Categories: Tổng hợp

Những điều nên biết trước khi uống rượu rắn

Published by
Video rượu rắn hổ mang có tác dụng gì

Rượu rắn là một loại rượu thuốc rất được ưa chuộng và có giá trên thị trường. Nhiều người, đặc biệt là nam giới, thường lùng mua rượu rắn bằng mọi giá vì được rỉ tai về tác dụng cường gân, tráng cốt và gia tăng “bản lĩnh đàn ông” của loại rượu thuốc này.

Theo y học cổ truyền, thịt rắn có vị ngọt, mặn, tính ôn, quy kinh can, có tác dụng trừ phong thấp, định kinh giản, giảm đau, tiêu độc. Mật rắn có vị ngọt, cay, không đắng như các loại mật khác, có tác dụng giảm đau, giảm ho, chống viêm, thường được dùng chung với thịt rắn trong rượu rắn. Rượu rắn rất tốt cho các trường hợp thận dương kém, đau xương khớp, đau dây thần kinh ngoại biên, suy yếu sinh lý, liệt dương, tiết tinh sớm, trí lực, thần kinh suy giảm.

Rượu rắn đã có từ thời Tây Chu và được coi là một loại thuốc trị bệnh, giúp tráng dương theo Trung Y. Nó có thể được tìm thấy ở Trung Quốc, Việt Nam và trên khắp khu vực Đông Nam Á.

Về cách điều chế rượu rắn, rắn được ngâm trong rượu gạo nồng độ cao. Thông thường rắn được chọn ngâm là rắn độc. Có người thắc mắc nên ngâm rượu với rắn khô hay tươi? Cả hai loại đều được dùng nhưng người ta thấy dùng tươi tốt hơn, trường hợp dùng khô là bất đắc dĩ. Có ý kiến lại cho rằng, dạng tươi uống tuy tanh hơn, nhưng hiệu quả cao hơn và phần nào an toàn hơn.

Khi ngâm rượu rắn phải có bộ ba rắn hổ mang, rắn cạp nong và rắn ráo để có tác dụng lên ba phần của cơ thể: thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu. Có người lại nói mục đích để thực hiện ý nghĩa: Thiên – Nhân – Địa. Rượu ngâm nguyên con thường gặp rượu rắn ngâm theo số lẻ một con (bộ ba hay tam xà: thường là 1 con rắn hổ mang, 1 con cạp nong, 1 con rắn ráo), bộ 5 hay ngũ xà (thêm vào bộ ba hai con rắn khác là 1 con cạp nia, 1 con hổ trâu hoặc sọc dưa) hoặc có thể nhiều hơn 5 loại rắn. Ở Việt Nam, người dân Nam Bộ chuộng rượu rắn gồm bộ 3 (tam xà tửu): 1 con hổ lửa, 1 con mai gầm, 1 con hổ đất; bộ 5 (ngũ xà tửu): thêm vào bộ 3 trên 1 con hổ bành (hổ mang) và 1 con hổ hèo (hổ trâu); Bộ 10 (thập xà tửu): từ bộ 5, thêm 5 con rắn khác: 1 con rắn lục, 1 con rắn bông súng, 1 con rắn ri cá, 1 con ri ròi, 1 con rắn bồng.

Những người rành về cách ngâm rượu rắn khuyến cáo, lúc ngâm rượu không được để mất mật rắn và phải hạn chế tối đa mùi tanh. Người ta chích lấy mật trước. Rắn được mổ bỏ hết phủ tạng, mật rắn lấy riêng ngâm vào một lọ chứa rượu có nồng độ 35 – 40%. Dùng rượu rửa sạch máu rắn, sau đó ngâm rắn vào hỗn dịch gừng tươi và rượu để khử mùi tanh (500g gừng tươi, rửa sạch, giã nát, thêm 0,5 lít rượu 35 – 40%), ngâm trong 30 phút. Lấy rắn ra, để khô se là có thể tiến hành ngâm rượu được.

Cách chế biến rắn ngâm rượu. Nguồn: Youtube

Nếu ngâm rắn tươi, cho rắn đã xử lý vào một lọ thủy tinh có dung tích thích hợp. Đổ ngập rượu 60-70%. Đậy kín lọ. Ngâm trong 3 tháng. Có thể hạ thổ để giữ cho nhiệt độ ngâm ổn định. Sau khi chiết rượu ngâm lần 1, có thể tiếp tục ngâm lần 2 – 3. Những lần sau chỉ cần rượu có nồng độ 35 – 40 độ, và thời gian ngâm cũng ít hơn, thường là 30 – 20 ngày. Có nơi tiến hành ngâm rượu rắn tới hàng năm. Gộp dịch ngâm của 3 lần lại để pha rượu.

Nếu ngâm ngâm rắn khô, rắn đã được chế như trên, bỏ phần đầu, nơi có hai túi nọc độc, chặt thành từng khúc dài 5-7cm, có thể tẩm thêm dịch gừng tươi, để cho se, rồi nướng trên bếp than qua một vỉ sắt cho tới màu vàng và mùi thơm. Cũng có thể sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ khoảng trên 70 độ C tới khô. Cho rắn đã khô vào bình thủy tinh có dung tích thích hợp, đổ rượu 35 – 40 độ ngập rắn. Ngâm lần đầu 30 ngày, sau đó tiếp tục ngâm lần 2-3. Những lần sau thời gian ngâm ngắn hơn, thường là 20 – 15 ngày. Cũng có thể sau khi có rắn khô, đem giã thành bột thô, cho vào túi vải, rồi ngâm như trên.

Theo các chuyên gia, mật rắn rất quý, nên để ngâm riêng tốt hơn ngâm chung với thịt rắn. Ngoài ra, có người ngâm chung rắn với các vị thuốc Đông y, mục đích tạo tương tác giữa chúng nhưng có người ngâm riêng. Tuy nhiên, chỉ trộn với nhau với một lượng đủ dùng trong một thời gian nhất định, chẳng hạn như ngày chủ nhật hàng tuần.

Rượu rắn có nhiều công dụng nhưng không phải ai cũng dùng được. Các đối tượng nên tránh dùng loại rượu thuốc này là những người hay bị dị ứng, không uống được rượu (bệnh đường tiêu hóa, tăng huyết áp…) và không uống được rượu nặng (40 độ). Những người này nên dùng rắn được chế biến dưới dạng viên hoàn, chống chỉ định đối với người có phong do huyết hư (huyết hư sinh phong). Về thịt rắn, có sách khuyên người tiêu hóa không tốt cũng không nên dùng.

T.A (Tổng hợp)

This post was last modified on 06/02/2024 05:08

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

7 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

7 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

11 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

16 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

16 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

17 giờ ago