Categories: Tổng hợp

Sinh mổ uống nước mía được không? 7 công dụng tuyệt vời cho mẹ

Published by

Mẹ mới sinh mổ, nghe nhiều người “mách nước” rằng uống nước mía rất tốt, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ. Nhưng do chưa có kinh nghiệm nên mẹ không biết sau sinh mổ uống nước mía được không, có ảnh hưởng gì đến mẹ và bé không. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giải đáp mọi băn khoăn cho mẹ và hướng dẫn mẹ cách uống đúng để mang lại hiệu quả tối ưu nhất, giúp mẹ luôn khỏe – chăm bé tốt hơn.

Sau sinh mổ uống nước mía được không mẹ nhỉ? 7 công dụng tuyệt vời cho mẹ

1. Mẹ sau sinh mổ uống nước mía được không?

Sau sinh mổ uống nước mía được mẹ ơi, mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ luôn đó ạ. Theo chuyên khoa dinh dưỡng – Tiến sĩ Minal Acharya, nước mía chứa một hàm lượng dưỡng chất vô cùng phong phú như sắt, kali, magie, vitamin C, B1, B12, kẽm,… rất cần thiết cho mẹ sau sinh, đặc biệt là mẹ sinh mổ, giúp cung cấp cấp đủ các dưỡng chất cần thiết, hỗ trợ mẹ phục hồi nhanh chóng sau cuộc “vượt cạn” đầy gian nan để chăm con tốt hơn.

Trong nước mía tồn tại hàm lượng dưỡng chất phong phú cần thiết cho sức khỏe của mẹ sau sinh mổ

Không những thế, nước mía còn cung cấp các chất oxy hóa tương tự hợp chất flavonoid và polyphenol – thành phần quan trọng trong việc thúc đẩy cải thiện sức khỏe tổng quát của mẹ, làm giảm được tình trạng mất cân bằng oxy hóa trong cơ thể (stress oxy hóa).

Uống nước mía thường xuyên còn giúp mẹ ngăn chặn được tình trạng mất cân bằng oxy hóa trong cơ thể

Còn nữa mẹ ơi, uống nước mía là cách tốt nhất để bổ sung lượng đường đơn chất xơ vào cơ thể, giúp mẹ chuyển hóa nhanh các dưỡng chất cần thiết. Vậy nên, mẹ sau sinh mổ hoàn toàn được bổ sung nước mía cho cơ thể để cung cấp các dưỡng chất cần thiết, cải thiện sức khỏe sau sinh.

2. 7 công dụng tuyệt vời khi mẹ uống nước mía sau sinh mổ

Trước khi đi vào tìm hiểu các công dụng khi mẹ uống nước mía sau sinh mổ, mẹ tham khảo bảng dưới đây để biết được hàm lượng dưỡng chất trong nước mía “nịnh mắt” như thế nào nhé.

Thành phần dinh dưỡng trong nước mía Hàm lượng (trên 100ml) Công dụng Chất xơ 13gr Ngăn ngừa tích tụ mỡ táo bón, đầy hơi sau sinh mổ Năng lượng 269,1calo Bổ sung năng lượng cho cơ thể Cacbohydrat 73gr Chuyển hóa thành năng lượng bổ sung cho cơ thể Kali 63mg Bù điện giải cho cơ thể và cải thiện hệ tiêu hóa hiệu quả Natri 58mg Giúp cơ thể giữ nước, cải thiện hệ tiêu hóa Canxi 13mg Giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa được các triệu chứng như đau lưng, đau nhức cơ, loãng xương,… Magie 10mg Ngăn ngừa stress, tăng huyết áp ở phụ nữ sau sinh. Hỗ trợ hấp thụ Canxi tốt hơn. Sắt 3,6mg Giúp bổ máu, tăng sức đề kháng

Bên cạnh các hàm lượng dưỡng chất trên, nước mía còn chứa nhiều nhóm vitamin như C, B1, B2, phốt pho, amino axit, kẽm,…vô cùng phong phú, đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho mẹ sau sinh mổ, cụ thể như sau:

2.1. Hỗ trợ mẹ giảm cân hiệu quả

Việc bổ sung nhiều thực phẩm dinh dưỡng để có sữa cho bé cưng măm măm, kết hợp với việc không được vận động nhiều do vết mổ chưa lành, khiến cân nặng của mẹ cứ đứng mãi một chỗ, chẳng giảm được chút nào. Lúc này nước mía sẽ là giải pháp hoàn hảo cho mẹ.

Nước mía chứa hàm lượng chất xơ rất dồi dào (13g/100ml), hỗ trợ hệ tiêu hóa mẹ hoạt động tốt hơn, giúp đốt cháy mỡ thừa, ngừa mỡ tích tụ ở vùng bụng. Đồng thời, giúp mẹ có cảm giác no lâu, hạn chế được tình trạng thèm ăn, ăn quá nhiều dẫn đến tăng cân. Bên cạnh đó, theo Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ, mẹ cần khoảng 28g chất xơ mỗi ngày để giảm cân, vậy chỉ với 1 ly nước mía 100ml đã giúp mẹ đáp ứng đủ khoảng 50% nhu cầu chất xơ hằng ngày của cơ thể rồi.

Hàm lượng chất xơ trong nước mía hỗ trợ mẹ giảm cân hiệu quả, giúp mẹ no lâu, tránh được tình trạng ăn vặt, ăn nhiều dẫn đến tăng cân

Hơn nữa, nếu mẹ sợ lượng đường trong nước mía quá cao (73g/100ml), không tốt cho sức khỏe, thì đây không phải là vấn đề đáng lo ngại mẹ nhé. Tuy nước mía ngọt, nhưng là lượng đường tự nhiên, có chỉ số Glycemic – chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết của thực phẩm, thuộc nhóm rất thấp (50), góp phần giúp mẹ ngăn chặn sự gia tăng quá nhanh của mức glucose trong máu. Thế nên, mẹ hoàn toàn uống được nước mía để giảm cân, mà không lo dư thừa đường gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

2.2. Mẹ nói không với táo bón – đầy hơi

Mẹ nằm trên giường nhiều, ít được vận động, cộng thêm tâm lý sợ bục vết thương, thường nhịn đại tiện dẫn đến táo bón. Không những thế, sau phẫu thuật đường ruột cũng bị tác động không nhỏ, khiến việc tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm hơn khiến bụng mẹ khó tiêu, đầy hơi, ì ạch rất khó chịu.

Với hàm lượng dưỡng chất phong phú, nước mía giúp mẹ hạn chế táo bón sau sinh mổ

Lúc này, mẹ bổ sung nước mía để cải thiện tình trạng này nhé. Hàm lượng chất xơ trong nước mía là nhân tố giúp cải thiện nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón sau sinh. Kali, vitamin C trong nước mía cũng đóng vai trò quan trọng không kém, giúp hệ tiêu hóa làm việc trơn tru hơn. Đặc biệt là Kali có khả năng duy trì sự cân bằng PH và hỗ trợ tiết dịch dạ dày giúp cải thiện chứng táo bón, ợ nóng, đầy hơi,…

2.3. Mẹ luôn tràn đầy năng lượng

Sau sinh mổ mẹ thường ít vận động, cơ thể luôn trong trạng thái uể oải do vết mổ chưa lành kịp, nhất là cảm giác đau đớn khi đi lại làm mẹ thêm mệt mỏi. Hơn nữa, việc ở cữ nuôi bé bằng sữa mẹ, chăm nom bé khiến mẹ tiêu hao không ít năng lượng. Một ly nước mía mát lạnh ngay lúc này sẽ giúp mẹ lấy lại được năng lượng ngay lập tức.

Nếu mẹ cảm thấy cơ thể thiếu uể oải, mệt mỏi, mẹ bổ sung ngay cho mình 1 ly nước mẹ, cơ thể mẹ sẽ tràn đầy năng lượng lại ngay đó ạ

Để đảm mẹ có đủ năng lượng để chăm bản thân và bé, các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên bổ sung 1500 – 2000 calo/ngày nếu mẹ không cho bé bú và 2300 – 2500 calo/ngày khi mẹ cho bé bú. Mà trong 100ml nước mía lại chứa tới 261.1 calo, cộng thêm carbohydrate – một hoạt chất giúp cơ thể tự động tạo năng lượng.

Mẹ chỉ cần uống 200 – 300ml kết hợp thêm chế độ ăn chứa chất béo và protein như hải sản, cá béo, trứng, các loại hạt,…, đảm bảo cung cấp được nguồn năng lượng dồi dào cho mẹ thoải mái hoạt động cả ngày, mẹ vui tươi, khỏe mạnh hơn.

2.4. Phòng ngừa loãng xương và các bệnh về xương khớp

Mật độ xương trong khoảng thời gian mang thai và cho con bú của mẹ sinh mổ bị thay đổi do phải nuôi dưỡng bé làm cơ thể mẹ hao hụt lượng lớn canxi, làm mẹ dễ gặp các vấn đề như đau lưng, nhức mỏi,… Để cải thiện tình trạng, mẹ đừng quên bổ sung nước mía cho mình nhé.

Nước mía còn còn có công dụng giúp mẹ cải thiện tình các vấn đề về xương, hỗ trợ mẹ phục hồi nhanh chóng

Trong nước mía có chứa hàm lượng Canxi cao (13mg) kết hợp với các khoáng chất như kẽm, magie, kali,… hỗ trợ hấp thụ Canxi thêm tốt hơn, giúp hệ xương mẹ phục hồi nhanh chóng, ngăn ngừa được bệnh loãng xương. Một điều đặc biệt nữa, hàm lượng Canxi có thể hấp thụ sang bé khi mẹ cho bé ti đó ạ, có tác dụng giúp củng cố hệ xương giúp bé cưng phát triển tốt, cứng cáp hơn.

2.5. Ngăn ngừa thâm sần và sạm da ở mẹ

Sau sinh mổ, những vết rạn da có thể biến mất nhưng vẫn tồn lại những vết thâm, da của của mẹ cũng sạm đi trông thấy, không còn căng bóng, mịn mướt như hồi chưa mang bầu làm mẹ rất sầu não. Một trong những công dụng có thể làm mẹ thấy lại của nước mía chính là ngăn ngừa thâm sần và sạm da ở mẹ sau sinh mổ.

Trong mía có loại Axit alpha hydroxy (AHA) giúp làm mờ vết thâm, loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa, giúp mẹ duy trì làn da rạng rỡ, tươi sáng và tràn đầy sức sống.

Axit alpha hydroxy trong nước mía giúp mẹ tạm biệt làn da thâm sạm khiến mẹ tự ti

2.6. Giúp men răng trắng sáng

Trong thời gian ở cữ sau mổ, đi lại khó khăn cộng với việc nghe các cụ “mách nước” không nên vệ sinh răng miệng sớm hoặc quá kỹ để bảo vệ răng khi về già, tránh tình trạng ê buốt, lâu dần làm miệng của mẹ “bốc mùi”. Nhưng quan niệm này hoàn toàn không đúng mẹ ơi. Sau sinh sức đề kháng của mẹ yếu hơn bình thường tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi trùng,… nhất là khuẩn liên cầu trong khoang miệng sinh sôi nảy nở rất nhanh.

Thế nên, để đảm bảo an toàn, tránh các bệnh về răng miệng như cao răng, hỏng tủy răng,…sau sinh mổ mẹ nên dùng nước ấm, tốt nhất là nước muối sinh lý, bột baking soda để vệ sinh răng miệng. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên kết hợp bổ sung thêm nước mía để cải thiện tình trạng hôi miệng, giúp men răng thêm trắng sáng.

Bởi trong nước mía có chứa nhiều khoáng chất như Canxi, photpho,… giúp làm trắng răng, ngăn ngừa hôi miệng, xây dựng răng trắng sáng, Sau sinh mổ, đặc biệt là trong thời gian ở cữ, nước mía sẽ là lựa chọn tối ưu nhất cho mẹ trong việc phòng ngừa các vấn đề về răng như đau, sâu răng, viêm nướu, hôi miệng,….

Duy trì uống nước mẹ thường xuyên và đúng cách mẹ không còn lo hôi miệng hay gặp phải các vấn đề về răng nữa rồi

2.7. Tăng cường đề kháng cho mẹ sau sinh mổ

Sau sinh mổ đề kháng của mẹ suy giảm rất nhiều do phải chịu tác động không nhỏ từ cuộc phẫu thuật. Không những thế, sự thay đổi từ quá trình mang thai sang trạng thái bình thường khiến cơ thể mẹ chưa kịp thích nghi dễ cảm cúm, ho, các vấn đề đường hô hấp, tiêu hóa như khó thở, đầy hơi, chướng bụng, táo bón,….

Để cải thiện tình trạng, mẹ nên tăng cường uống nước mía thường xuyên giúp bổ sung chất oxy hóa để nâng cao sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe cho mẹ. Hơn nữa, chất chống oxy hóa trong nước mía rất đặc biệt, nó tượng tự như hợp chất flavonoid và polyphenol, có khả năng ngăn chặn stress oxy hóa ở mẹ sau sinh mổ, hạn chế được các biến chứng có ảnh hưởng xấu như lạc nội mạc tử cung, bệnh lý phụ khoa,…

Uống nước mía thường xuyên, giúp mẹ bổ sung lượng chất chống oxy hóa cần thiết, nâng cao sức đề kháng

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối ưu nhất, mẹ cần uống nước mía đúng cách, tránh lạm dụng, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Mẹ kéo xuống dưới để “bỏ túi” 4 tác hại nếu mẹ sinh mổ uống nước mía sai cách, từ đó có kinh nghiệm, tránh mắc phải mẹ nha.

