Sau phẫu thuật kiêng ăn gì là một trong những câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi lẽ, sau kíp mổ, hầu hết người bệnh đều bị suy nhược thể chất và phải đối mặt với nguy cơ cao khởi phát các biến chứng sau mổ như nhiễm trùng, rò dịch, phù nề…. Vậy, người bệnh vừa mổ xong kiêng ăn gì để ngăn ngừa biến chứng? Đâu là danh sách những loại thực phẩm làm chậm quá trình phục hồi mà người bệnh cần hạn chế tiêu thụ? Tất cả sẽ được Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome giải đáp ngay trong bài viết sau.
Sau mổ, việc ăn kiêng đúng cách là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục và giúp người bệnh phòng tránh được nhiều biến chứng tiềm ẩn. Dưới đây là một số lý do tại sao bạn cần ăn kiêng sau phẫu thuật:
Bạn đang xem: Sau phẫu thuật kiêng ăn gì để vết mổ mau lành, nhanh hồi phục
Dinh dưỡng đúng cách giúp vết mổ nhanh liền da (thường là 7 ngày sau phẫu thuật). Ví dụ:
Sau mổ, hệ miễn dịch của người bệnh thường bị suy yếu tạm thời. Đây là cơ hội để các vi khuẩn tấn công, gây nhiễm trùng và khởi phát các biến chứng như mưng mủ, rò dịch, sưng đau tại vị trí mổ, khiến vết khâu chậm lành hoặc thậm chí bị hoại tử. Vì thế, tăng cường bổ sung những dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng (kẽm, sắt, selen, vitamin C, vitamin D, protein…) giúp nâng cao “hàng rào” miễn dịch, hỗ trợ kháng viêm và ngăn ngừa biến chứng.
Táo bón là một tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp sau phẫu thuật do việc sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau, kháng sinh cũng như do sự hạn chế vận động. Lúc này, ăn thực phẩm giàu chất xơ và uống đủ nước giúp nhuận tràng, kích thích tiêu hóa và đẩy lùi chứng táo bón.
Tóm lại, ăn uống kiêng khem theo một số nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng sau phẫu thuật giúp bạn tăng cường sức khỏe toàn diện, rút ngắn thời gian hồi phục, cắt giảm chi phí y tế và cải thiện chất lượng cuộc sống. Vậy, người mới mổ kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?
Để vết mổ mau lành và cơ thể nhanh chóng phục hồi, việc hiểu rõ mổ xong kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe là một phần không thể thiếu trong kế hoạch chăm sóc sức khỏe của mỗi người bệnh. Dưới đây là danh sách 11 nhóm thực phẩm mà người bệnh sau phẫu thuật cần kiêng cữ để hỗ trợ quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi:
Sau phẫu thuật, nhiều bệnh nhân có nguy cơ mắc phải táo bón do một số nguyên nhân như sử dụng thuốc giảm đau, hạn chế vận động, thay đổi chế độ ăn uống, mất ngủ hoặc căng thẳng quá mức gây rối loạn nội tiết. Táo bón không chỉ gây khó chịu cho bệnh nhân mà còn có thể tạo ra áp lực lên vết mổ, gây đau khi đi ngoài, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ và lâu lành vết thương sau mổ. Vì vậy, sau phẫu thuật kiêng ăn gì gây táo bón là điều rất quan trọng.
Một số thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây táo bón khi tiêu thụ quá nhiều bao gồm:
Sau mổ, người bệnh cần tránh ăn cay để hạn chế gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Bởi lẽ, tiêu thụ thực phẩm cay nóng có thể gây kích thích niêm mạc hầu họng – thực quản – dạ dày, làm tăng nguy cơ gây khởi phát biến chứng trào ngược thực quản, ợ chua hoặc viêm loét dạ dày. Điều này đặc biệt quan trọng với người bệnh sau phẫu thuật vùng đầu cổ, đường tiêu hóa hoặc khu vực gần hệ tiêu hóa (miệng, hầu họng, thực quản, dạ dày, tuyến giáp, ruột). Do đó, sau phẫu thuật kiêng ăn gì cay nóng giúp bảo vệ đường tiêu hóa, hỗ trợ quá trình hồi phục diễn ra tối ưu.
Xem thêm : 10 bài nghị luận xã hội về lòng yêu nước chọn lọc hay nhất
Trong suốt 2 tuần đầu sau phẫu thuật, người bệnh thường được kê đơn thuốc giảm đau và các loại thuốc kháng sinh khác sau khi mổ. Lúc này, tiêu thụ rượu bia có thể gây tương tác thuốc, tạo ra các phản ứng không mong muốn hoặc làm giảm hiệu quả của thuốc. Do đó, người bệnh sau phẫu thuật cần kiêng hoàn toàn đồ có cồn trong ít nhất 2 tuần đầu sau phẫu thuật.
