Categories: Tổng hợp

Quy trình xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề/bài học

Published by

IV. KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG

3.4. Quy trình xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề/bài học

Ở chương trình hiện hành, GV xây dựng kế hoạch dạy học một bài học khi đã có chương trình môn học, có chuẩn kiến thức, kĩ năng và đặc biệt là có sách giáo khoa. Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, GV bắt đầu xây dựng kế hoạchmột chủ đề (là tiểu chủ đề) hoặc bài học đã xác định ở nội dung 2) và trong bối cảnh tập huấn này thì sách gáo khoa chưa có. Do đó, trước khi xây dựng kế hoạch dạy học một chủ đề/bài học, GV cần “đọc“ được những nội dung cần dạy và mục tiêu về phẩm chất và năng lực theo yêu cầu cần đạt, xây dựng chuỗi các hoạt động dạy học của chủ đề, từ đó thiết kế kế hoạch dạy học cụ thể. Theo đó, quy trình xây dựng kế hoạch dạy học một chủ đề/bài học thể hiện qua hình 3.1.

Hình 3.1. Quy trình xây dựng kế hoạch dạy học một chủ đề/bài học

Bước 1 • Xác định mục tiêu dạy học

Bước 2

• Xác định chuỗi các hoạt động dạy học, phương pháp

dạy học, phương án đánh giá

122

Bước 1. Xác định mục tiêu dạy học của chủ đề/bài học a) Căn cứ xác định mục tiêu

– Căn cứ vào yêu cầu cần đạt của chủ đề. Các yêu cầu cần đạt đạt là mục tiêu tối thiểu của chủ đề.

– Căn cứ vào phẩm chất và năng lực hiện tại của HS lớp dạy.

– Căn cứ vào đặc điểm xây dựng nội dung kiến thức, vào phương tiện, thiết bị dạy học. Từ các căn cứ trên, GV xác định mục tiêu dạy học cụ thể cho chủ đề và có thể cao hơn yêu cầu cần đạt nhằm phù hợp với đối tượng HS.

b) Yêu cầu về cách viết mục tiêu

– Viết mục tiêu theo phẩm chất và năng lực: Với các năng lực đặc thù, cần trình bày cụ thể các biểu hiện trên cơ sở kết quả của bước 1; với các năng lực chung và phẩm chất, chỉ nêu tên và biểu hiện nổi bật của phẩm chất và năng lực chung đó mà môn Âm nhạc có lợi thế phát triển.

– Mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể và phải bao trùm được yêu cầu cần đạt của chủ đề.

Bước 2. Xác định chuỗi các hoạt động dạy học, phương pháp dạy học, phương án đánh giá

a) Cách thực hiện

Trên cơ sở mục tiêu và các nội dung dạy học của chủ đề, GV xây dựng chuỗi hoạt hoạt động dạy học trong chủ đề, xác định phương pháp, kĩ thuật, hình thức dạy học và phương án đánh giá tương ứng cho từng hoạt động. Chuỗi hoạt động dạy học cần thể hiện được tiến trình tổ chức dạy học gồm: Khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng. Đây như là bức tranh khái quát về phương án dạy học chủ đề. Có thể trình bày theo bảng 3.3. Cơ sở để lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học và phương án đánh giá xin tham khảo Mô đun 2, Mô đun 3.

Lưu ý: Trong bối cảnh chưa có sách giáo khoa hoặc sẽ có nhiều sách giáo khoa (sau này) thì trong bước này, GV có thể lựa chọn, sắp xếp thông tin về các nội dung dạy học để phục vụ các hoạt động học tập phù hợp với đối tượng HS.

b) Ví dụ: (xem trong chủ đề “Bài ca hòa bình” – Âm nhạc lớp 6 trình bày ở phần sau).

