Bất cập trong chính sách
Anh Nguyễn Văn Thăng (nhân viên công nghệ thông tin) cùng vợ (công nhân ở Khu công nghiệp Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội) sống ở gần khu công nghiệp này đã gần 17 năm.
Bạn đang xem: Không có hộ khẩu, con công nhân không được học THPT công lập
Anh Thăng có 2 người con (một cháu lớp 10 cháu còn lại học lớp 3). Anh Thăng cho biết, hệ mầm non, tiểu học, trung học, con trai đầu của anh vẫn được học ở trường công lập. Tuy nhiên, đến cấp 3 quy định thay đổi, đó là vợ chồng anh hoặc con phải có hộ khẩu ở Hà Nội mới đủ điều kiện nên con anh dù có học lực khá cũng không thể thi vào cấp 3 công lập.
Theo anh Thăng, việc không có sổ hộ khẩu không được thi vào cấp 3 công lập đã tồn tại từ nhiều năm nay. Khi anh bày tỏ thắc mắc tới cơ quan liên quan thì được giải thích “do hệ thống cấp 3 công lập trên địa bàn đang quá tải”. Có những người bạn của anh, mua được đất ở Hà Nội nhưng chưa xây nhà, khi con lên cấp 3 vẫn phải học dân lập vì không có sổ hộ khẩu.
Xem thêm : Con gái có kinh nguyệt còn cao được nữa không? Cao thêm được bao nhiêu cm?
Một số gia đình xác định không đủ chi phí cho con học dân lập ở Hà Nội nên đã cho con về quê; anh Thăng nghĩ đến phương án nhập khẩu cho con vào gia đình khác nhưng sợ phiền hà về sau nên quyết định cho con học trường dân lập ở ngoại thành.
Trường dân lập con của anh Thăng theo học có mức học phí 30 triệu đồng/học kỳ, nếu tính cả chi phí sinh hoạt, cơ sở vật chất thì mỗi tháng, anh Thăng chi khoảng 11 triệu đồng cho việc học của con. Để có tiền cho con học, vợ chồng anh Thăng phải rất cố gắng đầu tư, xác định không có tiền tiết kiệm mua nhà.
Về quy định cha mẹ hoặc học sinh có hộ khẩu mới được học công lập, anh Thăng cho rằng, đây là điều quá bất cập và thiệt thòi cho các con vì học tập là quyền lợi chính đáng nhưng lại bị bó hẹp bởi quy định quy định này.
Cần bình đẳng
Xem thêm : Cây Xoài: Hình ảnh, đặc điểm và cách trồng ra nhiều quả
Từ mầm non đến cấp THCS, con của chị Hoàng Thị Tâm (công nhân Khu công nghiệp Thăng Long, huyện Đông Anh, Hà Nội) đều được học trường công lập, nhưng khi lên THPT, con chị phải đi học ở trường dân lập do vợ chồng chị không có hộ khẩu tại Hà Nội. “Trước đây tôi không biết đến vấn đề này. Đến năm cháu lớn học lớp 9, chúng tôi mới nắm được thông tin cháu sẽ không được vào THPT công lập” – chị Tâm nói.
Vợ chồng công nhân này thuê trọ tại chung cư CT1A (khu chung cư công nhân tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) đã nhiều năm nay. Gia đình chị – gồm vợ chồng và 4 con – vẫn tạm trú, không có hộ khẩu tại Hà Nội. “Khi nghe thông tin những trường hợp bố mẹ không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội thì con sẽ không được dự tuyển vào trường THPT công lập, vợ chồng tôi và cháu rất buồn. Chúng tôi cảm giác như bị phân biệt chỉ vì mình không có hộ khẩu ở Hà Nội” – chị Tâm nhớ lại. Không được dự tuyển vào trường công lập, không muốn gửi con về quê, chị Tâm đành cho con thi vào trường dân lập.
“Thời gian đầu, cháu bị ảnh hưởng về mặt tâm lý khi buộc phải thi vào trường dân lập” – chị Tâm kể lại. Hiện tại, cháu lớn đã học lớp 12. “Mỗi kỳ tôi phải đóng cho cháu 10 triệu đồng tiền học phí (mỗi tháng hơn 2 triệu đồng). Tổng chi phí 1 tháng dành cho cháu là hơn 3 triệu đồng” – chị Tâm nói. Nếu được học trường công, chi phí học tập của cháu sẽ giảm, cuộc sống của gia đình công nhân này sẽ bớt đi phần nào khó khăn.
Theo chị Tâm, chỉ vì không có hộ khẩu thường trú mà con của những công nhân nhập cư như chị không được vào trường THPT công lập là điều vô lý, phân biệt, cần thay đổi. “Vợ chồng tôi đang hàng ngày lao động, sản xuất, làm ra của cải, vật chất cho cả xã hội như những người lao động khác. Tôi nghĩ rằng, cần phải bình đẳng về cơ hội được học tập thì những người lao động nhập cư như chúng tôi mới yên tâm làm việc, cống hiến” – chị Tâm chia sẻ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp