Nhật Bản được mệnh danh là xã hội “ít ngủ” nhất thế giới, thông thường một người trưởng thành ở đây sẽ chỉ ngủ từ 5 – 6 tiếng mỗi đêm và không có ngủ trưa. Vậy tại sao người Nhật không ngủ trưa? Và nên làm gì nếu muốn ngủ trưa tại công ty Nhật Bản? Hãy cùng Jellyfish giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Nói người Nhật không ngủ trưa cũng không hoàn toàn đúng. Vì trên thực tế trẻ em Nhật vẫn thường ngủ trưa và trong một số trường hợp người lớn cũng ngủ trưa.
Bạn đang xem: TẠI SAO NGƯỜI NHẬT KHÔNG NGỦ TRƯA?
Nói chính xác là người Nhật rất ít ngủ trưa và thường không có thói quen này. Tuy nhiên trong 10 năm gần đây, khi nhiều nghiên cứu chỉ ra tác dụng của việc nghỉ ngơi giữa ngày thì nhiều người Nhật, trường học, công ty đã và đang thay đổi dần thói quen này.
Xem thêm:
Lý do tại sao người Nhật không ngủ trưa rất đơn giản, chỉ vì họ coi đó là một hành động lười biếng. Từ “ngủ trưa” trong tâm trí hầu người Nhật là hình ảnh của kẻ lười biếng, thích ngủ ngày.
Trước đây, trẻ em Nhật Bản thường được dạy rằng ngủ trưa thì sẽ bị coi là lười biếng như Nobita trong truyện Doraemon.
Thêm vào đó, một số lý do nữa có thể giải thích cho câu hỏi “tại sao người Nhật không ngủ trưa?” có thể kể đến như:
Xem thêm: Người Nhật ăn gì để sống lâu
Người Việt Nam và nhiều quốc gia khác có thói quen ngủ trưa là do khẩu phần ăn, văn hoá, thời tiết và nếp sống của họ. Thậm chí, tại các nước phía nam châu Âu mà điển hình là Tây Ban Nha còn có văn hoá ngủ trưa rất nổi tiếng với tên gọi: Siesta.
Lý do người Việt Nam và một số nước ngủ trưa:
Xem thêm : Chọn gì để tặng quà sinh nhật cho bộ đội vừa ý nghĩa lại vừa ấn tượng
Tại hầu hết các nước nhiệt đới như Việt Nam thường có thói quen ngủ trưa vì buổi trưa thường rất nóng gây ra cảm giác mệt mỏi. Bởi vậy, cách làm việc linh động sẽ là thức dậy sớm hơn để làm việc và sẽ nghỉ trưa khi thời tiết nóng bức nhất, khi nhiệt độ hạ xuống sẽ tiếp tục làm việc. Lý do này cũng được giải thích trong văn hoá Siesta.
Trong khi đó, Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu ôn đới cận nhiệt đới nên thời tiết sẽ khá mát mẻ, dễ chịu trong suốt cả ngày, vì vậy người Nhật cũng không cần tránh nắng vào buổi trưa.
Với người Việt, bữa trưa thường là một bữa nặng, hầu hết mọi người sẽ ăn rất no. Khi đó, cơ thể sẽ dành nhiều năng lượng để bộ máy tiêu hoá hoạt động, máu lên não ít hơn gây ra cảm giác buồn ngủ.
Ngoài ra, việc ăn nhiều tinh bột vào bữa trưa như bún, cơm, phở,…sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao, tuyến tụy tăng sản xuất insulin, hàm lượng tryptophan trong não tăng cao, được chuyển hóa thành serotonin và đây chính là nguyên nhân gây ra cơn buồn ngủ.
Trái ngược với Nhật Bản, trẻ em ở Việt Nam thường có thói quen ngủ trưa, nhất là với những gia đình ở nông thôn. Thậm chí việc ngủ trưa còn có thể kéo dài từ 1 – 3 tiếng đồng hồ.