Sau khoảng thời gian này, uống rượu ở mức độ thấp đến trung bình (dưới 28g cồn / ngày) không có khả năng làm tăng nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật. Tuy nhiên, khi bạn càng uống nhiều cồn hơn thì nguy cơ xuất hiện biến chứng hậu phẫu cũng càng tăng cao hơn. Do đó, để quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi và trọn vẹn, bạn nên kiêng hoàn toàn đồ uống có cồn trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật.
Thực phẩm chế biến sẵn (thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng, patê…) thường chứa chất béo bão hòa, cholesterol và chất béo chuyển hóa, có thể thúc đẩy các phản ứng viêm trong cơ thể tiến triển, làm chậm quá trình chữa lành hồi phục. Mặt khác, thực phẩm chế biến sẵn thường chứa hàm lượng muối cao, làm tăng huyết áp, gây áp lực lên vết mổ, dẫn đến sưng và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. Do đó, sau phẫu thuật kiêng ăn gì chứa thực phẩm chế biến sẵn thường là lời khuyên được nhiều bác sĩ khuyến nghị để hỗ trợ quá trình phục hồi diễn ra tối ưu.
Tương tự như thực phẩm chế biến sẵn, món ăn nhiều dầu mỡ cũng chứa nhiều chất béo bão hòa và có khả năng kích thích viêm. Do đó, người bệnh sau mổ kiêng ăn gì chứa nhiều dầu mỡ chính là nguyên tắc “vàng” giúp quá trình hồi phục tiến triển thuận lợi. Một số thực phẩm nhiều dầu mỡ mà người bệnh cần hạn chế tiêu thụ bao gồm: thức ăn nhanh, thực phẩm chiên rán, thịt ba chỉ, mỡ dưới da của các loại gia súc / gia cầm.
Sau phẫu thuật, cơ thể cần một khoảng thời gian để phục hồi, làm lành vết thương và điều chỉnh lại sự cân bằng sinh lý. Việc tiêu thụ thực phẩm gây viêm có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm, làm chậm lành vết thương mổ và gây ra các biến chứng không mong muốn. Ngược lại, người bệnh sau phẫu thuật kiêng ăn gì chứa nhiều các chất gây viêm (chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, muối, đường, cồn…) sẽ hỗ trợ cơ thể hồi phục tối ưu.
Một số thực phẩm gây viêm phổ biến bao gồm:
Sau phẫu thuật, một số bệnh nhân sau phẫu thuật có thể cảm thấy buồn nôn do tác dụng phụ của thuốc gây mê, thuốc giảm đau hoặc do quá trình phẫu thuật. Lúc này, việc lựa chọn thực phẩm mềm / lỏng giúp giảm nguy cơ kích thích tiêu hóa, gây nôn mửa; đồng thời, hỗ trợ bù đắp đủ hàm lượng nước còn thiếu cho cơ thể.
Đặc biệt, đối với những bệnh nhân đã phẫu thuật ở vùng miệng, họng hoặc đường tiêu hóa trên, việc ăn thực phẩm cứng có thể gây khó khăn khi nuốt, làm vết mổ lâu hồi phục. Bên cạnh đó, đối với những bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật nội soi tiêu hóa, việc ăn thực phẩm cứng có nguy cơ cao gây tắc nghẽn / tổn thương cục bộ đường tiêu hóa. Do đó, người bệnh sau phẫu thuật kiêng ăn gì quá cứng (giò xương, xí quách, càng cua,…) để cơ thể dễ hấp thụ dưỡng chất và bảo vệ niêm mạc tiêu hóa tối ưu.
Tính đến thời điểm hiện tại, không có bất kỳ thực phẩm nào được chứng minh có khả năng gây ra sẹo sau phẫu thuật. Một số người thường lầm tưởng rằng việc tiêu thụ một số thực phẩm quá bổ dưỡng (thịt bò, gà, thủy hải sản, rau muống….) có thể gây sẹo lồi, nhưng thực tế không có bằng chứng khoa học rõ ràng về điều này. Do đó, người bệnh không cần nhất thiết phải kiêng khem bất kỳ thực phẩm nào chỉ vì sợ để lại sẹo, trừ trường hợp bạn nghi ngờ thực phẩm đó đã từng gây sẹo lồi cho một vết thương của mình trước đây.