3. 4 tác hại nếu mẹ sinh mổ uống nước mía sai cách

Tuy nước mía tốt, mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời, nhưng nếu mẹ uống sai cách, quá lạm dụng, chẳng những không tốt mà còn dẫn đến vô vàn tác hại cho sức khỏe. Cụ thể như:

1- Mẹ gặp nguy cơ tiểu đường

Tuy đường trong mía chủ yếu là đường tự nhiên nhưng vẫn tồn tại từ 13 – 15% đường sacose giống như đường ăn. Nó vẫn có khả năng làm phá hủy thành glucose làm tăng lượng đường trong máu. Vì thế, nếu mẹ uống nhiều nước mía liên tục trong thời gian dài (1 – 2 tháng) có thể gây bệnh tiểu đường.

Tuy trong mía chứa đường tự nhiên là chủ yếu nhưng nó vẫn tồn tại hàm lượng đường xấu, không tốt cho cơ thể

2- Nguy cơ đầy hơi, khó tiêu cao

Nước mía có tình hàn và chứa nhiều chất xơ, năng lượng khá nhạy đối với người có “bụng dạ yếu”, đặc biệt là mẹ sau sinh mổ. Nếu mẹ sử dụng nước mía quá nhiều, cơ thể sẽ không kịp chuyển hóa các dưỡng chất. Từ lợi ích cải thiện hệ tiêu hóa ban đầu sẽ phản tác dụng thành đầy hơi, khó tiêu, thậm chí là tăng cân, không hề tốt mẹ ơi.

3- Ngộ độc nước mía ở mẹ sinh mổ

Đi chợ mua đồ lâu làm mẹ khá mệt và nóng nên thường xu hướng tạt vào đại một quán vỉa hè để thưởng thức ngay một cốc nước mía mát lạnh. Nhưng không phải quán vỉa hè nào bán nước mía cũng sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đâu ạ. Nếu mẹ vô tình uống phải nước mía ngâm hóa chất, ép từ cây mía để lâu ngày sẽ gây ra đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy,….

4- Ảnh hưởng đến bé cưng nếu ti sữa mẹ

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y học của Hoa Kỳ – American Journal of Preventive Medicine, nếu mẹ hấp thụ quá nhiều đường hoặc chất ngọt sẽ làm ảnh hưởng xấu đến khả năng nhận thức và trí nhớ của mẹ. Vì thế, khi mẹ vẫn còn cho bé ti mà uống nhiều nước mía, lượng đường thông qua sữa mẹ sẽ tác động đến sự phát triển của bé cưng.

Sử dụng nước mía ở các quán vỉa hè không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ vô tình gây ngộ độc, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của mẹ đó ạ

4. Chỉ mẹ sinh mổ uống nước mía đúng cách

Để tránh “rước họa vào thân” chẳng những không hấp thụ được chất dinh dưỡng mà ngược lại còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Mẹ nên có cách uống và bảo quản nước mía đúng cách, tránh quá lạm dụng mẹ nha.

1- Mẹ chỉ nên bắt đầu uống nước mía từ khoảng 1 – 2 tuần sau sinh mổ:

Nước mía có tính hàn, dễ làm lạnh bụng khi hệ tiêu hóa mẹ còn quá yếu. Ban đầu mẹ nên uống ít, sau đó mới tăng dần lên. Để đảm bảo an toàn, mẹ nên uống một lượng vừa phải, khoảng 250ml/ngày, không nên uống quá nhiều sẽ khiến bụng mẹ cảm thấy khó chịu, rối loạn tiêu hóa.

Mẹ chỉ nên uống nước mía từ 1 – 2 tuần sau sinh mổ, để tránh hệ tiêu hóa quá yếu dẫn đến lạnh bụng gây đau bụng, khó tiêu

2- Nên uống hết nước mía trong vòng 30 phút sau khi ép:

Nước mía để lâu rất dễ bị lên men, bốc mùi gây khó uống và mất đi vị đặc trưng ban đầu của nó. Nếu mẹ lỡ uống phải sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ tiêu hóa của mẹ gây đau bụng, tiêu chảy,…

3- Uống nước mía đúng thời điểm:

Nước mía có đặc tính lợi tiểu, vì thế mẹ chỉ nên uống ban ngày, không nên uống ban đêm hoặc lúc gần đi ngủ, sẽ làm mẹ đi tiểu nhiều lần, dẫn đến gián đoạn giấc của của cả mẹ và bé cưng.

4- Không nên uống nước mía cùng đá lạnh:

Sau sinh sức đề kháng của mẹ rất yếu, nếu uống nước mía cùng đá lạnh rất dễ khiến mẹ bị viêm họng hay cảm lạnh.

