Categories: Tổng hợp

Quỹ đầu tư phát triển là gì? Nguyên tắc và cách hạch toán

Published by

Quỹ đầu tư phát triển là gì và hoạt động ra sao là điều chủ doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư chứng khoán cần nắm rõ. Đây là quỹ được lập ra với mục đích đầu tư vào các danh mục có lợi nhuận trên thị trường. Việc hạch toán quỹ cũng cần thực hiện đúng nguyên tắc và phương pháp để đạt được kết quả tối ưu. Bài viết dưới đây Yuanta Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ về “khoản tiền dự trữ” này của doanh nghiệp nhé!

Quỹ đầu tư phát triển là gì?

Muốn sử dụng đúng cách, bạn phải nắm được khái niệm và biết quy định của pháp luật về khoản tiền dự trữ này trong doanh nghiệp. Dưới đây là định nghĩa, mục đích tồn tại cũng như nguồn vốn hình thành quỹ này.

Định nghĩa

Quỹ đầu tư phát triển là mô hình quỹ được thành lập tại các doanh nghiệp hay tổ chức với mục đích thực hiện đầu tư phát triển hay kiếm lời. Tính chất của quỹ này hoạt động trên đa dạng các nhu cầu đầu tư khác nhau.

Hiện nay các quỹ đầu tư được xem như các tổ chức tài chính phi ngân hàng đại diện và được nhận một khoản tiền nhất định từ các nhà đầu tư vốn. Mục đích của việc này nhằm tiến hành các danh mục đầu tư có lợi nhuận trên thị trường.

Thông qua hình thức góp vốn từ nhiều nhà đầu tư quỹ đầu tư được thành lập. Từ đó giúp doanh nghiệp thu được thêm lợi nhuận nhờ đầu tư tài sản tài chính, đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư và giảm thiểu rủi ro đầu tư cho doanh nghiệp

Mục đích tồn tại

Không phải ngẫu nhiên mà doanh nghiệp nào cũng cần có quỹ đầu tư phát triển. Mục đích tồn tại của quỹ bao gồm:

  • Đầu tư cho kinh doanh: Tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận cơ hội phát triển mới. Đây là nguồn vốn giúp thiết lập các mục tiêu mở rộng kinh doanh và thực hiện nó.
  • Đầu tư cho trang thiết bị – công nghệ: doanh nghiệp thực hiện sửa chữa, thay thế hoàn chỉnh các sản phẩm máy móc và dây chuyền công nghệ sản xuất. Ứng dụng công nghệ tiên tiến để tạo nên sản phẩm tốt hơn, đồng thời dùng các thiết bị tối ưu tiết kiệm chi phí, chất lượng đầu tư nâng cao.
  • Đầu tư nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên, tăng cường đào tạo nghề. Đây được xem là các chi phí hỗ trợ trong việc đào tạo. Để một doanh nghiệp phát triển thì việc lực lượng lao động có tay nghề cao và trình độ chuyên môn tốt là rất cần thiết. Từ đó giúp thu được lợi nhuận cao đồng thời góp phần giữ chân lao động tại doanh nghiệp.
  • Bổ sung vốn: Hỗ trợ các hoạt động cần vốn của doanh nghiệp. Được tham gia hỗ trợ với một vai trò nhất định bên cạnh các quỹ khác.

Nguồn vốn của quỹ

Khoản tiền quỹ này phải thuộc trường hợp chưa được xác định cho bất cứ nghĩa vụ nào. Doanh nghiệp dùng nó cho kế hoạch đang thực hiện hoặc chiến lược đầu tư mới. Các đối tượng góp vốn có thể là: xã viên góp cổ phần, công ty TNHH đầu tư vốn, cổ đông, nhận vốn góp liên doanh, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân. Bên cạnh đó, quỹ này còn có thể được trích từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Nhà nước sẽ là đơn vị trực tiếp cấp vốn để hình thành đối với quỹ đầu tư phát triển tại địa phương.

Vốn chủ sở hữu

Thông thường vốn chủ sở hữu là yếu tố chính hình thành nên quỹ đầu tư phát triển. Ngoài thu lợi nhuận từ việc kinh doanh, việc mở rộng thị trường cũng là một yếu tố quan trọng trong kế hoạch phát triển. Một doanh nghiệp đầu tư vào việc phát triển là một doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư phát triển một cách khỏe mạnh, tốt chứ không phải chỉ tập trung vào doanh thu.