Hình thành sẹo lồi / lõm là một biến chứng thường gặp ở da, gây mất thẩm mỹ cho người bệnh sau phẫu thuật. Tuy nhiên, quá trình hình thành sẹo ở da là một quá trình phức tạp, phụ thuộc nhiều vào yếu tố “cơ địa”, tức gen di truyền và những đặc điểm sinh lý riêng biệt, chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào dinh dưỡng.
Đối với người bệnh sau phẫu thuật, nguyên tắc chung là cần tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, protein để tăng cường tái tạo mô, giảm thiểu việc da bị chậm hồi phục và hình thành sẹo. Ví dụ, vitamin A, C, E và kẽm đều là những dưỡng chất quan trọng, kích thích cơ thể tăng sinh collagen – một mạng lưới mô liên kết cần thiết cho việc “kéo da non”, khiến vết mổ nhanh lành.
Xem thêm : Cách đổi ngày sinh trên Facebook trên điện thoại, PC đơn giản
Sau phẫu thuật, cơ thể của người bệnh thường rất nhạy cảm và đang trong quá trình hồi phục. Việc tiêu thụ thực phẩm có khả năng gây dị ứng có thể gây nên các rủi ro như:
Do đó, nếu một người đã biết mình có tiền sử dị ứng với một loại thực phẩm nào đó, việc tránh tiêu thụ các loại thực phẩm này giúp bạn bảo vệ sức khỏe toàn diện, hỗ trợ vết thương nhanh chóng phục hồi.
Thực phẩm có tính kích thích (trà, cà phê, socola, thức uống có cồn, đồ ăn cay nóng…) có thể gây ra nhiều tác động bất lợi lên cơ thể người bệnh sau phẫu thuật, trong đó bao gồm:
Do đó, sau phẫu thuật kiêng ăn gì chứa nhiều chất kích thích là lời khuyên thường được nhiều bác sĩ chỉ định cho người bệnh, giúp tối ưu quá trình phục hồi.
Sau phẫu thuật, hệ thống miễn dịch của cơ thể thường bị suy yếu, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn. Việc ăn thực phẩm tái, sống làm tăng nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn, virus và các ký sinh trùng như Salmonella, E. coli và Listeria, khiến người bệnh có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng máu, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, sau phẫu thuật kiêng ăn gì chưa được nấu chín gần như trở thành một quy tắc “vàng”, bất di bất dịch mà tất cả người bệnh cần tuân thủ nếu muốn đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Sau phẫu thuật, người bệnh cần kiêng cữ (ăn uống theo nguyên tắc) trong vòng ít nhất từ 2 – 8 tuần. Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian kiêng ăn sau phẫu thuật có thể kéo dài hơn, phụ thuộc vào loại phẫu thuật, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và khuyến nghị của bác sĩ. Nhìn chung, không có một quy tắc cụ thể cho tất cả mọi người về thời gian kiêng ăn sau phẫu thuật. Do đó, trong mọi tình huống, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ về thời gian kiêng cữ để tối ưu hóa quá trình phục hồi.
Trong quá trình xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hỗ trợ cơ thể phục hồi tối ưu, ngoài việc quan tâm sau phẫu thuật nên ăn gì, người bệnh còn cần lưu ý thêm những nguyên tắc dinh dưỡng sau:
Lưu ý, trên đây chỉ là những lưu ý cơ bản khi xây dựng chế độ ăn cho người bệnh sau phẫu thuật. Trên thực tế, mỗi người đều có một tình trạng sức khỏe và cơ địa riêng biệt. Do đó, trong mọi tình huống, bạn cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên viên dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể hơn.
Sau phẫu thuật, việc phục hồi nhanh chóng và hiệu quả là rất quan trọng. Tuy nhiên, có một số sai lầm thường gặp có thể làm chậm quá trình này, chẳng hạn như:
Trên đây là những lưu ý quan trọng giúp người bệnh chăm sóc sức khỏe đúng cách sau phẫu thuật. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã biết được người mới mổ xong kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe, giúp quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi.
Sau khi hiểu rõ sau phẫu thuật kiêng ăn gì, điều tiếp theo bạn cần là sự tư vấn chuyên sâu từ các chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng được thực đơn ăn uống tối ưu. Do đó, bạn hãy nhanh tay liên hệ đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome thông qua số hotline 1900 633 599 để được tư vấn thiết kế thực đơn ăn uống chi tiết, dành riêng cho người bệnh sau phẫu thuật. Chúc bạn mau chóng hồi phục sức khỏe và trở lại cuộc sống bình thường!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 02/02/2024 16:41
Tử vi tháng 12/2024 Bính Sửu: Tiến độ trì trệ, còn nhiều lo lắng
Năm 2025: Thần Tài 3 tuổi triệu hồi, đón lộc phát tài Bùng Nổ, cơ…
Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…
Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…
Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…
Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…