Nâng cao năng lực cạnh tranh trong trung và dài hạn
Trình bày Báo cáo đánh giá, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, sau nửa nhiệm kỳ, nước ta cơ bản đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, tạo nền tảng phát triển kinh tế, xã hội, thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh trong trung và dài hạn; vẫn tiếp tục là điểm sáng trong nền kinh tế toàn cầu. Nhiều tổ chức quốc tế uy tín đánh giá cao kết quả và triển vọng của nền kinh tế Việt Nam, dự báo kinh tế nước ta sẽ phục hồi nhanh trong thời gian tới.
Bạn đang xem: Kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn
Nổi bật là việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, toàn diện các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19. Nền tảng kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm; xuất siêu 8 năm liên tiếp. Cân đối ngân sách nhà nước được đảm bảo, nhất là trong bối cảnh thực hiện nhiều nhiệm vụ mới, cấp thiết. Quy mô, tiềm lực của nền kinh tế không ngừng được mở rộng. Tăng trưởng kinh tế từng bước phục hồi. Tốc độ tăng GDP năm 2021 đạt 2,56%, năm 2022 tăng 8,02%; năm 2023 ước đạt khoảng trên 5%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực… Bội chi ngân sách nhà nước 3 năm 2021-2023 ước ở mức 3,6% GDP, trong phạm vi mục tiêu đề ra.
Các đột phá chiến lược được tập trung thực hiện. Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật gắn với phân cấp, phân quyền được đẩy mạnh. Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng được tập trung chỉ đạo quyết liệt và đạt kết quả rõ nét; khởi công đồng loạt nhiều dự án cao tốc, các công trình hạ tầng trọng điểm, đưa vào sử dụng một số dự án, phát huy hiệu quả. Đội ngũ trí thức, khoa học công nghệ phát triển, nhiều nhà khoa học có uy tín, được thế giới đánh giá cao. Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn… được quan tâm, thúc đẩy, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội.
Xem thêm : Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản bị phạt tù bao nhiêu năm?
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội vẫn tiếp tục được quan tâm đầu tư phát triển, có kết quả rõ nét hơn. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao; thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách an sinh xã hội, bảo trợ xã hội. Khai thác, sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên, chú trọng bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu…
Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tiếp tục được đẩy mạnh; đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chỉ đạo, theo dõi. Cùng với đó là bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; bảo đảm an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh mạng, trật tự an toàn xã hội; tích cực tham gia vào các vấn đề an ninh quốc tế, nâng cao trách nhiệm, hình ảnh Việt Nam. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo, đi vào chiều sâu và thực chất hơn.
Bên cạnh kết quả đã đạt được, tăng trưởng kinh tế gặp nhiều thách thức; ổn định kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc do chịu tác động của các yếu tố bên ngoài. Áp lực hoàn thành mục tiêu tăng trưởng bình quân 5 năm (6,5-7%) rất lớn. Sau đại dịch COVID-19, hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục còn nhiều khó khăn. Một số cơ chế, chính sách, quy định chậm được sửa đổi, mâu thuẫn, chồng chéo, áp dụng thiếu thống nhất; cắt giảm thủ tục hành chính có lúc có nơi còn chậm, thiếu quyết liệt. Một số chính sách trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, ba Chương trình mục tiêu quốc gia triển khai còn chậm. Giải ngân vốn đầu tư công đã được cải thiện đáng kể nhưng chưa được như kỳ vọng. Trong khi đó, đầu tư cho văn hóa còn dàn trải, hiệu quả chưa cao. Thu nhập của người dân còn ở mức trung bình thấp. Đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn. An sinh xã hội, giảm nghèo còn nhiều thách thức…
Về tình hình thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, toàn bộ 102 nhiệm vụ xây dựng chương trình, đề án tại Chương trình hành động của Chính phủ đã được triển khai. Trong đó, 37 nhiệm vụ đã hoàn thành và có kết quả rõ ràng; 28 nhiệm vụ đang chỉnh sửa, hoàn thiện để trình cấp thẩm quyền ban hành; 37 nhiệm vụ đang triển khai theo kế hoạch.
Xem thêm : Uống nước ngọt nhiều có tốt không?
Việc thực hiện 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm tại Nghị quyết số 31/2021/QH15 đã đạt được các kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, được đẩy mạnh theo hướng số hóa, xanh hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Cơ cấu lại một số lĩnh vực trọng tâm đã tạo dư địa cho chính sách tài khóa và tiền tệ…
Quyết liệt cơ cấu lại 4 lĩnh vực trọng tâm
Đánh giá cao những kết quả quan trọng, khá toàn diện trong nửa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị Chính phủ quan tâm, đánh giá rõ hơn một số vấn đề liên quan đến cơ cấu kinh tế chưa có nhiều thay đổi; chất lượng thu ngân sách nhà nước còn yếu tố chưa bền vững; giải ngân đầu tư công không đạt kế hoạch; công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch không đạt được các mục tiêu, yêu cầu tại Nghị quyết số 61/2022/QH15. Hoạt động của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn cả về pháp lý, vốn, chi phí đầu vào; việc triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia còn rất chậm…
Nhất trí với những kết quả đạt được trong triển khai thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ quan tâm, đánh giá một số vấn đề như nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế chưa được triển khai nhiều, có nguy cơ bỏ lỡ các cơ hội phát triển; làm rõ nguyên nhân việc khó hoàn thành 13/27 mục tiêu, chỉ tiêu (chiếm 48,1%) bởi đây đều là những mục tiêu quan trọng liên quan tới cơ cấu lại đơn vị sự nghiệp công lập, năng suất lao động, phát triển thị trường tài chính, thị trường đất đai, khoa học công nghệ, phát triển doanh nghiệp, lao động.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp