, thông qua các cơ quan tư pháp hình sự nhân danh mình để thực hiện các quyền khởi tố, bắt giam, điều tra, truy tố, xét xử đối với người phạm tội, buộc họ phải chịu những hình phạt nhất định tương ứng đúng với tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm mà họ đã gây ra hoặc tha miễn một số người thực hiện hành vi phạm tội nếu người này có đầy đủ những điều kiện do pháp luật hình sự quy định. Mặt khác, Nhà nước với tư cách là người đại diện cho công lý, đồng thời cũng có trách nhiệm để bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người phạm tội thông qua một loạt những quy định chặt chẽ về quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo, người phạm tội hay người bị kết án. Trong quan hệ pháp luật hình sự, Nhà nước sẽ thực hiện trách nhiệm của mình thông qua các cơ quan chức năng chuyên trách và đại diện mình (cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Toà án…).

Người phạm tội

Người phạm tội là chủ thể thứ hai trong quan hệ pháp luật hình sự – người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và bị Luật hình sự coi là tội phạm. Người phạm tội sẽ có trách nhiệm chấp hành các biện pháp cưỡng chế mà Nhà nước đã áp dụng đối với họ, đồng thời họ cũng có quyền yêu cầu Nhà nước phải đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của mình và chỉ áp dụng các biện pháp chế tài trong giới hạn luật định và có quyền tự mình bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho hành vi phạm tội của họ.

Nội dung của quan hệ hình sự

Căn cứ để làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự đó chính là hành vi phạm tội đã diễn ra trong thực tế và thời điểm chấm dứt quan hệ pháp luật hình sự là khi người phạm tội đã chấp hành xong hình phạt hoặc bất kỳ các biện pháp nào của mà Nhà nước đã áp dụng đối với người phạm tội hoặc khi người phạm tội chết.

Đối tượng thực hiện điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ xã hội có tính đặc thù. Quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của ngành luật hình sự không những không cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của toàn xã hội mà trái lại, xã hội đã phải chịu đến sự tác động xấu khi các quan hệ xã hội này phát sinh xảy ra. Các quan hệ xã hội cần thiết cho xã hội sẽ được các ngành luật khác điều chỉnh như quan hệ vợ chồng sẽ được ngành luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh….. tất cả trên đều không phải là đối tượng điều chỉnh của ngành luật hình sự nhưng có thể là đối tượng bảo vệ của ngành luật hình sự khi bị xâm hại ở một mức độ nhất định.

Các ngành luật khác nhau sẽ có thể vừa điều chỉnh và vừa bảo vệ cùng nhóm các quan hệ xã hội nhất định, còn riêng đối với ngành luật hình sự thì chỉ sự điều chỉnh một loại quan hệ xã hội đó chính là quan hệ giữa Nhà nước và người phạm tội cũng như với pháp nhân thương mại sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự và bảo vệ nhiều loại quan hệ xã hội khác được các ngành luật khác điều chỉnh. Với lý do trên mà quy phạm pháp luật hình sự có thể được coi là một quy phạm pháp luật bảo vệ mà không phải là quy phạm pháp luật điều chỉnh.

Quy phạm pháp luật hình sự không chỉ xác định được các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự mà nó còn là tiêu chuẩn để xác định được những giới hạn và đánh giá hành vi của con người có phải là tội phạm hay không. Đây cũng là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của con người, quy phạm pháp luật hình sự tuy nó không trực tiếp điều chỉnh hành vi hay cách xử sự của con người trong cuộc sống hàng ngày như các ngành luật khác (mà nó chỉ thực hiện việc điều chỉnh xử sự của Nhà nước đối với những người phạm tội cũng như pháp nhân thương mại sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự sau khi có sự kiện tội phạm xảy ra) nhưng vẫn có tác động đến điều chỉnh xử sự đó của con người.

Quy phạm pháp luật hình sự sẽ xác định tội phạm và quy định mức hình phạt cũng như các biện pháp hình sự phi hình phạt và qua đó gián tiếp “cấm đoán” việc thực hiện những hành vi được coi là tội phạm – những hành vi đã được quy định trong luật hình sự. Với lý do này mà quy phạm pháp luật hình sự cũng có thể được coi là quy phạm pháp luật cấm đoán các chủ thể và sự cấm đoán này sẽ gián tiếp điều chỉnh xử sự của con người theo hướng tránh thực hiện những hành vi phạm tội. Bên cạnh các quy phạm pháp luật mang tính “cấm đoán” thì luật hình sự cũng có một số quy phạm pháp luật mang tính “cho phép” như là sự bổ sung để đảm bảo tính hoàn chỉnh của hệ thống quy phạm pháp luật hình sự. Ví dụ ở đây là cho phép gây thiệt hại khi phải phòng vệ …..

Phương pháp điều chỉnh của luật hình sự

Phương pháp để điều chỉnh của ngành luật hình sự chính là phương pháp mệnh lệnh – phục tùng. Trong quan hệ pháp luật hình sự, Nhà nước sẽ có quyền trực tiếp buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự, phải chịu mức hình phạt; người phạm tội có nghĩa vụ pháp lí phải thực hiện trách nhiệm hình sự, chấp hành những hình phạt và việc chấp hành hình phạt này không thể tránh khỏi vì nó sẽ được bảo đảm bằng sự cưỡng chế của Nhà nước.

Trong trường hợp pháp nhân thương mại cùng phải chịu trách nhiệm hình sự với cá nhân về tội phạm đã xảy ra, Nhà nước sẽ có quyền buộc pháp nhân thương mại phải chịu hình phạt; pháp nhân thương mại sẽ có nghĩa vụ pháp lí phải chấp hành hình phạt mà nhà nước đã đặt ra.

Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hình sự là phương pháp mệnh lệnh – phục tùng, các quy phạm pháp luật hình sự đều có cách thức tác động chung sẽ là bắt buộc đối với người phạm tội cũng như pháp nhân thương mại trong trường hợp nhất định phải thực hiện nghĩa vụ pháp lí là trách nhiệm hình sự.

Qua đó, quy phạm pháp luật hình sự cũng gián tiếp thực hiện việc điều chỉnh hành vi của con người trong cuộc sống hàng ngày với cách thức tác động của nó là cấm đoán.

Trên đây là những thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề quan hệ pháp luật hình sự cụ thể. Hy vọng bạn đọc nắm rõ quan hệ pháp luật hình sự là gì để có thể bổ sung thêm kiến thức, thực hiện những công việc có liên quan một cách thuận lợi.

Luật Hùng Sơn với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, đất đai sẽ là nơi giải đáp những thắc mắc mà các bạn gặp phải, hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Sơn để nhận được sự hỗ trợ tư vấn chi tiết và cụ thể và được hỗ trợ sớm nhất theo số tổng đài: 1900 6518.

This post was last modified on 11/02/2024 09:35

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh chuẩn số VÀNG dễ dàng lấy may

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…

30 phút ago

Tử vi thứ 4 ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Dần nóng nảy, Mão tự ti

Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…

36 phút ago

Thần TÀI ban LỘC chớp nhoáng: 4 con giáp GIÀU nhanh cuối năm 2024, sang 2025 tiếp tục bùng NỔ

Thần Tài ban LỘC trong nháy mắt: 4 con giáp GIÀU nhanh chóng cuối năm…

4 giờ ago

Top 4 con giáp thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty riêng

Top 4 cung hoàng đạo thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty…

4 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công rực rỡ?

Số phận người sinh năm Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công không?

9 giờ ago

Thần tài mở kho lương: 4 tuần tới mọi mong muốn thành hiện thực, 4 con giáp thăng hạng GIÀU bất thình lình

Thần Tài mở kho: 4 tuần tới mọi điều ước sẽ thành hiện thực, 4…

10 giờ ago