Sau sinh đề kháng mẹ còn rất yếu, thế nên mẹ không nên uống nước mía cùng với đá lạnh, rất dễ viêm họng hay cảm lạnh đó ạ

5- Không uống chung với thuốc đặc trị:

Mẹ tuyệt đối không nên uống nước mía khi đang dùng các loại thuốc đặc trị như thuốc chống đông máu. Vì khi đó lượng policosanol trong mía – chất làm giảm cholesterol, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch sẽ bị vô hiệu hóa.

6- Cần vệ sinh ly đựng, ống hút thật kỹ trước và sau khi uống:

Hệ tiêu hóa của mẹ sau sinh yếu nên rất hay “dở chứng”, để giảm thiểu tình trạng này, mẹ nên đảm bảo vệ sinh thật kỹ ly đựng và ống hút (nếu có) nước mía thật kỹ trước và sau khi uống. Để tránh ruồi, nhặng bâu vào tạo điều kiện cho đám vi khuẩn đáng ghét xâm nhập làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ.

Mẹ cần vệ sinh ly, dụng cụ đựng kỹ càng trước khi uống để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa của mẹ

Gợi ý mẹ dùng Nước rửa bình sữa và rau củ Mamamy với chiết xuất từ ngô và rượu dừa giúp quét sạch vi khuẩn, bụi bẩn bám trên mía, ly, bình và dụng cụ uống nước mía cực tốt. Mẹ chẳng cần lỉnh kỉnh ngâm muối hay trụng nước sôi nhiều lần để làm sạch nữa rồi. Đặc biệt, sản phẩm còn có công dụng giúp khử mùi tanh của bùn, đất bám trên rau quả, càng rửa càng tươi, nhìn là muốn dùng ngay. Với thành phần Alkyl Dimethylglycine Hydrochloride – nói không với chất tạo mùi, tạo bột, cực lành tính, mẹ hoàn toàn yên tâm sử dụng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mình và bé cưng.

Nước rửa bình sữa và rau củ Mamamy với thành phần từ thiện cực an toàn, lành tính cho cả sức khỏe của mẹ và bé cưng

Đặc biệt, Nhà Mamamy hiện đang có deal siêu ưu đãi đến 40% cùng hàng nghìn phần quà hấp dẫn, siêu hời luôn ạ! Mẹ ghé gian hàng, để “tậu” ngay đồ xịn – giá phải chẳng về chăm sóc bản thân và bé cưng an toàn, đảm bảo.

Bài viết trên đã giải đáp chi tiết cho mẹ về vấn đề sau sinh mổ có uống nước mía được không. Sau sinh mổ, mẹ hoàn toàn uống được nước mía vì loại thực phẩm này đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lạm dụng, gây ra các tác hại không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé nhé. Nếu mẹ còn thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận ngay phía bên dưới, Góc của mẹ sẽ giải đáp nhanh chóng nhất cho mẹ.

This post was last modified on 06/02/2024 22:33

Published by

Bài đăng mới nhất

10 ngày đầu tháng 10 dương: 3 tuổi TÌNH – TIỀN đỏ chót, đặc biệt 1 tuổi giàu ú ụ

10 ngày đầu tháng 10 dương tính: 3 tuổi TÌNH - TIỀN có màu đỏ…

2 giờ ago

Đầu tháng 10/2024: Top 3 con giáp có thu hoạch nhân 3, làm gì cũng ra tiền, đạt được cả danh lẫn lợi

Đầu tháng 10 năm 2024: Top 3 con giáp có thu hoạch gấp ba, làm…

2 giờ ago

Tháng 9/2024 âm lịch: Ý trời đã định, 3 tuổi GIÀU PHƯỚC tiền nhiều như trúng số – 2 tuổi XUI ngập đầu

Tháng 9/2024: Ý trời đã định, trẻ 3 tuổi sẽ GIÀU và có nhiều tiền…

2 giờ ago

Tài lộc 12 con giáp tháng 10/2024: Ai thu tiền đầy túi, ai thắt chặt chi tiêu?

Vận may của 12 con giáp tháng 10/2024: Ai nhét đầy tiền vào túi, ai…

3 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp vượt qua thử thách ngày 30/9/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp vượt qua thử thách ngày 30/9/2024

4 giờ ago

Tử vi thứ 2 ngày 30/9/2024 của 12 con giáp: Sửu hạnh phúc, Dậu có lộc

Tử vi thứ Hai ngày 30/9/2024 của 12 con giáp: Sửu vui vẻ, Gà phát…

14 giờ ago