Dây dẫn điện là xương sống cấu tạo nên hệ thống, lưới điện gia đình. Tùy theo cách lắp đặt mà hệ thống sẽ có cách đi dây, đấu nối khác nhau. Mối nối dây dẫn điện là thuật ngữ được đề cập đến nhiều trong quá trình lắp đặt.
Bạn mới làm quen với việc lắp đặt, nhưng không hiểu mối nối dây điện là gì? Có mấy loại mối nối dây dẫn điện đang được sử dụng hiện nay? NGUYENGIANG.VN sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về mối nối dây dẫn qua bài viết dưới đây.
Sau khi đấu nối dây dẫn điện, thợ hoặc người sửa chữa có thể tiến hàn mối nối để tăng tính an toàn. Lợi ích khi hàn mối nối dây dẫn điện:
Việc hàn mối nối sẽ hạn chế tiếp xúc trực tiếp mối nối dây điện với không khí, tránh tình trạng bị oxi hóa mạnh. Từ đó tăng đáng kể tuổi thọ cho các mối nối cơ học.
Hàn mối nối sẽ tăng khả năng tiếp xúc và truyền điện, giảm tối đa tiêu hao điện năng cho hệ thống.
Hàn mối nối cũng tăng tính thẩm mỹ cho đường dây điện.
Quy trình các bước nối dây dẫn đúng cách
Bước 1: Bóc dây dẫn điện
Bước 2: Làm sạch lõi dây diện
Bước 3: Thực hiện kỹ thuật đấu nối dây dẫn theo các kỹ thuật
Nối thẳng với dây 1 lõi: Thực hiện chia đều lõi thành 2 phần và uốn gập lõi, uống vuông góc 2 dây và nối lại với nhau. Tiếp tục vặn xoắn khoảng 2 đến 3 vòng bằng kìm, thực hiện tương tự với phần dây còn lại.
Nối thẳng với dây nhiều lõi: Xòe đầu dây điện thành hình quạt và lồng các sợi xoắn lại với nhau.
Nối rẻ hướng với sợi 1 lõi: Đặt lõi sợi dây chính vào dây nối và vặn xoắn nhiều vòng quanh trục.
Nối rẻ hướng với sợi nhiều lõi: Chia lõi thành 2 phần và đặt lõi nhánh vào sợi lõi chính giữa và lần lượt vặn xoắn các phần nhánh lên trục chính.
Nối dây dùng phụ kiện ốc vít hoặc đai ốc khá đơn giản: Nối lõi vào ốc vít hoặc đinh vít trong phụ kiện, xoắn chặt nhiều vòng để đảm bảo chắc chắn.
Bước 4: Hàn các mối nối dây dẫn điện
Bước 5: Tiến hành cách điện cho mỗi nối
Relay là gì? Relay có chức năng và nguyên lý hoạt động như thế nào?
MCB và MCCB là gì? Phân biệt MCB và MCCB như thế nào?