Tiêm chủng thường gây ra một số phản ứng, trong đó có sưng, đau, sốt khiến em bé quấy khóc là một hiện tượng rất phổ biến. Rất nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng không biết xử lý như thế nào trong trường hợp này. Vậy uống gì cho trẻ đi tiêm không sốt và có những cách nào giúp giảm đau cho bé khi đi tiêm hay không?
Cơ chế hoạt động của hệ thống miễn dịch là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ bị sốt sau khi tiêm ngừa. Hệ thống miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật và sẽ có những phản ứng nhất định khi các tác nhân gây bệnh (như vi khuẩn hoặc virus) xâm nhập vào cơ thể. Cụ thể, khi xác định rõ vi trùng là tác nhân ngoại lai, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra các protein đặc biệt (kháng thể) giúp tiêu diệt mầm bệnh.
Bạn đang xem: Uống gì cho trẻ đi tiêm không sốt? Mẹo nhỏ giúp giảm đau cho bé khi tiêm ngừa
Trên thực tế, hệ thống miễn dịch không thể hoạt động đủ nhanh và mạnh để ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh trong cơ thể. Tuy nhiên, với cơ chế chống lại các kháng nguyên lạ, nó sẽ có khả năng giúp cơ thể khỏe khoắn trở lại.
Thông thường, hệ thống miễn dịch sẽ có trí nhớ miễn dịch và cách tiêu diệt những mầm bệnh mà chúng đã gặp phải. Vì thế, khi virus đó xâm nhập trong những lần tiếp theo, cơ thể sẽ nhận diện và tiêu diệt chúng nhanh hơn.
Chính vì thế, hệ thống miễn dịch thường sẽ phản ứng với vắc xin tương tự như một virus gây bệnh thực sự. Nó sẽ tạo ra kháng thể đối với mầm bệnh trong vắc xin và ghi nhớ loại virus này. Trong tương lai, nếu con người bị mầm bệnh thực sự xâm nhập, nó sẽ tiêu diệt được chúng một cách dễ dàng và giúp chúng ta không bị bệnh.
Theo đánh giá từ các chuyên gia, phản ứng sốt cho thấy cơ thể trẻ đã có đáp ứng tốt đối với vắc xin. Biểu hiện sốt nhẹ trong khoảng 1 – 2 ngày đầu sau khi tiêm thường sẽ tự khỏi mà không cần phải can thiệp điều trị. Vì thế, bố mẹ không cần quá lo lắng trong trường hợp này.
Nếu trẻ sốt cao trên 38 độ C, bố mẹ có thể dán miếng hạ sốt và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Với tình trạng sốt cao kéo dài hơn 3 ngày mà không đỡ, trẻ cần được đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra kỹ lưỡng hơn.
Vậy thì uống gì cho trẻ đi tiêm không sốt? Dưới đây sẽ là 2 loại thức uống có thể giúp hạn chế cơn đau và giảm sốt cho trẻ khi đi tiêm vắc xin:
Xem thêm : Lãi suất vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Agribank mới nhất năm 2024
Sữa mẹ vẫn luôn là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu như bé còn trong giai đoạn bú sữa mẹ thì bạn có thể cho bé bú nhiều hơn trước khi tiêm để phòng ngừa sốt và giảm đau cho bé.
Những dưỡng chất trong sữa mẹ sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, cho bé thể lực tốt hơn và nhờ đó gây ra ít tác dụng phụ hơn cho cơ thể bé khi tiêm vắc xin.
Theo Đông y, dùng nước lá tía tô là một cách được nhiều người truyền tai nhau bởi công dụng giúp bé không sốt, không đau khi tiêm vắc xin.
Tía tô là một dược liệu lành tính, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Y học cổ truyền, có tác dụng tốt trong việc giúp giải độc, giải cảm, hạ sốt, trừ phong hàn…
Trong trường hợp trẻ còn đang bú sữa mẹ thì mẹ có thể uống nước lá tía tô rời cho bé bú để các hoạt chất được truyền qua cơ thể bé thông qua sữa mẹ. Áp dụng như sau:
Nếu bé đã cai sữa mẹ thì hãy cho bé uống nước lá tía tô với một lượng thật nhỏ như sau:
Để đảm bảo an toàn khi uống loại nước này, bố mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ, dược sĩ hoặc những người có chuyên môn.
Bên cạnh cân nhắc lựa chọn loại nước uống gì cho trẻ đi tiêm không sốt thì một số lưu ý khác có thể giúp ích cho trẻ khi đi tiêm phòng mà bố mẹ nên tham khảo:
Xem thêm : Sinh năm 2003 Quý Mùi năm 2022 bao nhiêu tuổi? Các thông tin người sinh năm Quý Mùi
Các bệnh viện, cơ sở y tế, địa điểm tiêm phòng uy tín thường đảm bảo về chất lượng vắc xin và giúp bé giảm đau, ít sốt, ít quấy khóc hơn khi đi tiêm. Các cơ sở này luôn bảo quản vắc xin lạnh theo tiêu chuẩn GSP, có hệ thống phòng ốc rộng rãi, thoải mái, đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, đầy đủ đồ dùng và phương tiện cấp cứu khi cần thiết.
Ngoài ra, trẻ còn được thăm khám, theo dõi sát sao trước, trong và sau khi tiêm để chắc chắn không có những phản ứng nghiêm trọng đối với vắc xin nên bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.
Việc đi tiêm ngừa vào buổi sáng sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn cho việc xử trí các vấn đề bất thường ở trẻ sau khi chích vắc xin. Bởi nếu cho trẻ đi tiêm vào buổi chiều thì những phản ứng như sốt, quấy khóc… có thể xảy ra vào ban đêm và gây khó khăn nhiều cho bố mẹ khi chăm sóc trẻ bị sốt.
Hãy lưu ý rằng trẻ không cần nhịn đói và cũng không nên ăn quá no trước khi tiêm ngừa. Mẹ nên cho bé ăn đủ lượng cần thiết để đảm bảo trẻ không bị hạ đường huyết là được. Nếu mẹ đang cho bé bú, hãy ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để giúp bé tăng cường sức đề kháng hiệu quả hơn.
Hy vọng rằng những thông tin chia sẻ ở trên đã giúp bạn tìm được đáp án cho thắc mắc uống gì cho trẻ đi tiêm không sốt? Việc chú trọng đến dinh dưỡng và tăng cường sức khỏe cho bé vẫn là yếu tố quan trọng hơn cả để giúp bé trải qua giai đoạn tiêm vắc xin một cách dễ dàng.
Xem thêm:
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 29/04/2024 10:28
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024