Việt Nam là một quốc gia ven biển đường bờ biển dài hơn 3.260 km, trải qua 16 vĩ độ (giữa vĩ tuyến 7 độ Bắc và vĩ tuyến 23 độ Bắc); có khoảng 29/63 tỉnh thành phố ven biển và tiếp giáp với nhiều quốc gia như Trung Quốc; Thái Lan; Campuchia… Để xây dựng cơ sở pháp lí vững chắc bảo vệ chủ quyền; quyền chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, ngoài việc tham gia vào Công ước Luật biển năm 1982, Việt Nam đã ban hành các văn bản pháp lí quan trọng tuyên bố về các vùng biển thuộc chủ quyền; quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia. Một trong đó chính là quy định về xác định đường cơ sở. Vậy, Cách xác định đường cơ sở của Việt Nam theo Công ước Luật biển năm 1982 như thế nào? Chúng ta hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
Hiến pháp năm 2013
Bạn đang xem: Cách xác định đường cơ sở của Việt Nam theo Công ước Luật biển năm 1982
Công ước Luật biển năm 1982
Luật Biển Việt Nam năm 2012
Đường cơ sở là gì?
Công ước Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) đã xác định rõ vai trò của đường cơ sở trong việc hoạch định; xác định vị trí các vùng biển. Tuy nhiên, định nghĩa về “đường cơ sở” vẫn chưa được đề cập đến một cách chính xác. UNCLOS 1982 không đưa ra một định nghĩa chung nhất về đường cơ sở. Tuy nhiên, dựa vào những quy định của UNCLOS 1982 thì có thể hiểu rằng: đường cơ sở của quốc gia ven biển chính là căn cứ để xác định các vùng biển của quốc gia ven biển; nó chính là đường ranh giới trong của lãnh hải và là ranh giới ngoài của nội thuỷ.
Cách xác định đường cơ sở theo Công ước Luật biển năm 1982
Phương pháp đường cơ sở thông thường
Xem thêm : Ho có ăn được trứng gà, nên ăn gì để hỗ trợ điều trị dứt điểm cơn ho? – TIN TỨC – Sở Y Tế BRVT
Căn cứ theo điều 5 Công ước Luật biển năm 1982:
- Đường cơ sở thông thường dùng để tính chiều rộng lãnh hải của một quốc gia chính là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển như được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận (Điều 5 UNCLOS 1982). Đối với các đảo cấu tạo bằng san hô hoặc các đảo có đá ngầm ven bờ bao quanh; phương pháp đường cơ sở thông thường cũng được áp dụng.
- Hoàn cảnh áp dụng: đường bờ biển có địa hình; cấu trúc thông thường; đơn giản; không có các đặc điểm gây khó khăn cho việc vạch đường cơ sở thông thường (không có các đặc điểm theo đó đường cơ sở thẳng và đường cơ sở quần đảo được phép vạch).
- Cách thức vạch: là đường ngấn nước thủy triều thấp nhất dọc theo bờ biển như được vạch trên bản đồ có tỷ lệ lớn được quốc gia ven biển công nhận chính thức. Ngấn nước thủy triều thấp nhất là ngấn giao nhau giữa bờ biển với mức thấp nhất của mặt nước biển. Phương pháp này liên quan trực tiếp đến sự thay đổi mực nước biển, tới mực 0 trên các hải đồ.
Phương pháp đường cơ sở thẳng
Đường cơ sở thẳng được xác định bằng phương pháp nối liền bằng các đoạn thẳng những điểm thích hợp có thể được lựa chọn ở những điểm ngoài cùng; nhô ra nhất của bờ biển; tại ngấn nước triều thấp nhất. Khi vạch đường cơ sở thẳng, các quốc gia phải tuân theo các điều kiện sau:
Hoàn cảnh áp dụng: khoản 1; 2 Điều 7 quy định ba trường hợp được vạch đường cơ sở thẳng: đường bờ biển khúc khuỷu, lồi lỏm; đường bờ biển có chuỗi đảo chạy dọc và gần bờ và đường bờ biển không ổn định do có đồng bằng châu thổ hay các điều kiện tự nhiên khác. Tuy nhiên, Công ước lại không nêu rõ như thế nào là “khúc khuỷu”; “lồi lõm”; “chuỗi đảo”; “gần bờ” hay “không ổn định”.
Cách thức vạch: Khi vạch đường cơ sở thẳng, quốc gia ven biển phải tuân thủ bốn điều kiện được quy định tại các khoản 3; 4; 5; 6 Điều 7 UNCLOS.
Pháp luật Việt Nam về xác định đường cơ sở
Điều 1 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định:
“Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”.
Xem thêm : Lá khế có tác dụng gì?
Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải lục địa Việt Nam là đường thẳng gẫy khúc nối liền các điểm có tọa độ ghi trong phụ lục đính kèm Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ngày 12-11-1982.
Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam từ điểm tiếp giáp 0 của hai đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải nước Việt Nam và Cam-pu-chia nằm giữa biển; trên đường thẳng nối liền quần đảo Thổ Chu và đảo Poulo Wai, đến đảo Cồn Cỏ theo các tọa độ ghi trong phụ lục, được vạch trên các bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Hải quân nhân dân Việt Nam xuất bản năm 1979. Đường cơ sở từ đảo Cồn Cỏ đến cửa Vịnh Bắc Bộ; đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Luật Biển Việt Nam 2012 là nền tảng vững chắc cho việc pháp điển hóa các quy định về biển trên cơ sở phù hợp với UNCLOS 1982; tạo khung pháp lý cơ bản cho việc bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên biển.
Giải quyết vấn đề
Cho đến nay, điều kiện cho việc áp dụng phương pháp đường cơ sở thẳng vẫn chưa được giải thích rõ ràng và chính thức dẫn đến việc xác định đường cơ sở thẳng tại nhiều nơi có sự khác nhau. Việc giải thích các điều kiện này chủ yếu là thực tiễn của các quốc gia và khuyến nghị của Ủy ban pháp luật quốc tế.
Có thể bạn quan tâm
- Tội phạm có tính chất quốc tế theo quy định pháp luật là gì?
- Điều kiện phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế
- Các quy tắc đạo đức trọng tài viên của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Cách xác định đường cơ sở của Việt Nam theo Công ước Luật biển năm 1982 Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư: giải thể công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu, thành lập công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu,… hãy liên hệ 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp