Khi ăn dứa, một số người thường bị rát lưỡi nên khá lo lắng, không biết dứa có ảnh hưởng gì với sức khỏe không, và liệu có “chống chỉ định” với ai không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này.
Những người nào không nên ăn dứa?
Dứa rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên một số trường hợp cần hạn chế hoặc không nên ăn để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn, bao gồm:
Bạn đang xem: Những ai không nên ăn dứa?
- Người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản.
- Bệnh nhân bị chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (vết thương lớn, chảy máu cam, sốt xuất huyết, phụ nữ băng huyết…).
- Những người bị bệnh về dạ dày: Trong dứa có nhiều axit hữu cơ và có một số enzym có tác dụng phân hủy protein, làm tăng phản ứng viêm, không tốt cho người bị đau dạ dày.
Tại sao ăn dứa lại bị rát lưỡi?
Thủ phạm khiến chúng ta bị rát lưỡi khi ăn dứa chính là chất bromelain – hỗn hợp của các men tiêu hóa, có nhiều lợi ích trong việc điều trị chống viêm.
Xem thêm : Sinh năm 1998 hợp hướng nào nhất?
Enzyme này có nhiều trong vỏ và lõi của quả dứa. Khi ta ăn dứa, đặc biệt là phần lõi, chất này sẽ tiếp xúc với vùng da nhạy cảm trên lưỡi và quanh miệng, khiến các protein bị phá vỡ và gây ra cảm giác bỏng rát. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất và không gây hại gì đáng kể cho cơ thể.
Lõi dứa có ăn được không?
Chính phần lõi của quả dứa là nguyên nhân khiến chúng ta bị rát lưỡi. Tuy nhiên, bạn không nên bỏ lõi dứa khi ăn vì chất bromeliain có rất nhiều công dụng như:
- Hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa ở dạ dày và ruột.
- Chia nhỏ protein, giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn protein trong thức ăn.
- Làm tăng hiệu quả của một số loại thuốc như kháng sinh, an thần, chống co giật.
- Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Hàm lượng bromelain trong lõi dứa nhiều gấp 20 lần thịt dứa.
Cách ăn dứa để không bị rát lưỡi
Trước khi ăn, bạn cắt dứa thành từng miếng nhỏ rồi ngâm với nước muối nhạt khoảng 10 phút.
Nước muối không chỉ giúp ức chế men phân giải protein giúp tránh bị rát lưỡi khi ăn dứa mà còn giúp giảm niêm mạc miệng và lưỡi, giúp dứa thơm và ngọt hơn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp