Việc mua sắm tài sản cố định để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh là điều mà mọi doanh nghiệp đều cần thực hiện. Và tài sản cố định thường chiếm bộ phận chủ yếu trong tổng tài sản của doanh nghiệp, nên công tác hạch toán tài sản cố định là vô cùng quan trọng. Để biết kế toán tổng hợp tăng tài sản cố định và giảm tài sản cố định cụ thể ra sao? Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời với bài viết sau đây nhé!
Tài sản cố định (TSCĐ) là tất cả những tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh (nếu chu kỳ kinh doanh lớn hơn hoặc bằng 1 năm).
Bạn đang xem: Kế toán tổng hợp tăng, giảm tài sản cố định được quy định như thế nào?
Theo hình thái biểu hiện thì có hai loại tài sản cố định là:
Việc phân loại TSCĐ là một điều quan trọng giúp cho kế toán có thể hạch toán đúng tài khoản khi có nghiệp vụ phát sinh.
Với việc hiểu được điều kiện đánh giá và nguyên tắc quản lý TSCĐ giúp cho kế toán tập hợp những chứng từ cũng như hạch toán các nghiệp vụ về TSCĐ đúng theo quy định của pháp luật.
Không phải tài sản nào cũng được coi là TSCĐ, để được ghi nhận là TSCĐ theo quy định hiện hành ở Thông tư 45/2013/TT-BTC thì phải đảm bảo các điều kiện sau:
Nếu tài sản có thời gian sử dụng dưới 1 năm và nguyên giá <= 30 triệu thì sẽ là công cụ dụng cụ.
Nguyên tắc quản lý TSCĐ được quy định tại Điều 5, Thông tư 45/2013/TT-BTC, bao gồm 4 nguyên tắc cụ thể sau:
Nguyên tắc 1: Tất cả TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng, bao gồm:
Mỗi một TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.
Nguyên tắc 2: Từng TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn lũy kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán:
Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ – Số hao mòn lũy kế của TSCĐ
Trong đó:
Nguyên tắc 3: Đối với những TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC.
Nguyên tắc 4: Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường.
Xem thêm : Bà bầu ăn hàu nướng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Kế toán tổng hợp trong kế toán TSCĐ sẽ thực hiện hạch toán các nghiệp vụ để thể hiện sự biến động của TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ sau đó phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh theo quy định.
Sự biến động của TSCĐ thì bao gồm:
Kế toán TSCĐ đóng vai trò quan trọng đảm bảo sự đồng bộ trong công tác kế toán, giúp cho việc hạch toán chung toàn doanh nghiệp được chính xác theo đúng quy định của pháp luật.
Các loại tài khoản chính sử dụng đó là:
– Tài khoản 211: Tài sản cố định. Bao gồm tài khoản cấp 2 sau:
– Tài khoản 213: Tài sản cố định vô hình
– Tài khoản 214: Hao mòn tài sản cố định
Ngoài những tài khoản trên, để phản ánh sự biến động TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ thì còn sử dụng các tài khoản khác có liên quan như: Tài khoản 111 (Tiền mặt), 112 (Tiền gửi ngân hàng), Tài khoản 241 (Xây dựng cơ bản dở dang), Tài khoản 331 (Phải trả người bán), Tài khoản 341 (Vay và nợ thuê tài chính), Tài khoản 411 (Vốn đầu tư của chủ sở hữu).
Tùy vào từng trường hợp tăng TSCĐ sẽ được kế toán phản ánh đầy đủ, kịp thời trên sổ kế toán và tập hợp các chứng từ như hóa đơn mua sắm TSCĐ, hóa đơn chi tiết về chi phí lắp đặt, chạy thử và các giấy tờ khác có liên quan.
Các trường hợp tăng TSCĐ hữu hình và vô hình bao gồm:
Mọi trường hợp giảm TSCĐ đều phải làm đầy đủ thủ tục xác định đúng các khoản thiệt hại, chi phí, thu nhập (nếu có) và tùy theo mỗi trường hợp để thực hiện ghi sổ kế toán.
Các trường hợp giảm TSCĐ hữu hình và vô hình:
Trình tự kế toán tăng, giảm TSCĐ hữu hình và vô hình sẽ được biểu diễn theo sơ đồ sau đây:
Trong đó:
Với việc nắm rõ các quy định về kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ giúp người làm hạch toán chính xác các nghiệp vụ phát sinh, liên quan tới TSCĐ, từ đó giúp việc quản lý TSCĐ được thực hiện chặt chẽ và đúng theo quy định.
Xem thêm : Cách xác định đường cơ sở của Việt Nam theo Công ước Luật biển năm 1982
Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài sản do sự hao mòn tài sản sau một thời gian sử dụng. Khấu hao của tài sản cố định sẽ được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh suốt thời gian sử dụng tài sản cố định đó.
Khấu hao là việc giảm dần về giá trị và giá trị sử dụng do tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, do hao mòn tự nhiên, hoặc sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp.
Đến cuối kỳ (cuối tháng) kế toán tiến hành hạch toán chi phí trích khấu hao TSCĐ trong tháng đó, theo từng bộ phận sử dụng.
Hạch toán khấu hao TSCĐ theo Thông tư 200/2014/TT-BTC về “Hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp”:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 641 – CHi phí bán hàng
Hạch toán khấu hao TSCĐ theo Thông tư 133/2016/TT-BTC về “Hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa”:
Lưu ý: Việc hạch toán trích khấu hao tài sản cố định chỉ thực hiện tới khi tổng giá trị trích khấu hao bằng nguyên giá của TSCĐ đó. (Bên TK 211)
Ví dụ: Doanh nghiệp mua máy tính xách tay trị giá 40 triệu, đăng ký trích khấu hao trong 2 năm. Sau thời gian 2 năm đó, doanh nghiệp vẫn sử dụng máy tính đó bình thường, thì việc thực hiện trích khấu hao chỉ được đủ 2 năm với giá trị là 40 triệu đồng.
Tóm lại, việc hạch toán khấu hao TSCĐ là một việc làm quan trọng và thực hiện theo Thông tư 200 hay Thông tư 133 là dựa theo hình thức mà doanh nghiệp đã chọn để hạch toán ngay từ ban đầu và phải đảm bảo sự nhất quán trong suốt quá trình hạch toán.
Trên đây là những nội dung cơ bản để trả lời câu hỏi kế toán tổng hợp tăng tài sản cố định và giảm tài sản cố định được quy định như thế nào? Để hạch toán những nghiệp vụ này sao cho đúng với chuẩn mực kế toán thì ngoài những kiến thức cơ bản trên, đòi hỏi người làm phải có những kỹ năng, kinh nghiệm thực tế với từng loại TSCĐ cụ thể.
Bởi vậy, việc tham gia một khóa học về kế toán tổng hợp là điều cần thiết cho các bạn muốn tìm hiểu sâu, hiểu chi tiết về các nghiệp vụ tài sản cố định nói riêng và hạch toán toàn bộ doanh nghiệp nói chung.
Trung tâm đào tạo kế toán NewTrain là một gợi ý hoàn hảo cho các bạn khi muốn tích lũy thêm cho mình những kỹ năng, kinh nghiệm quý giá.
Với cái tâm của một trung tâm uy tín, cùng sự thấu hiểu những khó khăn, mong muốn của những người làm nghề kế toán, NewTrain hy vọng được đồng hành cùng các bạn – những người yêu “nghề của những con số” này.
Để biết thêm thông tin chi tiết về các lớp học kế toán tổng hợp online và offline tại trung tâm đào tạo NewTrain, các bạn vui lòng gọi vào Hotline: 098.721.8822
hoặc truy cập trang web: https://newtrain.edu.vn/
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 19/03/2024 10:13
Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…
Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…
Thần Tài ban LỘC trong nháy mắt: 4 con giáp GIÀU nhanh chóng cuối năm…
Top 4 cung hoàng đạo thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty…
Số phận người sinh năm Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công không?
Thần Tài mở kho: 4 tuần tới mọi điều ước sẽ thành hiện thực, 4…