Các công cụ chính sách thương mại phi thuế quan đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng, đặc biệt là các quốc gia phát triển. Vậy hàng rào phi thuế quan là gì và tại sao cần xóa bỏ hàng rào phi thuế quan? Cùng Học viện Taca tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Hàng rào phi thuế quan là các cách thức ngăn chặn, gây trở ngại cho hàng hóa nhập khẩu nhưng không phải là đánh thuế nhập khẩu. Hàng rào phi thuế quan có 2 nhóm chính thống: hàng rào hành chính và rào cản kỹ thuật.
Bạn đang xem: Hàng rào phi thuế quan là gì? Tổng quan về hàng rào phi thuế quan
– Hàng rào hành chính là các quy định có tính chất mệnh lệnh hành chính nhà nước nhằm ngăn chặn, hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu. Bao gồm một số quy định của pháp luật về: cấm nhập, cấm xuất, hạn ngạch, giấy phép, tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc, hạn chế xuất khẩu tự nguyện. Cụ thể:
– Cấm nhập, cấm xuất là những quy định pháp lý mà một quốc gia không cho phép nhập hoặc xuất khẩu những hàng hóa nhất định. Đối với hàng hóa thông thường, cấm nhập hoặc cấm xuất chính là biện pháp hành chính tạo ra hàng rào cản tự do thương mại.
– Giấy phép nhập khẩu là một cách thức tạo ra rào cản tự do thương mại bằng cách yêu cầu phía nhập khẩu phải gửi đơn để được cấp giấy phép nhập khẩu cho loại hàng hóa nhất định. Các thủ tục hành chính này đã tạo ra rào cản đối với hàng hóa nhập khẩu.
– Hạn ngạch là quy định số lượng cao nhất của hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong một thời gian nhất định. Hạn ngạch có thể quy định cho từng nhà nhập khẩu ,xuất khẩu, cho từng quốc gia, các nhà xuất khẩu của quốc gia đó.
– Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là thỏa thuận giữa bên xuất khẩu và bên nhập khẩu về giới hạn tối đa của giá trị hoặc khối lượng mặt hàng xuất khẩu từ một nước sang nước khác.
Xem thêm : Bị bệnh suy giáp có chữa khỏi được không?
– Tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc là phương thức ngăn cản hàng hóa nhập khẩu, một quốc gia quy định một mặt hàng nào đó phải đạt một tỷ lệ nhất định mới được tiêu thụ.
– Rào cản kỹ thuật chỉ là những quy chuẩn kỹ thuật do một quốc gia quy định đối với hàng hóa. Trong nhiều trường hợp, được sử dụng như là một cách thức để cản trở hàng hóa nhập khẩu vào thị trường nội địa.
Ngoài ra, có những rào cản phi thuế quan không chính thống khác như: sự nhũng nhiễu của hải quan, sự không rõ ràng của quy định về xuất xứ hàng hóa, sự chậm trễ khi thực hiện các thủ tục thông quan…
Thuế quan có tác dụng kép, vừa để tăng nguồn thu, vừa để giúp thực hiện các mục tiêu về chính sách nội địa. Biện pháp hạn chế định lượng từng là một công cụ hiệu nghiệm để đạt một số mục tiêu về chính sách.
Khi thuế nhập khẩu cao làm nản chí các nhà sản xuất nước ngoài vì tăng giá sản phẩm của họ tại nước nhập khẩu, thì hạn ngạch hoặc hình thức giới hạn khối lượng nhập khẩu có thể ngăn chặn việc nhập khẩu một sản phẩm một cách hiệu quả.
Có trường hợp, cả hai công cụ đều được áp dụng cùng lúc. Ví dụ: một quốc gia quyết định cho một mặt hàng nhập khẩu được áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi với hạn định khối lượng nhập khẩu đã định, lượng hàng nhập khẩu vượt qua giới hạn này sẽ bị đánh thuế ở mức hạn ngạch thuế quan.
Trong ngành nông nghiệp, hạn chế định lượng nhập khẩu thông thường được điều chỉnh tương ứng với thời điểm thu hoạch các nông phẩm trong nước.
Xem thêm : An ninh quốc gia là gì? Biện pháp và mục đích đảm bảo an ninh quốc gia?
Hội nhập quốc tế đòi hỏi quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư càng mạnh mẽ. Quá trình tự do hóa thương mại thể hiện qua các hiệp định song phương, đa phương, ở phạm vi khu vực và trên thế giới.
Điển hình của hội nhập quốc tế là WTO, các nước thành viên WTO phải thống nhất thực hiện các nguyên tắc cơ bản nhằm xóa bỏ, giảm bớt rào cản thương mại quốc tế như sau:
– Các ràng buộc về mặt thuế quan. Các nước đều được thúc giục loại bỏ bảo hộ sản xuất trong nước bằng cách giảm thuế nhập khẩu. Thuế nhập khẩu được cắt giảm không được tăng lên dựa vào cam kết quốc gia.
– Vấn đề bảo hộ ngành sản xuất nội địa thông qua thuế quan. WTO yêu cầu các nước phải tiến hành phải bảo vệ sản xuất trong nước chống lại cạnh tranh nước ngoài thông qua thuế quan.
– Yêu cầu xóa bỏ rào cản phi thuế quan. Các nước thành viên phải xóa bỏ rào cản phi thuế quan bao gồm: các rào cản có tính chất hành chính, hạn chế xuất khẩu tự nguyện và quy định bắt buộc về tỷ lệ nội địa hóa để được tiêu thụ trong nước.
Trong quá trình hội nhập, xóa bỏ hàng rào thuế quan và các rào cản phi thuế quan là tất yếu khách quan. Nguyên nhân quan trọng để các quốc gia WTO cam kết và thực hiện là những lợi ích của tự do hóa thương mại lớn hơn những bất lợi.
Tuy nhiên, quá trình cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan của các nước thành viên WTO không diễn ra một cách dễ dàng mà gặp nhiều khó khăn trở ngại do sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ.
Trên đây là một số kiến thức liên quan về hàng rào phi thuế quan mà Học viện TACA mang đến trong bài viết này. Hy vọng giúp bạn giải đáp các thắc mắc trong quá trình học tập và làm việc.
Tham khảo các khóa học:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 01:45
Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…
Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn
Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…
4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…
Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…
Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024