Thói quen ngủ trưa được giữ từ nhỏ cho đến khi trưởng thành và dần hình thành nếp sống đặc trưng của người Việt.
Với người Nhật Bản, họ luôn quan niệm phải sống kỷ luật, siêng năng và phải cố gắng mỗi ngày, có khó khăn vất vả mới thấy được tinh thần Samurai, nên họ cho rằng việc ngủ trưa là lãng phí thời gian và không cần thiết.
Tuy nhiên đối với một số quốc gia khác, tiêu biểu là Tây Ban Nha lại khác, mục đích sống của họ là tận hưởng và có một cuộc sống thoải mái. Bởi vậy họ không muốn làm việc quá nhiều, với họ một giấc ngủ trưa – Siesta là rất cần thiết để tránh nóng và có thể thức khuya đi chơi đêm.
Xem thêm: Có nên đi du học Nhật không?
Vậy nên giải thích như thế nào nếu muốn ngủ trưa tại công ty Nhật Bản? Vấn đề ngủ trưa hay không chỉ đơn giản nằm ở sự khác biệt ở văn hoá người Nhật và Việt Nam, thói quen nhưng cũng có thể dẫn đến những rào cản đáng tiếc.
Xem thêm : Không có hộ khẩu, con công nhân không được học THPT công lập
Người Việt có thể không hiểu tại sao không nên ngủ trưa, còn người Nhật lại thấy đó là lười biếng, thậm chí có thể nghĩ rằng người đó đang chống đối. Lời khuyên chân thành là bạn nên cố gắng thích nghi với môi trường.
Còn nếu vẫn muốn ngủ trưa để có thể làm việc tốt hơn vào buổi chiều, bạn có thể tựa lưng vào ghế, và có thể giải thích bằng khái niệm Siesta. Trong nhiều trường hợp thì cách này khá hữu hiệu bởi người Nhật rất thích văn hoá của các nước châu Âu và có thể cảm thông.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng về vấn đề này, vì những năm gần đây, nhờ các nghiên cứu về ảnh hưởng tích cực của giấc ngủ trưa tới sức khỏe, nhiều người Nhật Bản, trường học, công ty Nhật Bản cũng đã có cái nhìn thoáng hơn về việc nghỉ trưa.
Những năm năm gần đây, các nghiên cứu về giấc ngủ của chuyên gia Nhật bản và nước ngoài đã chỉ ra rằng một giấc ngủ ngắn vào giữa ngày có tác động tích cực đến cơ thể đã thay đổi suy nghĩ của nhiều người Nhật Bản, nhất là với nhóm người thường xuyên phải làm việc liên tục.
Nhiều người Nhật, công ty và các trường học tại đây đã có cái nhìn tích cực hơn với giấc ngủ trưa và cho rằng nó rất cần thiết:
Vậy bạn đã hiểu tại sao người Nhật không ngủ trưa rồi chứ? Cùng là một giấc ngủ trưa nhưng tại mỗi quốc gia lại có những quan niệm khác nhau, vì vậy bạn cần hiểu để tránh những hiểu lầm không mong muốn.
Tìm hiểu thêm các thông tin du học:
Nếu bạn đang có ý định du học Nhật Bản, cần được tư vấn cách chọn trường, giấy tờ, thủ tục hay muốn tìm học bổng du học, đừng ngần ngại liên hệ với công ty tư vấn du học Nhật Jellyfish để được hỗ trợ 24/7 nhé!
Để biết thêm thông tin và được tư vấn du học Nhật Bản miễn phí, hãy điền đầy đủ thông tin của bạn vào mục dưới nhé! Jellyfish sẽ liên hệ lại với bạn.
Jellyfish Education Vietnam – Hotline: 0986.633.013 Trụ sở chính: Tầng 13, tòa nhà CMC, 11 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội Văn phòng chi nhánh: Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 02/02/2024 19:20
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024