Vốn huy động

Qua việc đi vay, góp vốn, uỷ thác đầu tư,.. thì vốn huy động được hình thành đối với quỹ phát triển. Quỹ đầu tư này khi mới được hình thành sẽ không lớn vì vậy doanh nghiệp có thể phải chấp nhận đi vay hoặc nhận góp vốn từ các nhà đầu tư để phát triển quỹ lớn mạnh hơn.

Vai trò đối với doanh nghiệp

Tương tự với quỹ dự phòng, vai trò của quỹ này đối với một công ty rất quan trọng. Không chỉ tác động đến hoạt động nội bộ, nó còn thúc đẩy kinh doanh, mở rộng thị trường. Chẳng hạn, việc đầu tư cho khoa học kỹ thuật sẽ giúp phát huy nhân lực, ứng dụng dây chuyền công nghệ mới tạo nên sản phẩm chất lượng hơn.

Thành lập quỹ là điều kiện để doanh nghiệp chạm đến sự tiến bộ. Thiếu đi nền tảng tiên tiến, quá trình sản xuất sẽ thụt lùi, không thể cạnh tranh. Vì vậy, cần có khoản đầu tư để học hỏi và ứng dụng được chúng vào hoạt động kinh doanh thường ngày.

Bên cạnh đó, quỹ đầu tư phát triển được trích trong ngân sách doanh nghiệp nên đảm bảo nguồn vốn duy trì nhất định. Tức là khi không cần dùng, số tiền trong quỹ vẫn luôn được đóng góp, đến khi cần dùng đầu tư thì luôn có sẵn. Đây là bước chuẩn bị quan trọng giúp doanh nghiệp chủ động hơn khi vạch ra chiến lược phát triển mới.

Nguyên tắc hạch toán quỹ

Hiểu rõ quỹ đầu tư phát triển là gì, bạn hãy bắt tay vào việc thành lập và vận hành ngay. Theo quy định, quỹ sẽ được hạch toán là TK 414, cần tuân thủ các nguyên tắc khi hạch toán gồm:

  • Quỹ được trích lập từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Mục tiêu của quỹ là đầu tư cho hoạt động kinh doanh, hoặc đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp.
  • Quỹ được trích và sử dụng theo chính sách tài chính của từng loại doanh nghiệp, hoặc dựa trên quyết định của chủ sở hữu.
  • Tài khoản hạch toán phải phản ánh đúng số hiện có, tình trạng của quỹ khi chưa và đã, đang sử dụng.
  • Không được sử dụng quỹ này vào việc trả nợ hay các trách nhiệm khác không liên quan của doanh nghiệp.
  • Việc thực hiện cho vay hay các hoạt động của tổ chức tài chính đúng luật, đúng đối tượng cũng như đảm bảo điều kiện quy định cụ thể.

Phương pháp hạch toán quỹ

Khi trích lập Quỹ này, bạn cần thực hiện như sau:

  • Trường hợp tạm trích từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp ghi: Có TK 414 – Quỹ đầu tư phát triển/Nợ TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
  • Trường hợp xác định được số tiền quỹ đã được trích ghi: Có TK 414 – Quỹ đầu tư phát triển/Nợ TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
  • Trường hợp bổ sung vốn điều lệ từ Quỹ đầu tư phát triển ghi: Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu/Nợ TK 414 – Quỹ đầu tư phát triển.
  • Trường hợp chuyển tiền dư từ Quỹ dự phòng tài chính qua ghi: Có TK 414 – Quỹ đầu tư phát triển/Nợ TK 415 – Quỹ dự phòng tài chính.

Khái niệm quỹ đầu tư phát triển là gì đã được Yuanta Việt Nam chia sẻ chi tiết, hy vọng có thể hỗ trợ đến hoạt động kế toán của bạn. Nếu cần tìm hiểu thêm các thông tin quan trọng khác, bạn đừng quên truy cập website của chúng tôi để tham khảo nhé.

This post was last modified on 10/01/2024 06:09

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

12 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

12 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

16 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

21 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

21 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

22 giờ ago