Categories: Tổng hợp

Quyền nuôi con sau ly hôn: Quy định, điều kiện và nghĩa vụ

Published by
Quyền nuôi con khi ly hôn được pháp luật quy định như thế nào?

1. Quyền nuôi con sau ly hôn được quy định như thế nào?

Theo Điều 81 Mục 1 Chương V Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, quyền nuôi con sau ly hônđ được quy định nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục con cái như sau:

  • Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn giữ quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, và giáo dục con khi chưa thành niên (dưới 18 tuổi), con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống mình, theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014, Bộ luật dân sự 2015 và các luật khác có liên quan;
  • Vợ và chồng có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Trong trường hợp thỏa thuận không thành thì Tòa án sẽ quyết định người nào sẽ trực tiếp nuôi con, dựa trên quyền lợi ở mọi mặt của con. Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên, quyết định của Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con;
  • Trẻ dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ để trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, và giáo dục con hoặc nếu cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Khi ly hôn, pháp luật vẫn đảm bảo quyền lợi của con. Việc thỏa thuận giữa vợ và chồng về việc nuôi dưỡng con sau ly hôn luôn được khuyến khích. Tuy nhiên, nếu không có thỏa thuận, Tòa án sẽ can thiệp để xem xét và quyết định một cách hợp lý, luôn tập trung vào lợi ích của con.

Toà án sẽ xem xét giao quyền trực tiếp nuôi con cho cha hoặc mẹ có đầy đủ các điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục. Trường hợp có bất cứ yêu cầu nào khác về quyền nuôi con người có quyền trước tiên sẽ mà cha mẹ của đứa bé.

Quy định này đảm bảo rằng con được trải qua một môi trường ổn định và được trông nom, chăm sóc một cách tốt nhất sau khi ly hôn của cha mẹ. Tất cả những quyền và nghĩa vụ này được thiết lập để đảm bảo con nhận được sự quan tâm và hỗ trợ cần thiết, bất kể hoàn cảnh sau ly hôn.

Nghĩa vụ của cha mẹ trong việc chăm sóc con sau ly hôn

2. Điều kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn

Căn cứ theo những quy định nêu trên, trường hợp cha mẹ muốn giành quyền trực tiếp nuôi dưỡng con cái hậu ly hôn cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện về kinh tế (vật chất), tinh thần. Cụ thể như sau:

Điều kiện về cơ sở vật chất: nơi ở ổn định, tài chính, sinh hoạt, môi trường học tập, giáo dưỡng,…Theo đó, đôi bên có thể trình các giấy tờ chứng minh khả năng tài chính và cách nuôi dưỡng con cái lên Tòa. Đây là yếu tố quan trọng quyết định quyền nuôi con.

Cha hoặc mẹ nhận quyền nuôi con phải đảm bảo được năng lực tài chính để đảm bảo cho con của họ có cuộc sống ổn định, điều kiện sinh hoạt tốt nhất.

Điều kiện về tinh thần: Thời gian chăm sóc, giáo dưỡng, tình cảm, cũng như điều kiện về môi trường sinh sống, học tập, vui chơi giải trí. Yếu tố này thể hiện việc một bên cha hoặc mẹ sau khi ly hôn sẽ dành thời gian chăm sóc con, tạo môi trường phát triển, trưởng thành của con. Đảm bảo trao cho con tình thương và không có hành vi bạo hành, hay tiếp xúc với tệ nạn xã hội.

Theo đó, đôi bên có quyền thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con cái cũng như thống nhất về quyền của mỗi người với trẻ sau khi ly hôn;

Trong trường hợp đàm phán không thành công, người muốn nuôi dưỡng cần chứng minh khả năng của mình phải đảm bảo được quyền lợi chính đáng của con theo điều kiện nêu trên.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, pháp luật ấn định trường hợp con dưới 36 tháng tuổi sẽ bàn giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Đối với trẻ từ 07 tuổi trở lên có quyền chọn người trực tiếp chăm sóc, nuôi nấng theo nguyện vọng của con.

Nghĩa vụ của cha mẹ trong việc chăm sóc con sau ly hôn

Như vậy, theo quyền nuôi con khi ly hôn, điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng con cái sẽ do ba mẹ tự thỏa thuận và thống nhất với nhau. Trong trường hợp đàm phán không thành, Tòa sẽ căn cứ và phân chia theo quy định của pháp luật hiện hành. Vậy văn bản pháp luật ngày nay quy định như thế nào về điều kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn.

3. Quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Về việc thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con sau ly hôn chỉ được thực hiện khi có chứng minh người này không đủ điều kiện nuôi dưỡng hoặc có thoả thuận khác giữa cả hai.

Theo điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, điều kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con hậu ly hôn được quy định cụ thể như sau:

Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

  1. Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
  2. Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
    • Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
    • Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
    • Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Như vậy, trường hợp thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn xảy ra khi có căn cứ chứng minh người đảm nhận nuôi con không đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con cái hoặc có thỏa thuận khác từ cha mẹ hay thậm chí là có yêu cầu thay đổi từ những người có thẩm quyền theo quy định.

4. Nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Căn cứ theo Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Như vậy, cha mẹ trực tiếp nuôi dưỡng con cái không lạm dụng việc nuôi dưỡng, gây cản trở đến quyền thăm nom con của người con lại.

5. Nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Hậu ly hôn, người không trực tiếp nuôi dưỡng con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, đồng thời tôn trọng quyền sống chung với người nuôi dưỡng con. Về pháp lý, người không nuôi dưỡng được quyền thăm nom mà không bị bất kỳ ai cấm cản.

Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng như sau:

  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  • Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Căn cứ theo quy định trên, người không trực tiếp nuôi dưỡng vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng con cái chưa thành niên, đồng thời có quyền thăm nom mà không được ai gây trở ngại.

Người không trực tiếp nuôi dưỡng có nghĩa vụ cấp dưỡng con cái

6. Hồ sơ và thủ tục giành quyền nuôi con sau ly hôn

Để thực hiện thủ tục giành quyền nuôi con, hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm đầy đủ các giấy tờ bên dưới:

Các hồ sơ cần chuẩn bị để giành quyền nuôi con khi ly hôn

Sau khi hoàn tất nộp hồ sơ giành quyền nuôi con cho toà án nhân dân cấp huyện (hoặc cấp tỉnh trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài) nơi người trực tiếp nuôi con đang cư trú. Thời gian khởi kiện sẽ từ 4-6 tháng, thời gian yêu cầu từ 2-3 tháng. Tuỳ theo hình thứ yêu cầu thay đổi người nuôi con sau ly hôn.

7. Quy định hạn chế quyền nuôi con sau khi ly hôn

Quy định về việc hạn chế quyền nuôi con hậu ly hôn được pháp luật ấn định cụ thể như sau:

7.1 Trường hợp hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

Quyền nuôi con khi ly hôn quy định về trường hợp hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên theo Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:

Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.

7.2 Hậu quả pháp lý khi cha, mẹ bị hạn chế quyền nuôi con chưa thành niên

Điều 87 Luật Hôn nhân và gia đình quy định cụ thể về hậu quả pháp lý khi cha, mẹ bị hạn chế quyền nuôi con chưa thành niên như sau:

Trong trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.

Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên được giao cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật này trong các trường hợp sau đây:

a) Cha và mẹ đều bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên;

b) Một bên cha, mẹ không bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nhưng không đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với con;

c) Một bên cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên và chưa xác định được bên cha, mẹ còn lại của con chưa thành niên.

Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

8. Một số câu hỏi thường gặp về quyền nuôi con khi ly hôn

8.1. Thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con?

Pháp luật hiện nay không quy định về mức thu nhập cụ thể bao nhiêu thì mới được giành quyền nuôi con. Thay vào đó, Tòa án sẽ phân xử cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng đáp ứng được mọi quyền lợi chính đáng của con.

Trường hợp bé dưới 36 tháng tuổi sẽ do mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, và trẻ từ 07 tuổi trở lên sẽ xét theo nguyện vọng của con.

Tóm lại, việc căn cứ theo thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con cần xem xét nhiều yếu tố như thu nhập của cha hoặc mẹ, độ tuổi của con, mức sống địa phương, hoàn cảnh gia đình,…

Pháp luật không quy định cụ thể về mức thu nhập giành quyền nuôi con

8.2 Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn được quy định như thế nào?

Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con hậu ly hôn thuộc về người không trực tiếp nuôi con. Việc cấp dưỡng sẽ kéo dài đến khi con đã đủ tuổi thành niên, đã có khả năng lao động hoặc có tài sản riêng để tự nuôi mình.

Căn cứ theo Điều 110 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con cái được quy định như sau:

  • Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2015 cũng quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:

  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

8.3. Mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn được quy định như thế nào?

Pháp luật hiện nay không có văn bản pháp lý quy định cụ thể về số tiền cấp dưỡng hậu ly hôn. Theo đó, mức cấp dưỡng sẽ do các bên liên quan thỏa thuận bằng cách xác định trên mức thu nhập thực tế, phạm vi khả năng chu cấp.

Trích dẫn Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, mức cấp dưỡng hậu ly hôn được quy định như sau:

  • Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
  • Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

8.4. Khi ly hôn con 1 tuổi ở với ai?

Con 1 tuổi sẽ ở với mẹ, căn cứ theo quy định Về việc nuôi con dưới 36 tháng tuổi tại khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình như sau:

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Một số trường hợp quy định người mẹ không được quyền nuôi con

Tóm lại, quyền nuôi con khi ly hôn được pháp luật quy định cụ thể tại Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Về mặt pháp lý, cha mẹ vẫn có quyền thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi con, miễn đáp ứng lợi ích mọi mặt của trẻ. Đồng thời, cha mẹ bắt buộc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình với con cái hậu ly hôn.

Trên đây là những giải đáp chi tiết của chuyên gia Apolat Legal về quyền nuôi con khi ly hôn. Hy vọng bài viết cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích để giải quyết vấn đề của mình. Nếu như còn bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi liên quan đến hôn nhân gia đình, liên hệ ngay chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng!

Thông tin liên hệ:

  • HCM: Tầng 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh.
  • HN: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Phone: 0911 357 447
  • Email: info@apolatlegal.com
  • Website: apolatlegal.com

Tham khảo các bài viết liên quan đến quyền nuôi con khi ly hôn

  • Tư vấn ly hôn giành quyền nuôi con: Quy định, điều kiện và nghĩa vụ cần biết

This post was last modified on 08/02/2024 12:26

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

39 phút ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

43 phút ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

4 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

9 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

9 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

11 giờ ago