123

Bước 3: Xây dựng các hoạt động dạy học cụ thể a) Cách thực hiện

Cấu trúc trình bày một hoạt động: Có thể trình bày theo cấu trúc sau:

TÊN HOẠT ĐỘNG

(thời gian dự kiến)

a) Mục tiêu hoạt động: Là mục tiêu bộ phận, được cắt từ mục tiêu của chủ đề, các mục tiêu của chủ đề sẽ được lấp dần trong mục tiêu của các hoạt động cụ thể.

b) Nội dung: HS sẽ nói/đọc/viết/đàn/hát/ làm gì trong hoạt động này?

c) Cách thức tổ chức: Thường gồm 4 bước: – Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– Thực hiện nhiệm vụ học tập (có thể thể hiện qua Phiếu học tập) – Báo cáo kết quả và thảo luận;

– Đánh giá kết quả và “chốt” kiến thức. Lưu ý:

– Căn cứ mục tiêu để soạn các câu hỏi/lệnh cho phù hợp để HS/nhóm HS có thể thực hiện được. Trong giai đoạn đầu, tiết đầu của môn học, các lệnh có thể cụ thể từng thao tác/từng bước để nhóm HS có thể đọc và thực hiện được (ví dụ với các nhiệm vụ thực hành).

– Hình thức trình bày ở nội dung này: GV có thể trình bày dạng cột như hiện hành (HĐ của HS và HĐ của GV) hoặc trình bày tuần tự, không cần chia cột.

d) Dự kiến sản phẩm của HS

Tùy theo mục tiêu, nội dung hoạt động mà sản phẩm hoạt động học có thể ở các dạng sau: như kiến thức mới (nội dung cơ bản/hay nội dung ghi bảng), biểu hiện năng lực và phẩm chất cần hình thành của HS trong và sau khi học tập.

b) Ví dụ hoạt động cụ thể (tham khảo kế hoạch chủ đề “Bài ca hòa bình”)

c) Một số lưu ý trong xây dựng hoạt động dạy học cụ thể

➢ Cách thức tổ chức hoạt động bao gồm:

– Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của HS, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà HS phải hoàn thành khi thực hiện

124

nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của HS; đảm bảo cho tất cả HS tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

– Thực hiện nhiệm vụ học tập: Khuyến khích HS hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của HS và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có HS bị “bỏ quên”.

– Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho HS trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí.

– Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của HS; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của HS; chính xác hóa các kiến thức mà HS đã học được thông qua hoạt động.

➢ Về phương án đánh giá: bao gồm công cụ đánh giá, kiểu (kết quả/quá trình)

và cách thức đánh giá. (GV tham khảo nội dung Mô đun 3). Lưu ý khi đánh giá:

– Đánh giá năng lực âm nhạc: Đây là đánh giá quan trọng nhất trong chủ đề của môn học, do đó cần có công cụ đánh giá cụ thể.

– Đánh giá các năng lực chung và phẩm chất: Về nguyên tắc chung, đây mà mục tiêu chung cho mọi môn học và các môn học đều góp phần phát triển nên cần có sự tác động, theo dõi trong một khoảng thời gian. Do đó, cần đánh giá qua quá trình, không nhất thiết chủ đề nào/bài nào cũng đánh giá, trừ trường hợp ở một số môn học, các phẩm chất và năng lực chung là nội dung dạy học. Nếu biểu hiện nào đó của năng lực chung và phẩm chất được thể hiện trong yêu cầu cần đạt thì cần đánh giá (đánh giá qua nhận xét để HS tiến bộ – đánh giá vì sự học mà không nên đánh giá kết quả bằng điểm số), còn các biểu hiện khác, thành tố khác có thể có hoặc không.

Gợi ý một số công cụ đánh giá:

Nội dung đánh giá Công cụ đánh giá

Phẩm chất Quan sát hành vi (bảng quan sát hành vi)

Năng lực chung Rubric từng năng lực Năng lực âm nhạc

125

+ Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc Kết quả thực hiện nhiệm vụ qua các phiếu học tập khám phá kiến thức mới, thực hành

+ Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc

Kết quả thực hiện nhiệm vụ qua các phiếu học tập khám phá kiến thức mới, thực hành

This post was last modified on 25/02/2024 01:33

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

10 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

10 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

13 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

18 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

18 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

20 giờ ago